Số phận của cái tôi trong thời đại bàn phím

28 8 / 2021
Đăng bởi: lovebird21c

Số phận của cái tôi trong thời đại bàn phím

nguồn: New York Times,

Thu Anh dịch,

The Fate of the Self in the Age of Clicks

Số phận của cái tôi trong thời đại bàn phím

 

 

Imagine sitting down to a game of Go, not in a cafe or a park, where you could banter with your adversary or discuss strategy with onlookers, but alone in front of a screen.

Hãy tưởng tượng bạn đang ngồi chơi cờ vây, không phải trong quán cà phê hay công viên, nơi bạn có thể trêu đùa với đối thủ hoặc bàn chiến thuật với người xem, mà là một mình trước màn hình.

 

 

Your opponent is not a person but an algorithm, AlphaGo, a program created by Google’s machine-learning subsidiary, DeepMind.

Đối thủ của bạn không phải là một người "bằng xương bằng thịt" mà là một thuật toán, AlphaGo - chương trình được tạo ra bởi DeepMind, công ty con của Google về học máy.

 

 

Squinting into the cool glare of your monitor, you manipulate digital pieces.

Nheo mắt dưới ánh sáng chói của màn hình, bạn đi các quân cờ kỹ thuật số.

 

 

You touch nothing tangible:

Bạn tiếp xúc với một thứ vô hình:

 

 

You are unable to scrutinize the expressions of your faceless competitor.

Bạn không thể "đọc" biểu hiện của đối thủ vô diện.

 

 

These, roughly, are the strange and surgical circumstances under which Lee Sedol, one of the best Go players in the world, was vanquished in a best-of-five match in 2016.

Đại khái đây là những tình huống kì lạ và chính xác cao khi Lee Sedol, một trong những kỳ thủ cờ vây xuất sắc nhất thế giới bị đánh bại trong trận đấu 5 ván năm 2016.

 

 

As the essayist and cultural critic Meghan O’Gieblyn reports in her nimble new book, “God, Human, Animal, Machine: Technology, Metaphor, and the Search for Meaning,” one former Go champion watched the game and exclaimed that AlphaGo’s winning maneuver was “not a human move.”

Như nhà tiểu luận và phê bình văn hóa Meghan O'Gieblyn trình bày trong cuốn sách mới, dễ hiểu "God, Human, Animal, Machine: Technology, Metaphor, and the Search for Meaning" ('Chúa, Con Người, Động vật và Máy móc: Công nghệ, Ẩn dụ và Tìm kiếm ý nghĩa'), một cựu vô địch cờ vây xem trận đấu và thốt lên nước đi kết thúc của AlphaGo “không thể là nước đi của con người ”.

 


 

It is not immediately clear how we, being humans, ought to react to such alien stratagems.

Không rõ, ngay khi đó, chúng ta -- chỉ là con người -- phải phản ứng thế nào với những nước đi phi thường như vậy.

 

 

We might be awed by the AlphaGo’s icy efficiency — but then, we might also wonder why anyone would bother playing against a computer.

Chúng ta có lẽ kinh ngạc trước một AlphaGo với khả năng lạnh người của nó — nhưng rồi, có lẽ lại thắc mắc ai mà "thừa hơi" đi chơi với máy như vậy.

 

 

After all, many of us play games not primarily to win or lose, but also to enter into a community with other human players, or for the sheer pleasure of untangling conceptual knots.

Xét cho cùng, đa số chúng ta chơi không hẳn chỉ vì phân thắng thua, mà còn vì được là một phần cộng đồng người chơi, hay vì niềm vui đơn thuần khi tháo gỡ những nút thắt hóc búa.

 

 

I don’t know why an algorithm participates in a Go tournament, or if it can be said to have what we would call a “reason” — but I know that most people enjoy games because they value the process, not just the outcome, of playing.

Tôi không hiểu vì sao một thuật toán được tham gia vào giải đấu Cờ vây, hoặc nếu có một “lí do” cho sự có mặt của nó — nhưng tôi tin rằng phần lớn chúng ta thích chơi vì đánh giá cao quá trình, chứ không chỉ kết quả, của việc chơi.

 

 

In this respect, games resemble most of our cherished ventures, almost all of which matter to us in part because they have some bearing on the texture of our inner lives.

Về mặt này, các trò chơi giống với những việc mạo hiểm ta hằng ấp ủ, hầu hết có liên quan đến kết cấu cuộc sống nội tâm và có ý nghĩa quan trọng với chúng ta.

 

 

Yet many of the most powerful forces in the contemporary world conspire to deny the value — and even the existence — of experience that evades quantification.

Tuy nhiên, nhiều trong những thế lực mạnh nhất trong xã hội hiện đại lại âm mưu phủ nhận giá trị — hay thậm chí cả sự tồn tại — của những trải nghiệm không thể lượng hóa.

 

 

The architects of our digital landscape see people in terms not of personalities but of trackable clicks.

Các kiến trúc sư cho viễn cảnh kỹ thuật số của chúng ta nhìn mọi người không qua tính cách mà qua từng cú nhấp chuột có thể theo dõi của họ. 

 

 

“God, Human, Animal, Machine” represents a canny rejoinder to the bankrupt “philosophy of selfhood that has characterized information technologies since the early days of cybernetics — the notion that a person can be described purely in terms of pattern and probabilities, without any concern for interiority.”

Cuốn sách "God, Human, Animal, Machine" được xem như câu trả lời thận trọng đối với “triết lý vị kỷ đã phá sản là đặc trưng cho công nghệ thông tin từ những ngày đầu của ngành công nghệ điều khiển học — quan niệm rằng một người có thể được miêu tả đơn thuần theo khuôn mẫu và xác suất, không có bất kỳ liên quan nào đến thế giới nội tâm."

 

 

O’Gieblyn’s loosely linked and rigorously thoughtful meditations on technology, humanity and religion mount a convincing and occasionally moving apologia for that ineliminable wrench in the system, the element that not only browses and buys but feels: the embattled, anachronistic and indispensable self.

Những suy ngẫm cặn kẽ và liên kết lỏng lẻo của O’Gieblyn về công nghệ, nhân văn và tôn giáo là lời biện hộ đầy thuyết phục và đôi khi cảm động cho sự sai lệch không thể loại bỏ trong hệ thống này, yếu tố không chỉ qua việc nhìn và mua mà còn cần cảm nhận: cái tôi bị tổn thương, lỗi thời và không thể thiếu.

 

 

How, exactly, did we end up so intent on expunging qualitative experience from respectable inquiry?

Chính xác thì, làm thế nào mà chúng ta lại quyết tâm loại bỏ các trải nghiệm định tính khỏi cuộc truy tìm đáng trọng này?

 

 

Silicon Valley’s recent efforts to eliminate the first-person perspective are part and parcel of a much older quest for objectivity that O’Gieblyn traces back to the Enlightenment, which “was founded on the total irreconcilability of mind and matter.”

Những nỗ lực gần đây của Thung lũng Silicon nhằm loại bỏ góc nhìn thứ nhất là một phần không thể thiếu trong cuộc truy tìm xa xưa hơn về tính khách quan, cuộc truy tìm -- theo O’Gieblyn -- khởi nguồn từ thời Khai sáng, vốn “được thiết lập dựa trên mối quan hệ không thể dung hoà giữa ý thức và vật chất”.

 

 

If mind is insulated from matter, and science is strictly materialist, then the mind is placed beyond the purview of discussion.

Nếu ý thức tách biệt với vật chất, và khoa học hoàn toàn là duy vật, thì ý thức nằm ngoài phạm vi cuộc thảo luận.

 

 

The result is disenchantment, the process by which “everything in modern life, from our minds to the rotation of the planets, can be reduced to the causal mechanism of physical laws.”

Kết quả là sự tỉnh ngộ, quá trình mà "mọi điều trong cuộc sống hiện đại, từ ý thức của chúng ta đến sự chuyển động của các hành tinh, có thể thu về thành cơ chế nhân quả của các quy luật vật lý."

 

 

We are left to inhabit “an empty carapace of gears and levers.”

Chúng ta chỉ còn sống trong "một cái vỏ rỗng của bánh răng và đòn bẩy."

 

 

The self is also a casualty of bad analogies.

Cái tôi cũng là nạn nhân của những phép loại suy xấu.

 

 

“God, Human, Animal, Machine” opens with an anecdote about how O’Gieblyn developed an affectionate attachment to Aibo, Sony’s $3,000 robotic dog.

“God, Human, Animal, Machine" mở đầu bằng câu chuyện về cách O'Gieblyn nảy sinh tình cảm gắn bó với Aibo, chú chó robot trị giá 3.000 USD của Sony.

 

 

“It is impossible to pet an object and address it verbally without coming to regard it in some sense as sentient,” she reflects.

Cô nhớ lại: "Chúng ta không thể nuôi và nói chuyện với một đồ vật mà không coi nó là vật có tri giác.”

 

 

But as we read ourselves into computers, we read computers back into ourselves, with disastrous consequences.

Nhưng khi chúng ta phản ánh bản thân vào máy tính, chúng ta phản ánh máy tính vào chính chúng ta, dẫn đến hậu quả tai hại.

 

 

As early as the 1940s, the pioneering cyberneticists Warren McCulloch and Walter Pitts were defending the “computational theory of mind,” according to which “the human mind functioned, on the neural level, much like a Turing machine.”

Ngay từ những năm 1940, các nhà tiên phong ngành điều khiển học Warren McCulloch và Walter Pitts đã bảo vệ “lý thuyết tính toán của ý thức”, theo đó “ý thức con người hoạt động, ở cấp độ thần kinh, giống như một cỗ máy Turing.”

 

 

In other words, the mind did not function like a mind at all:

Nói cách khác, ý thức hoàn toàn không hoạt động giống như ý thức:

 

 

It functioned like a mechanism.

Nó hoạt động giống như một cỗ máy.

 

 

But as O’Gieblyn argues, the ghost still haunts the machine.

Nhưng như O'Gieblyn lập luận, cỗ máy ấy vẫn bị bóng ma ám ảnh.

 

 

The self resists exile, creeping back into even ostensibly materialist theories.

Cái tôi kháng cự bị lưu đày, len lỏi trở lại với những lý thuyết thậm chí bề ngoài là duy vật.

 

 

Many of the tech-utopians who congratulate themselves most vociferously on their affinity with the Enlightenment subscribe to quasi-religious worldviews — a phenomenon that O’Gieblyn, who grew up in a Christian fundamentalist family, is well equipped to analyze.

Nhiều trong số những nhà công nghệ theo chủ nghĩa duy tâm tự hài lòng ồn ã nhất vì giống với thời Khai sáng đã ủng hộ thế giới quan gần như tôn giáo — một hiện tượng mà O'Gieblyn, người lớn lên trong một gia đình theo trào lưu chính thống Cơ đốc, rất phù hợp để phân tích.

 

 

Take, for instance, transhumanism, according to which “the evolution of the cosmos comes down to a single process: that of information becoming organized into increasingly complex forms of intelligence.”

Lấy ví dụ, phong trào siêu nhân học, theo đó “sự tiến hóa của vũ trụ đi đến một quá trình duy nhất: đó là thông tin được tổ chức thành các dạng trí thông minh ngày càng phức tạp.”

 

 

For those who see “processes as disparate as forests, genes and cellular structures” as forms of computation — as means of transmitting information — our world is re-enchanted.

Những người coi  “các quá trình khác biệt như rừng, gen và cấu trúc tế bào” như các dạng tính toán — là phương tiện truyền thông tin — thế giới của chúng ta lại trở nên hấp dẫn.

 

 

Everything is potent with significance, and history is a “process of revelation,” culminating in the elevation of humans into “‘post-humans,’ or spiritual machines.”

Mọi thứ đều có ý nghĩa mạnh mẽ, và lịch sử là một “quá trình mặc khải”, mà đỉnh cao là con người tiến đến “'hậu nhân', hay những cỗ máy tâm linh”.

 

 

Perhaps the best way to fight transhumanism and ideologies like it is simply to inhabit our humanity as stubbornly as possible.

Có lẽ cách tốt nhất để chống lại phong trào siêu nhân học và những ý thức hệ như thế này chỉ đơn giản là sống ở bản chất loài người ngoan cường nhất có thể.

 

 

“God, Human, Animal, Machine” is a hybrid beast, a remarkably erudite work of history, criticism and philosophy, but it is also, crucially, a memoir.

“God, Human, Animal, Machine” là một "con thú lai", một tác phẩm lịch sử, phê bình và triết học rất uyên bác, nhưng quan trọng hơn, nó cũng là một cuốn hồi ký.

 

 

O’Gieblyn knows that personal writing is “often dismissed as unserious or egotistical,” but her “I” is not the indulgent “I” of the confessional foray, nor the strident “I” of liberalism:

O'Gieblyn biết rằng giọng văn cá nhân "thường bị coi là không quan trọng hoặc tự cao tự đại", nhưng cái "Tôi" của cô không phải là cái "Tôi" của người đi xưng tội, cũng không phải là cái "Tôi" cứng rắn của chủ nghĩa tự do:

It is the humble “I” of human scale and perspective.

Đó là cái “tôi” khiêm tốn ở quy mô và góc nhìn của con người.

 

 

“The ‘I’ was not an expression of hubris but a necessary limitation,” she writes.

"Cái 'tôi' không phải là biểu hiện của sự kiêu ngạo mà là một hạn chế cần thiết," cô viết.

 

 

“It was a way to narrow my frame of reference and acknowledge that I was speaking from a particular location, from that modest and grounded place we call ‘point of view.’”

“Đó là một cách để thu hẹp hệ quy chiếu của tôi và thừa nhận rằng tôi đang nói từ một địa điểm cụ thể, từ nơi khiêm tốn và có cơ sở mà chúng ta gọi là 'quan điểm'."

 

 

For all our posturing, beings like us could scarcely hope to speak from anywhere else.

Từ mọi góc nhìn, những sinh vật như chúng ta khó có thể hy vọng nói được từ bất kỳ nơi nào khác.



GOD, HUMAN, ANIMAL, MACHINE
Technology, Metaphor, and the Search for Meaning
By Meghan O’Gieblyn
287 pp. Doubleday. $28.

Bài trước: Cẩm nang của quỷ
Chia sẻ: