Billie Jean King: Nữ vận động viên và nhà hoạt động xã hội đầu tiên

5 10 / 2021
Đăng bởi: lovebird21c

Billie Jean King: Nữ vận động viên và nhà hoạt động xã hội đầu tiên

nguồn: New York Times,

biên dịch: Thu Phương,


Billie Jean King: The First Female Athlete-Activist

Billie Jean King: Nữ vận động viên và nhoạt động xã hội đầu tiên

 


 

Billie Jean King isn’t interested in being a legend — she’s interested in succession.

Điều Billie Jean King quan tâm không phải là trở thành một huyền thoại, mà là sự kế thừa.

 

 

Her latest memoir follows two previous efforts to sum up her extraordinary career — one spent as a former No. 1-ranked tennis player, a 12-time Grand Slam champion, a founder of the Women’s Tennis Association and, of course, winner of the Battle of the Sexes versus Bobby Riggs in 1973.

Trong cuốn hồi ký mới đây, King đã học hỏi những nỗ lực đi trước để khắc họa lại sự nghiệp đáng tự hào của mình: cựu vận động viên quần vợt hạng 1 thế giới, 12 lần vô địch Grand Slam, nhà sáng lập Hiệp hội quần vợt nữ và không thể không nhắc tới, người chiến thắng trong Trận chiến giới tính (Battle of the Sexes) trước Bobby Riggs năm 1973.

 

 

She’s up to something more overtly political now with “All In,” and the urgency with which she writes — here with Johnette Howard and Maryanne Vollers — about her life’s work as an activist gives one the sense that it’s essential to her that the mantle is passed to the next generations (and that they’re fired up about it!).

Với “All In” (Đánh cược tất cả), Billie Jean King cùng nhà văn Johnette Howard và Maryanne Vollers muốn đem đến điều gì đó chân thực hơn về chính trị. Nhìn từ cách bà khẩn thiết viết về sự nghiệp với vai trò là nhà hoạt động xã hội cho ta cảm giác, giờ đây, điều quan trọng với bà là giao phó lại trọng trách này cho thế hệ sau (và mong họ hết mình với nó!).

 

 

The book is concerned with King’s work to make tennis a more equal and inclusive sport — work she knows to be perennial and prone to setbacks — and it reads as a playbook of sorts, a life narrative peppered throughout with instructions for how to win the game.

“All In” là công cuộc của King nhằm biến đổi quần vợt trở thành môn thể thao bình đẳng và công bằng hơn, công việc biết sẽ mất hàng năm trời có thể thất bại. Hãy coi đây như một cuốn sách lược về thể thao, một câu chuyện đời thường, xuyên suốt với những chiến thuật để làm chủ trận đấu.

 

 

Yes, there are ready-made aphorisms everywhere:

Thật vậy, bạn sẽ bắt gặp đâu đó trong tác phẩm chứa những câu khẩu hiệu như:

 

 

“Champions adjust,” “Pressure is a privilege” and the widely applicable “Every decision should be for a tactical advantage, period.”

Nhà vô địch điều chỉnh”, “Áp lực là đặc ân” hay câu nói phổ biến: “Mọi quyết định là để giành được lợi thế chiến thuật, chấm hết”.

 

 

Like many professional tennis players, King is in constant motion, not given to dwelling on highs and lows, as there’s always another battle that awaits.

Giống như nhiều vận động viên quần vợt chuyên nghiệp khác, King không ngừng nỗ lực, không bao giờ ngủ quên trên chiến thắng hay gục ngã trước thất bại, để luôn sẵn sàng trước những trận đấu đang chờ đón phía trước.

 

 

But she’s also an ardent student of history and a compelling narrator.

Tuy vậy, bà cũng là người ham tìm hiểu lịch sửkể chuyện rất cuốn hút.

 

 

She walks us through her remarkable life, which includes some of recent history’s most remarkable events.

Bà dẫn dắt người đọc đi qua cuộc đời đầy kinh ngạc của mình cùng những cột mốc đáng chú ý trong lịch sử:

 

 

There’s a clear through-line from King conferring with Gloria Steinem in the offices of Ms. magazine, to embracing the fight for racial equity in South Africa as Arthur Ashe also grappled with apartheid, to playing on a high school court in Honolulu while a young Barack Obama looked on.

cuộc trao đổi thẳng thắn giữa bà và Gloria Steinem tại văn phòng tạp chí Ms.; việc ủng hộ bình đẳng sắc tộc ở Nam Phi như cách Arthur Ashe đấu tranh với nạn phân biệt chủng tộc; những tháng ngày thi đấu trên sân của trường trung học ở Honolulu có chàng trai Barack Obama là khán giả.

 

 

King’s instincts to shape seismic events in culture have set the table for (and in some cases, created) conversations about race, gender identity, sexuality and equity that are especially resonant now, and it’s hard not to read this book as a call to arms.

King có khả năng tác động tới các sự kiện chấn động nền văn hóa, tạo tiền đề hoặc (có thể) trực tiếp dẫn đến các cuộc thảo luận về chủng tộc, bản dạng giới, xu hướng tính dục và bình đẳng, đều đặc biệt gây tiếng vang hiện nay và đây đích thị là cuốn sách kêu gọi hành động.

 

 

But it’s also plenty personal:

Mặc khác, tác phẩm còn mang nhiều thông điệp cá nhân:

 

 

“All In” traces King’s working-class beginnings as a Long Beach public courts kid, with a firmly traditional family and a Southern California cultural context more ’50s Bob’s Big Boy than ’60s Laurel Canyon.

“All In” đi theo King khi còn là một đứa trẻ trên sân chung ở Long Beach, xuất thân trong gia đình truyền thống thuộc tầng lớp lao động, có bối cảnh văn hóa Nam California (thời của Bob’s Big Boy thập niên 1950, không phải Laurel Canyon thập niên 1960).

 

 

While she exhibited precocious talent as a junior player and translated her skills into collegiate and international success, no structure existed to provide women with a viable professional tennis career until she made one in the early ’70s.

King đã bộc lộ tài năng thiên bẩm từ khi còn là tay vợt trẻ và truyền dạy các kỹ năng, đóng góp vào thành công của các trường đại học và trên quốc tế. Tuy vậy, chưa có tiền lệ nào tồn tại cho phép phụ nữ được theo đuổi sự nghiệp quần vợt chuyên nghiệp. Cho đến đầu những năm 1970, bà là người đầu tiên.

 

 

She and her fellow amateur female athletes asked again and again for “prize money commensurate with that of men, equal exposure in center court matches and better treatment by the news media, which subordinates women’s tennis to the men’s game,” and were continually denied.

King cùng những người bạn là các nữ vận động viên nghiệp dư đã yêu cầu hết lần này đến lần khác về “số tiền thưởng tương xứng với nam giới, được thi đấu bình đẳng trong các trận đấu ở sân trung tâm và sự đối xử tốt hơn từ các phương tiện truyền thông, những điều mà quần vợt nam luôn được ưu ái, nhưng liên tục bị từ chối.

 

 

It was only after lengthy battles with the tennis establishment — led by the promoter Jack Kramer, who worked diligently with male superstars of the era, including Ashe and Stan Smith, to ensure that women remained diminished — that she decided to act, spearheading the organization of a group now known as the Original 9 to create the Virginia Slims tour.

Sau những tranh cãi kéo dài với tổ chức quần vợt (lãnh đạo bởi nhà tài trợ Jack Kramer, người luôn làm việc niềm nở với các siêu sao nam của thời đại như Ashe và Stan Smith, nhưng hờ hững với các nữ vận động viên), cuối cùng bà đã quyết tâm hành động, dẫn đầu tổ chức của nhóm hiện được gọi là Original 9 tạo nên giải đấu Virginia Slims.

 

 

From there King went on a tear on the court — racking up her career Grand Slam and completing a triple crown at Wimbledon (the singles, doubles and mixed-doubles championships).

Kể từ đó, King liên tiếp giành chiến thắng trên sân đấu, phá vỡ kỷ lục Grand Slam trong sự nghiệp của chính mình và ba lần đăng quang tại Wimbledon (vô địch hạng mục đơn, đôi nữ và đôi nam nữ).

 

 

Upon winning the Battle of the Sexes against Riggs, the self-proclaimed male chauvinist pig, she developed a growing understanding that she’d have to be the first female athlete-activist.

Từ chiến thắng trong Trận chiến giới tính trước Riggs (kẻ tự xưng là “con lợn đực sô-vanh”), ngày càng quyết tâm rằng mình phải tiên phong, trở thành nữ vận động viên và nhà hoạt động xã hội đầu tiên.

 

 

In 1972, her testimony in front of Congress all but guaranteed the passage of Title IX, which ended discrimination based on sex and is hailed as the single most important moment in women’s sports history.

Năm 1972, lời khai của trước Quốc hội gần như đã bảo chứng cho việc thông qua Tiêu đề IX về việc chấm dứt phân biệt đối xử dựa trên giới tính,đây được ca ngợi là cột mốc quan trọng nhất trong lịch sử thể thao nữ.

 

 

That 94 percent of women in American C-suites say they played sports as girls, and that collegiate athletes like me had their education paid for because of Title IX, is evidence of its generational impact.

94% phụ nữ Mỹ thành đạt nói rằng họ đều chơi thể thao khi còn trẻ, và rằng các vận động viên đại học như họ đã được hỗ trợ học phí nhờ Tiêu đề IX, bằng chứng cho thấy sức ảnh hưởng qua các thế hệ của sự kiện này.

 

 

In the ’80s King’s career slowed down, featuring fewer titles and some business calamities, and her life was upturned by a palimony suit filed by a former female lover.

Những năm 1980, sự nghiệp của King chững lại, không có nhiều thành tích nổi bật, hoạt động xã hội không thuận lợi, và cuộc sống bị đảo lộn do cô người yêu cũ đâm đơn kiện yêu cầu cấp dưỡng.

 

 

King’s outing, along with costing her millions in sponsorships, set in motion a period of deep introspection and allowed her to finally deal with lifelong struggles with eating disorders and internalized homophobia, and it also seems to have clarified for her the need to battle the sport’s elitism in a more tactical and intentional way.

Sau khi King công khai giới tính thật, kèm theo việc mất hàng triệu đô-la tài trợ, một giai đoạn mới đã mở ra – giai đoạn bà dành để suy ngẫm về bản thân, đương đầu với cuộc chiến dai dẳng về chứng rối loạn ăn uống và chứng tự kỳ thị đồng tính. Có lẽ nhờ vậy, bà thấy rõ sự cấp thiết phải đấu tranh với giới tinh hoa thể thao, theo cách có chủ đích và khôn khéo hơn.

 

 

When she was a young girl, her dust-ups with the tennis establishment at the stuffy and exclusionary Los Angeles Tennis Club — over everything from sexist dress codes to racist door policies — had irritated the working-class kid, and while she might not have had a road map, exactly, for what shape her future activism would take, she definitely saw the road.

Thời còn non trẻ, bà từng tranh luận với tổ chức quần vợt tại Câu lạc bộ quần vợt Los Angeles về sự bảo thủchuyên quyền, mọi thứ từ quy tắc ăn mặc phân biệt giới tính, cho đến chính sách phân biệt chủng tộc đều khiến đứa trẻ thuộc tầng lớp lao động khi ấy phải phẫn nộ. Dù chẳng được ai hướng dẫn, nhưng cô gái biết rất rõ mình sẽ phải làm gì trong tương lai.

 

 

“There was this gap between what I thought I was capable of and the world as it was,” King writes. “I saw that gulf clearly. I was less sure how to breach it.”

King viết: “Luôn tồn tại khoảng cách giữa những suy nghĩ về điều mình có thể làm được, và thế giới thực tại. Tôi đã nhìn thấy hố sâu ngăn cách đó rất rõ ràng. Nhưng không chắc làm thế nào để nhảy qua nó.

 

 

Her continuous fight to be included — and her instinct to include others in the fight — made her a force in real time.

Sự đấu tranh không ngừng nghỉ của bà cùng khả năng thu hút nhiều người tham gia cuộc chiến đã nhanh chóng tạo nên sức mạnh lan tỏa.

 

 

But it’s from these years in the wilderness when she took stock — particularly following the deaths of ultimately close friends like Ashe and Riggs — that King began to put a contemporary activist framework around her trailblazing.

Nhưng chính từ những năm tháng ẩn mình trong suy nghĩ ấy, đặc biệt là sau cái chết của những người bạn vô cùng thân thiết là Ashe và Riggs, King đã lấy khuôn mẫu nhà vận động hiện đại làm chuẩn mực cho công cuộc mở đường.

 

 

Her efforts in the decades since, from advising the ’99ers — the U.S. women’s national soccer team, which turned their victory in the 1999 World Cup into a viable professional league — to defending L.G.B.T.Q. rights, work that was recognized by Obama with a Presidential Medal of Freedom, have been defined so much by her activism that it’s easy to take her for granted, and easy to assume that someone is ready to take her place.

Tính vận động tích cực của bà biểu hiện qua những nỗ lực trong nhiều thập kỷ kể từ đó: từ việc cố vấn cho '99ers (đội tuyển bóng đá nữ của Mỹ, đội đã biến chiến thắng ở World Cup 1999 thành một giải đấu chuyên nghiệp thực sự), cho đến công tác bảo vệ quyền LGBTQ, được Obama công nhận bằng Huân chương Tự do của Tổng thống. Nhưng cũng vì thế mà người ta dễ dàng xem thường bà, còn cho rằng ai cũng có thể thay thế bà làm điều đó.

 

 

“I’ve told people if I die right now I’d be really ticked off because I’m not finished,” she writes, scanning the horizon.

“Tôi từng nói rằng nếu chết ngay lúc này, tôi sẽ rất căm phẫn vì chưa hoàn thành sứ mệnh,” viết, ánh mắt hướng về phía chân trời.

 

 

“Time is running out for real, and I’ve always had a sense of urgency.”

Thời gian thực sự không còn nhiều, vậy nên tôi luôn cảm thấy phải thật khẩn trương.

 

 

Despite a resurgence in recreational popularity and huge money at the top of the ecosystem, tennis is at a crossroads:

Bất chấp danh tiếng được hồi sinh lợi nhuận khổng lồ đứng đầu ngành, quần vợt đang đứng giữa ngã ba:

 

 

Equity, parity and inclusion are still not always the priority.

Công bằng, bình đẳng hay hòa nhập, không phải lúc nào cũng được ưu tiên.

 

 

The absence of a clear new leader means that King must view her work as imperiled.

Không có lãnh đạo thay thế đồng nghĩa rằng công cuộc vận động của King sẽ gặp khó khăn.

 

 

With the sport currently in turmoil over player unions, the lack of a viable domestic violence policy, a vociferous battle over press obligations and rumors of venture capital at the gates, ready (for better or worse) to buy it all up, King’s book arrives with the same exquisite timing that has defined her style of play as well as her life.

Khi liên đoàn vận động viên còn trong tình trạng hỗn loạn, thiếu chính sách khả thi về bạo lực gia đình, bùng nổ tranh cãi gay gắt về nghĩa vụ báo chí, và tin đồn về quỹ đầu tư mạo hiểm, sẵn sàng mua bán tất (bất chấp lợi, hại), thì đây quả là thời điểm hoàn hảo để King cho ra mắt “All In”, phản ánh chính phong cách thi đấu và lối sống của .

 

 

It’s easy work to be a former champion, easier still to be a legend — after all, the job requirements are nothing beyond showing up.

Trở thành cựu vô địch thì dễ, trở thành huyền thoại lại càng dễ hơn xét cho cùng, chỉ cần nỗ lực thể hiện là đủ.

 

 

But it’s not easy to be an activist, and it’s certainly not easy to commit your life to pushing the world closer to how you want it to be.

Nhưng, để trở thành một nhà hoạt động xã hội không đơn giản như vậy. Bạn phải cam kết cả cuộc đời mình để đưa thế giới đến gần hơn với lý tưởng mà bạn mong muốn.

 

 

“All In” reads as a manifesto, like “Letters to a Young Poet” with a heavy dash of bell hooks.

“All In” chính là một bản tuyên ngôn, giống như “Thư gửi nhà thơ trẻ” của Bell Hooks với thông điệp mạnh mẽ.

 

 

Billie Jean King is not done yet, but as she says here, “If you’re in the business of change, you have to be prepared to play the long game.”

Billie Jean King chưa hoàn thành sứ mệnh, nhưng như bà từng nói: "Nếu bạn mong muốn thay đổi, hãy chuẩn bị cho một trận đấu trường kỳ."

 

 

Her book is a powerful rallying cry, in a life full of them, for how she hopes we play the game after she’s gone.

Cuộc sống là chiến đấu, và cuốn sách như một lời kêu gọi tập hợp mạnh mẽ thay cho mong muốn của King: hy vọng chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh sau khi ra đi.



ALL IN
An Autobiography
By Billie Jean King with Johnette Howard and Maryanne Vollers
Illustrated. 482 pp. Alfred A. Knopf. $30.

Bài trước: 'A Curious History of Sex' kể về chất kích dục, xe đạp, bánh quy và hơn thế nữa
Chia sẻ: