Gặp gỡ “Những người thay đổi thế giới” - kẻ dung túng cho sự bất bình đẳng

10 4 / 2021
Đăng bởi: lovebird21c

Gặp gỡ “Những người thay đổi thế giới” - kẻ dung túng cho sự bất bình đẳng


Minh Thu dịch,

Meet the ‘Change Agents’ Who Are Enabling Inequality

Gặp gỡ “Những người thay đổi thế giới” - kẻ dung túng cho sự bất bình đẳng

 

 

…In a series of chapters centered on different individuals who are part of this rarefied class, Giridharadas exposes the rationalizations of the 0.001 percent who actually believe they are making the world a better place.

…Trong một loạt các chương tập trung vào những cá nhân khác nhau thuộc tầng lớp hiếm hoi này, Giridharadas trình bày những lý lẽ của nhóm 0,001% những người thực sự tin rằng họ đang làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn.

 

 

The Sacklers helped create the opioid crisis but give money to important causes.

Gia tộc Sackler gây ra cuộc khủng hoảng thuốc giảm đau opioid nhưng lại tài trợ cho những sứ mệnh quan trọng.

 

 

The chief executive of Cinnabon thinks that being transparent about the fat and sugar she peddles offsets the harm her company creates.

Tổng Giám đốc chuỗi cửa hàng bánh Cinnabon cho rằng thông tin rõ ràng về chất béo và lượng đường trong các sản phẩm của bà sẽ bù đắp cho những tác hại mà chúng gây ra.

 

 

It’s a land of PowerPoint presentations and cuddly good intentions.

Đó là thế giới của các bài diễn thuyết và những mục tiêu cao cả.

 

 

Giridharadas calls this prevailing ethos “MarketWorld,” made up of people who want “to do well and do good.”

Giridharadas gọi đặc điểm phổ biến này là “giải cứu thế giới”, do những người muốn “làm tốt và làm điều tốt” dựng nên.

 

 

He beautifully catches the language of Aspen, Davos and the recently extant Clinton Global Initiative, which will doubtless reappear in the newly born Bloomberg initiative.

Tác giả đã thể hin đầy tài tình thứ ngôn ngữ của Diễn đàn An ninh Aspen, Diễn đàn Kinh tế Davos và Sáng kiến Toàn cầu Clinton, tổ chức mà gần đây vẫn hoạt động và chắc chắn sẽ xuất hiện trở lại trong Sáng kiến Bloomberg vừa mới ra đời.

 

 

It’s a world of feel-good clichés like “win-win” and “make a difference.”

Một thế giới của những câu sáo ngữ nhưng làm người nghe dễ chịu, như “đôi bên cùng có lợi” và “tạo ra sự khác biệt”.

 

 

The rote conversations of this crowd were on recent display at the Public Theater, in the beginning of the second act of the Bruce Norris play “The Low Road.”

Các cuộc trò chuyện như thể đã được thuộc lòng của đám người này, mới đây, đã được trình diễn tại Public Theater, ở phần đầu của màn hai vở kịch “Con đường bên dưới” (The Low Road) của Bruce Norris.

 

 

As Giridharadas describes the ethos of MarketWorld, it’s made up of people like former President Bill Clinton who saw the anger bubbling up but proved unable to “call out elites for their sins: or call for power’s redistribution and fundamental systemic change; or suggest that plutocrats might have to surrender precious things for others to have a mere shot of transcending indecency.”

Như Giridharadas miêu tả những đặc tính của nhóm “giải cứu thế giới”, nó bao gồm những người như cựu Tổng thống Bill Clinton: khi thấy cơn thịnh nộ đang chực bùng lên nhưng vẫn tỏ ra bất lực trong việc “kêu gọi giới tinh hoa thú nhận tội lỗi của họ, hoặc kêu gọi sự phân bổ lại quyền lực và cải cách hệ thống; hoặc gợi ý rằng những tài phiệt có thể phải hy sinh những điều giá trị cho người khác mà chỉ phải nhận lại chút nhục nhã lớn lao mà thôi.”

 

 

Like the dieter who would rather do anything to lose weight than actually eat less, this business elite would save the world through social impact investing, entrepreneurship, sustainable capitalism, philanthro-capitalism, artificial intelligence, market-driven solutions.

Giống như những người muốn giảm cân thà làm bất kỳ điều gì chứ không muốn ăn ít đi, giới tinh hoa này sẽ cứu thế giới thông qua gia tăng ảnh hưởng xã hội, qua các doanh nghiệp, chủ nghĩa tư bản bền vững, chủ nghĩa tư bản từ thiện, trí tuệ nhân tạo, các giải pháp vì thị trường.

 

 

They would fund a million of these buzzwordy programs rather than fundamentally question the rules of the game — or even alter their own behavior to reduce the harm of the existing distorted, inefficient and unfair rules.

Họ sẽ tài trợ hàng triệu đô-la cho những chương trình to tát và màu mè này thay vì chỉ cần đơn giản là chất vấn các quy tắc của trò chơi — hay thậm chí đơn giản hơn là thay đổi hành vi của chính họ để giảm tác hại của các quy tắc bị bóp méo, không hiệu quả và không công bằng đang tồn tại.

 

 

Doing the right thing — and moving away from their win-win mentality — would involve real sacrifice; instead, it’s easier to focus on their pet projects and initiatives.

Làm điều đúng đắn — và từ bỏ thứ suy nghĩ “đôi bên cùng có lợi” đó — sẽ đòi họ hy sinh thực sự. Vậy nên, rõ ràng tập trung vào những dự án và sáng kiến thỏa mãn niềm vui cá nhân sẽ dễ dàng hơn nhiều.

 

 

As Giridharadas puts it, people wanted to do “virtuous side projects instead of doing their day jobs more honorably.”

Như Giridharadas nói, mọi người chỉ muốn thực hiện “những dự án cao cả nhưng ngoài lề hơn là làm công việc hằng ngày của mình một cách tử tế hơn”.

 

 

In order to really have an economy with the greatest opportunity for all, the kind of economy they seem to champion, the MarketWorlders would have to pay high levels of corporate and personal income tax, offer decent wages to their workers, allow unions, fund public schools (instead of pet charter projects) and support some form of single payer health care and campaign finance reform.

Để thực sự có một nền kinh tế với cơ hội tối đa cho tất cả mọi người, một dạng nền kinh tế mà có vẻ họ rất ủng hộ và bảo vệ, những người muốn “giải cứu thế giới” sẽ phải trả mức thuế thu nhập doanh nghiệp và cá nhân cao, đưa ra mức lương tương xứng cho người lao động của họ, cho phép công đoàn hoạt động, tài trợ cho các trường công lập (thay vì các dự án thỏa mãn niềm vui cá nhân) và hỗ trợ một số hình thức bảo hiểm y tế và cải cách tài chính.

 

 

One simply can’t arrive at a more economically equal reality when the rungs of the ladder are so far apart.

Người ta không thể đi đến một thực tế bình đẳng hơn về kinh tế khi các bậc thang quá xa nhau.

 

 

At Davos and the other international conclaves where the muckety-mucks celebrate the new economic world they have helped create, which has rewarded them so amply, corporate leaders move seamlessly from sessions discussing the risks of climate change, growing inequality and financial instability, to dinners at which they praise tax cuts for billionaires and corporations and applaud proposals for deregulation.

Tại Davos và các diễn đàn quốc tế khác, nơi những người tự mãn này mừng một thế giới kinh tế mới mà họ góp phần tạo ra và đã đem lại cho họ vô vàn lợi ích, lãnh đạo các tập đoàn di chuyển liên tục từ các phiên thảo luận về rủi ro của biến đổi khí hậu, sự gia tăng của bất bình đẳng và bất ổn tài chính, sang những bữa tối ca ngợi việc cắt giảm thuế cho các tỷ phú và tập đoàn, đồng thời hoan nghênh các đề xuất bãi bỏ quy định này kia.

 

 

They conveniently don’t mention the increases in taxes on a majority of those in the middle, the Republican moves to eliminate health insurance for some 13 million in a country where life expectancy is already in decline, the increase in pollution, the risk of another financial crisis, the ever increasing evidence of moral turpitude — whether it’s Wells Fargo cheating its customers or Volkswagen cheating on its emission tests.

Họ rất biết ý mà không đề cập đến những việc như tăng thuế đối với tầng lớp trung lưu, việc đảng Cộng hòa hành động để xóa bỏ bảo hiểm y tế cho khoảng 13 triệu người ở một nước mà dân số đang suy giảm tuổi thọ, việc ô nhiễm ngày càng gia tăng và một cuộc khủng hoảng tài chính khác đang rình rập, việc ngày càng nhiều bằng chứng cho sự suy đồi của đạo đức — cho dù đó là Wells Fargo lừa dối khách hàng hay Volkswagen gian lận trong các cuộc kiểm tra khí thải của mình.

 

 

Cognitive dissonance is intrinsic to MarketWorld.

Bản chất của “giải cứu thế giới” là sự bất hòa về nhận thức.

 

 

Giridharadas rightly argues that this misallocation of resources creates a grave opportunity cost.

Giridharadas đã đúng khi cho rằng sự phân bổ sai nguồn lực này tạo ra một chi phí cơ hội nghiêm trọng.

 

 

The money and time the MarketWorlders spend fixing the edges of our fraying social order could be used to push for real change.

Tiền và thời gian mà những người “giải cứu thế giới” bỏ ra để sửa chữa những rìa cạnh của một trật tự đang rạn nứt có thể được dùng để thúc đẩy thay đổi thực sự.

 

 

This is especially so in the political battles in which the country is currently engaged, where a majority of the Supreme Court and members of Congress seem hellbent on rewriting the rules of the American economy and political system in ways that will exacerbate economic disparities, increase monopoly power, and decrease access to health care and women’s reproductive rights.

Điều này đặc biệt đúng trong các cuộc chiến chính trị mà Mỹ can dự, nơi đa số thẩm phán tòa Tối cao và các thành viên Quốc hội dường như vận hết sức mình để viết lại các quy tắc của nền kinh tế và hệ thống chính trị Mỹ theo hướng làm trầm trọng thêm chênh lệch kinh tế, gia tăng quyền lực độc quyền và giảm khả năng tiếp cận chăm sóc sức khỏe và quyền sinh nở của phụ nữ. 

 

 

Moreover, the ideology of the MarketWorlders has spread and just espousing it has come to seem like a solution instead of the distraction that it is.

Hơn nữa, tư tưởng của MarketWorlders đã lan rộng và chỉ việc tán thành nó dường như đã trở thành một giải pháp thay vì nhận ra nó chính là một sự phân tâm.

 

 

Giridharadas shows how this is done.

Giridharadas cho thấy điều này diễn ra như thế nào.

 

 

One category of enabler he describes is the cringeworthy “thought-leader,” who nudges plutocrats to think more about the poor but never actually challenges them, thus stroking them and allowing them to feel their MarketWorld approaches are acceptable rather than the cop-outs they are.

Một kiểu người hành động mà ông miêu tả trong cuốn sách là “nhà lãnh đạo tư tưởng” kiểu hãm, người khích lệ các tài phiệt suy nghĩ nhiều hơn về người nghèo nhưng không bao giờ thực sự thử thách họ, do đó vuốt ve họ và để họ cảm thấy những hành động “giải cứu thế giới” của mình là điều chấp nhận được chứ không phải là hành động trốn tránh và thoái thác trách nhiệm.

 

 

Another recent book, the historian Nancy MacLean’s “Democracy in Chains,” provides a salutary lesson on the dangerous ways a self-serving ideology can spread.

Một cuốn sách khác mới xuất bản gần đây, "Democracy in Chains" của nhà sử học Nancy MacLean cho ta bài học hữu ích về những con đường lan truyền nguy hiểm của một hệ tư tưởng vị kỷ.

 

 

Giridharadas embedded himself in the world he writes about, much as the journalist David Callahan (who edits the Inside Philanthropy website) did for his recent book, “The Givers: Wealth, Power and Philanthropy in a New Gilded Age.”

Giridharadas đã hòa mình vào thế giới mình viết, giống như nhà báo David Callahan (người biên tập trang web Inside Philanthropy) đã làm với cuốn sách gần đây của ông, “The Givers: Wealth, Power and Philanthropy in a New Gilded Age.”

 

 

And like Callahan, Giridharadas is careful not to offend.

Và giống như Callahan, Giridharadas đã cẩn thận để không làm phật lòng ai.

 

 

He writes on two levels — seemingly tactful and subtle — but ultimately he presents a devastating portrait of a whole class, one easier to satirize than to reform.

Ông viết ở hai cấp độ — có vẻ khéo léo và tinh tế — nhưng cuối cùng, ông vẽ nên một bức chân dung tàn khốc của cả một tầng lớp, những người mà ta châm biếm họ sẽ dễ hơn thay đổi họ.

 

 

Perhaps recognizing the intractability and complexity of the fix we are in, Giridharadas sidesteps prescriptions by giving the book’s last words to a political scientist, Chiara Cordelli.

Có lẽ nhận ra sự khó khăn và phức tạp của tình thế mà chúng ta đang lâm vào, Giridharadas bỏ qua việc kê đơn và nhường lời cuối sách cho nhà khoa học chính trị Chiara Cordelli.

 

 

“This right to speak for others,” Cordelli says, “is simply illegitimate when exercised by a powerful citizen.”

Cordelli nói: “Quyền nói thay cho người khác sẽ trở thành điều phạm pháp khi nó được thực hiện bởi một công dân nhiều quyền lực.”

 

 

Although a more definitive conclusion would have been welcome, Cordelli does point to the real lesson of the book:


Tuy độc giả có lẽ sẽ thích một kết luận rõ ràng hơn nhưng Cordelli đã chỉ ra bài học thực sự của cuốn sách:

Democracy and high levels of inequality of the kind that have come to characterize the United States are simply incompatible.

Nền dân chủ và mức độ bất bình đẳng cao ngất của nó, một “đặc sản” của Mỹ, không thể cùng tồn tại.

 

 

Very rich people will always use money to maintain their political and economic power.

Giới siêu giàu sẽ luôn sử dụng tiền để duy trì quyền lực chính trị và kinh tế của họ.

 

 

But now we have another group: the unwitting enablers.

Nhưng giờ đây chúng ta có một nhóm khác: những nhà lãnh đạo tư tưởng thiếu khôn ngoan.

 

 

Despite believing they are working for a better world, they are at most chipping away at the margins, making slight course corrections, while the system goes on as it is, uninterrupted.

Dù tin rằng mình đang nỗ lực cho một thế giới tốt đẹp hơn, nhưng hầu hết họ đều chỉ đang đứng bên lề, điều chỉnh những thứ nhỏ nhặt trong khi hệ thống vẫn liên tục hoạt động như cũ.

 

 

The subtitle of the book says it all: “The Elite Charade of Changing the World.”

Tít phụ của cuốn sách đã nói lên tất cả: "Chiếc mặt nạ cao cấp của việc thay đổi thế giới."


WINNERS TAKE ALL
The Elite Charade of Changing the World
By Anand Giridharadas
288 pp. Alfred A. Knopf. $26.95.

Bài trước: Văn minh Nhân loại có được gì nhờ Chiến tranh?
Chia sẻ: