Lịch sử đáng kinh ngạc về McDonald’s và Phong trào Dân quyền

16 10 / 2021
Đăng bởi: lovebird21c

Lịch sử đáng kinh ngạc về McDonald’s và Phong trào Dân quyền

nguồn: New York Times,

biên dịch: Takya Đỗ,

The Surprising History of McDonald’s and the Civil Rights Movement

Lịch sử đáng kinh ngạc về McDonald’s và Phong trào Dân quyền

 


 

Say the name McDonald’s, and what comes to mind?

Nói đến cái tên McDonald’s là ta nghĩ ngay đến điều gì?

 

 

Tasty hamburgers or hardened arteries?

Những chiếc bánh kẹp hamburger ngon lành hay những động mạch bị xơ cứng?

 

 

Entry-level jobs or dead-end McJobs?

Những công việc ở mức khởi điểm hay công việc lương thấp và không có triển vọng thăng tiến ở McDonald’s ?

 

 

Responsive community outreach or mercenary corporate power?

Một sự tiếp cận cộng đồng hồi ứng hay một thế lực doanh nghiệp vụ lợi?

 

 

The history in this book is similarly hopeful and fraught, recounting a “somewhat bizarre but incredibly powerful marriage between a fast-food behemoth and the fight for civil rights.”

Lịch sử trong cuốn sách này cũng đầy hy vọng và nặng nề như thế, nó thuật lại một “sự kết hợp có phần kỳ quặc mà quyền lực đến không ngờ giữa gã khổng lồ fast-food (đồ-ăn-nhanh) và cuộc đấu tranh vì dân quyền.”

 

 

Fast food is now so cheap and readily available that its consumption is associated more with straitened circumstances than with affluent ones, but that wasn’t always the case.

Fast food hiện rẻ và sẵn đến mức việc tiêu thụ nó thường khiến liên tưởng đến những cảnh túng thiếu hơn là khá giả, song điều đó không phải lúc nào cũng đúng.

 

 

Chatelain, a history professor at Georgetown and the author of “South Side Girls,” about the experiences of black girls in Chicago during the Great Migration, recalls the early days of restaurant franchising in the 1940s and ’50s, when fast-food chains emerged as emissaries of the American dream — with all the complexities of race and money that entailed.

Chatelain – giáo sư sử học trường Đại học Georgetown đồng thời là tác giả của cuốn sách “South Side Girls” (tạm dịch: Những cô gái Miền Nam) nói về trải nghiệm của những cô gái da đen ở Chicago trong cuộc Đại Di cư – nhắc lại thời kỳ đầu kinh doanh nhượng quyền nhà hàng những thập niên 1940 và 1950, khi các chuỗi nhà hàng fast food nổi lên như những sứ giả của giấc mơ Mỹ – kéo theo mọi phức tạp về chủng tộc và tiền bạc.

 

 

Roadside restaurants generally started out as a suburban phenomenon, many of them clustered in Southern California, catering to the mostly white beneficiaries of the postwar boom.

Hầu hết các nhà hàng ven đường đã khởi phát như một hiện tượng [phân biệt chủng tộc] ngoại ô, nhiều nhà hàng trong số đó tập trung ở Nam California, chủ yếu phục vụ những người người da trắng hưởng lợi từ thời kỳ bùng nổ sau Thế chiến II.

 

 

By 1954, these restaurants included a few outlets owned by the McDonald brothers, when a milkshake machine salesman named Ray Kroc offered to help them expand.

Năm 1954, những nhà hàng này bao gồm cả một số cửa hàng tiêu thụ thuộc sở hữu của anh em nhà McDonald, khi một người bán máy lắc sữa tên là Ray Kroc đề nghị giúp họ mở rộng kinh doanh.

 

 

In “Franchise: The Golden Arches in Black America,” Marcia Chatelain has written a smart and capacious history suggesting that McDonald’s should summon all of those thoughts, and then some.

Trong cuốn sách “Franchise: The Golden Arches in Black America” (tạm dịch: Nhượng quyền kinh doanh: Những Khung vòm Vàng ở Nước Mỹ Đen), Marcia Chatelain đã viết nên một câu chuyện lịch sử nhức nhối và sâu rộng ám chỉ rằng McDonald’s phải gợi ra tất cả mọi ý nghĩ trên, và còn hơn thế nữa.

 

 

Kroc eventually took over the business in 1961.

Rốt cuộc năm 1961 Kroc đã tiếp quản doanh nghiệp này.

 

 

The Greensboro, N.C., sit-ins had taken place the year before, and civil rights activists began to turn their attention toward roadside restaurants like McDonald’s, which either refused service to black people in the Jim Crow South or forced them to place their orders at separate windows.

Những cuộc biểu tình ngồi ở Greensboro, Bắc Carolina, đã diễn ra năm trước đó, và các nhà hoạt động dân quyền bắt đầu để ý đến các nhà hàng ven đường kiểu McDonald's, những nhà hàng này hoặc từ chối phục vụ người da đen theo luật Jim Crow [luật phân biệt chủng tộc] ở miền Nam hoặc buộc họ đặt đơn hàng tại các cửa sổ riêng biệt.

 

 

The cover image on her book encapsulates the multiple layers of the story she tells.

Hình ảnh trên trang bìa cuốn sách của chị gói trọn nhiều lớp phức hợp của câu chuyện mà chị sẽ kể.

 

 

As Chatelain describes it, those early battles between McDonald’s and civil rights activists mainly revolved around who got served and who got hired.

Theo như Chatelain miêu tả, những cuộc chiến đầu tiên giữa McDonald’s và các nhà hoạt động dân quyền chủ yếu xoay quanh việc ai được phục vụ và ai được tuyển dụng.

 

 

Later, activists began to petition for black ownership of franchises located in black neighborhoods, a demand that McDonald’s was initially slow to meet but eventually pursued out of shrewd self-interest.

Về sau, các nhà hoạt động bắt đầu kiến nghị để người da đen được quyền sở hữu đối với những nhà hàng nhượng quyền kinh doanh tọa lạc trong các khu dân cư của người da đen, một đòi hỏi mà McDonald’s ban đầu trì hoãn đáp ứng song rốt cuộc lại theo đuổi vì tính tư lợi khôn ranh.

 

 

After the uprisings that followed Martin Luther King Jr.’s assassination in April 1968, when a number of white franchisees and employees fled their stores, the corporation set out on a nationwide search to do something it had never done before: enlist a black franchise owner.

Sau những cuộc bạo loạn xảy ra sau khi Martin Luther King Jr. bị ám sát tháng 4/1968, khi một số người nhận nhượng quyền và nhân viên da trắng bỏ chạy khỏi cửa hàng của họ, tập đoàn đó đã bắt đầu một cuộc tìm kiếm khắp nước để làm điều mà trước đó họ chưa từng làm: chiêu mộ một chủ sở hữu nhượng quyền thương mại da đen.

 

 

On first glance it simply looks like a photograph of two people smiling in front of a McDonald’s as one helps the other register to vote, but on closer inspection the picture has been manipulated to look grainy and frayed.

Thoạt nhìn, nó chỉ giống như bức ảnh chụp hai người đang mỉm cười trước một nhà hàng McDonald’s trong khi người này đang giúp người kia đăng ký bỏ phiếu, nhưng xem xét kỹ hơn thì thấy bức ảnh đã được chỉnh sửa khéo léo để có vẻ nổi ganh và cũ mòn.

 

 

This turning point is where Chatelain’s book really takes off, as she documents how McDonald’s came to play a growing role in black communities, offering not only food and jobs but also sponsorships ranging from funds for the local Little League team to grants for the N.A.A.C.P.

Điểm ngoặt này là nơi cuốn sách của Chatelain thực sự thăng hoa, khi chị dẫn chứng bằng tài liệu cái cách McDonald’s rốt cuộc đến độ đóng vai trò ngày càng lớn trong cộng đồng người da đen, cung cấp không chỉ thức ăn và việc làm mà còn đỡ đầu từ tài chính cho đội Little League ở địa phương đến tài trợ cho Hiệp hội quốc gia vì sự tiến bộ của người da màu (N.A.A.C.P.)

 

 

Today, the online portal 365Black.com showcases the company’s cultural efforts, including a Gospel tour and an event featuring the rapper 2 Chainz.

Ngày nay, cổng thông tin trực tuyến 365Black.com giới thiệu những nỗ lực về văn hóa của tập đoàn này, bao gồm một chương trình lưu diễn  nhạc Phúc âm và một sự kiện có sự góp mặt của rapper 2 Chainz.

 

 

But the partnership between the civil rights movement and the McDonald’s Corporation bristled with compromises and contradictions from the beginning.

Song mối quan hệ hợp tác giữa phong trào dân quyền và Tập đoàn McDonald’s ngay từ đầu đã đầy rẫy những thỏa hiệp và mâu thuẫn.

 

 

Chatelain includes a memorable anecdote about Ralph Abernathy, King’s successor as the president of the Southern Christian Leadership Conference, who toured the country in 1969 and rejected the idea that opening up modes of production to black entrepreneurs meant that benefits would inevitably trickle down.

Chatelain kể ra cả một giai thoại đáng nhớ về Ralph Abernathy, người kế nhiệm King làm chủ tịch Hội nghị Lãnh đạo Cơ đốc giáo miền Nam (SCLC), năm 1969 ông này đã đi tour khắp nước và bác bỏ ý kiến cho rằng việc mở ra những phương thức sản xuất cho doanh nhân da đen đồng nghĩa với việc lợi ích chắc chắn sẽ chảy xuống dưới.

 

 

“I don’t believe in black capitalism,” Abernathy declared, echoing King’s demands for economic justice.

“Tôi không tin vào chủ nghĩa tư bản da đen,” Abernathy tuyên bố khi lặp lại những đòi hỏi về công bằng kinh tế của King.

 

 

“I believe in black socialism.”

"Tôi tin vào chủ nghĩa xã hội da đen."

 

 

Yet when visiting Chicago, he accepted a $1,300 donation for the S.C.L.C. from McDonald’s. Chatelain describes it as the first of many donations from the corporation to civil rights organizations, which increasingly yoked “King’s dream to Kroc’s dream, despite the two men’s hopes for the world being miles apart.”

Tuy vậy, khi đến thăm Chicago, ông ta đã chấp nhận khoản 1.300 đô-la của McDonald’s quyên tặng SCLC. Chatelain miêu tả đây là khoản đầu tiên trong số nhiều khoản quyên tặng từ tập đoàn này cho các tổ chức dân quyền, các tổ chức này ngày càng gán ghép “giấc mơ của King vào giấc mơ của Kroc, bất chấp những hy vọng cho thế giới của hai người đàn ông này cách xa nhau hàng dặm trường”.

 

 

The discrepancy between Abernathy’s words and deeds is the kind of hypocrisy that might get him denounced by political purists nowadays, but Chatelain is less accusatory and more circumspect.

Việc Abernathy nói một đằng làm một nẻo là thói đạo đức giả có thể khiến ông ta bị những người theo chủ nghĩa chính trị thuần túy thời nay kịch liệt lên án, nhưng Chatelain thì cáo buộc ít hơn và thận trọng nhiều hơn.

 

 

Throughout this impressively judicious book, she is attuned to the circumstances that encouraged increasingly intricate ties between McDonald’s and black communities across the country.

Xuyên suốt cuốn sách sáng suốt đầy ấn tượng này, bản thân chị đã chỉnh hợp theo những hoàn cảnh khuyến khích mối quan hệ ngày càng phức tạp giữa McDonald’s và các cộng đồng người da đen trên khắp đất nước.

 

 

This isn’t just a story of exploitation or, conversely, empowerment; it’s a cautionary tale about relying on the private sector to provide what the public needs, and how promises of real economic development invariably come up short.

Đây không chỉ là một câu chuyện về sự bóc lột hay, trái lại, sự trao quyền; đây là một câu chuyện có tính cảnh báo về việc dựa vào khu vực tư nhân để cung cấp những gì công chúng cần, và những hứa hẹn về phát triển kinh tế thực sự luôn thất hứa ra sao.

 

 

Chatelain is critical of the fast food industry, showing how it was the undisputed beneficiary of government largess.

Chatelain phê phán ngành công nghiệp fast food, chỉ ra nó là người được hưởng lợi không thể tranh cãi từ phúc lợi chính phủ như thế nào.

 

 

A highway system bisected communities and created captive markets, offering McDonald’s opportunities for growth in the 1970s, when the growth of suburban outlets was flagging as gas prices started to rise.

Một hệ thống đường cao tốc đã phân cách các cộng đồng và tạo ra các thị trường bị khống chế, mang đến cho McDonald’s những cơ hội tăng trưởng vào thập kỉ 1970, khi mà sự phát triển của các cửa hàng tiêu thụ ở ngoại ô đang suy giảm do giá xăng bắt đầu tăng.

 

 

Franchisees could take advantage of federal loans, which Chatelain calls “corporate welfare to the inner city.”

Những người nhận nhượng quyền có thể lợi dụng các khoản vay liên bang, mà Chatelain gọi là “phúc lợi chính phủ dành cho doanh nghiệp lớn ở khu vực nội thành”.

 

 

As for black capitalism, she argues it was never going to be a sustainable remedy for economically desperate neighborhoods, even if she can understand why black leaders — in communities long underserved by the government — would feel pressed to take a chance on what the marketplace might yield.

Về chủ nghĩa tư bản da đen, chị lập luận rằng nó sẽ không bao giờ là một biện pháp khắc phục bền vững cho những khu dân cư đang tuyệt vọng về kinh tế, thậm chí ngay cả khi chị có thể hiểu vì sao các nhà lãnh đạo da đen – trong các cộng đồng lâu nay không được chính phủ đáp ứng đầy đủ nhu cầu – sẽ cảm thấy sức ép phải liều nắm lấy cơ hội với những gì mà thương trường có thể mang lại.

 

 

“Increasingly, as fast food expanded,” she writes, “the choice between a McDonald’s and no McDonald’s was actually a choice between a McDonald’s or no youth job program.”

Chị viết: “Khi mà fast food phát triển rộng, thì càng ngày sự lựa chọn giữa McDonald’s và không McDonald’s trên thực tế càng là sự lựa chọn giữa McDonald’s hoặc không có chương trình việc làm cho thanh niên”.

 

 

“Franchise” is a serious work of history, and Chatelain has taken care to interview the surviving principals involved, but she also includes some lighter details to round out her picture.

“Nhượng quyền thương mại” là một công việc nghiêm túc của lịch sử và Chatelain đã cẩn trọng phỏng vấn những người đứng đầu liên quan còn tại thế, song chị cũng đưa vào một số chi tiết nhẹ nhàng hơn để bức tranh của mình toàn diện.

 

 

After reading a fascinating chapter tracing corporate efforts to burnish the McDonald’s brand with black customers, you might never look at a Filet-O-Fish the same way again.

Sau khi đọc một chương hấp dẫn về những nỗ lực của tập đoàn nhằm đánh bóng thương hiệu McDonald’s bằng những khách hàng da đen, bạn có thể sẽ không bao giờ nhìn chiếc bánh sandwich cá Filet-O-Fish như trước nữa.

 

 

When, in the 1970s, a market research firm set out to learn why the sandwich underperformed among black patrons, respondents said they associated the Filet-O-Fish with white public figures like Mary Tyler Moore and Henry Kissinger.

Những năm 1970, khi một công ty nghiên cứu thị trường bắt tay vào tìm hiểu lý do vì sao thứ bánh sandwich đó lại tiêu thụ kém đối với những khách hàng da đen, những người được hỏi nói rằng họ liên tưởng Filet-O-Fish với những người của công chúng da trắng như Mary Tyler Moore và Henry Kissinger.

 

 

Chatelain writes very little about the food itself, but when she does, she’s resolutely nonjudgmental about why people eat it.

Chatelain viết rất ít về chính loại đồ ăn này, nhưng khi viết, chị dứt khoát không phán xét lý do vì sao mọi người lại ăn nó.

 

 

She’s frank about her own experiences of McDonald’s:

Chị bộc bạch về những trải nghiệm của chính mình với nhà hàng McDonald’s:

 

 

“For most of my life, I have eaten there and enjoyed it.”

“Phần lớn cuộc đời mình, tôi đã ăn ở đó và rất thích nó”.

 

 

Her sense of perspective gives this important book an empathetic core as well as analytical breadth, as she draws a crucial distinction between individuals actors, who often get subjected to so much scrutiny and second-guessing, and larger systems, which rarely get subjected to enough.

Cảm nhận của chị về viễn cảnh mang lại cho cuốn sách quan trọng này một căn cốt đồng cảm cũng như sự phân tích bề rộng, khi chị nêu ra sự khác biệt cốt yếu giữa cá nhân các diễn viên, những người thường phải chịu quá nhiều soi mói và đồn đoán, với các hệ thống lớn hơn mà hiếm khi bị soi mói hoặc đồn đoán thỏa đáng.

 

 

“History encourages us to be more compassionate toward individuals navigating few choices,” Chatelain writes, “and history cautions us to be far more critical of the institutions and structures that have the power to take choices away.”

“Lịch sử khuyến khích chúng ta giàu lòng trắc ẩn hơn đối với những cá nhân có ít lựa chọn,” Chatelain viết, “và lịch sử cảnh báo chúng ta phải phê phán mạnh hơn đối với các thể chế và cơ cấu có quyền lấy đi các lựa chọn.”


Franchise: The Golden Arches in Black America
By Marcia Chatelain
Illustrated. 324 pages. Liveright. $28.95.

Chia sẻ: