“Crashed” liên kết cuộc khủng hoảng năm 2008 với Trump, Brexit và nhiều sự kiện khác

7 12 / 2021
Đăng bởi: lovebird21c

“Crashed” liên kết cuộc khủng hoảng năm 2008 với Trump, Brexit và nhiều sự kiện khác

nguồn: New York Times,

biên dịch: Thu Phương,

‘Crashed’ Connects the Dots From 2008 Crisis to Trump, Brexit and More

 

“Crashed” (Đổ vỡ) liên kết cuộc khủng hoảng năm 2008 với Trump, Brexit và nhiều sự kiện khác

 

 


 

The Columbia professor Adam Tooze might be expected to have precious little in common with Stephen K. Bannon, the shambolic former chief strategist to President Donald J. Trump.

 

Adam Tooze, giáo sư Đại học Columbia có vẻ có nhiều điểm chung với Stephen K. Bannon, cựu chiến lược gia chính của Tổng thống Donald J. Trump.

 

 

 

Tooze is a self-described “left‑liberal historian whose personal loyalties are divided among England, Germany, the ‘Island of Manhattan’ and the E.U.”; Bannon is a brawling, right-wing connoisseur of nationalist resentment.

 

Tooze tự gọi mình là “nhà sử học tự do cánh tả, trung thành với Anh, Đức, ‘Đảo Manhattan’ và Liên minh châu Âu”; trong khi Bannon là một chuyên gia cánh hữu của chủ nghĩa dân tộc cực đoan.

 

 

 

In “Crashed: How a Decade of Financial Crises Changed the World,” Tooze, with his Oxbridge-trained ear for a withering epithet, calls Bannon “the sulfurous impresario of Breitbart.”

 

Trong “Đổ vỡ: Một thập kỷ khủng hoảng tài chính đã thay đổi thế giới như thế nào,” Tooze vận dụng tính nhạy bén đã qua đào tạo tại Oxbridge để đặc biệt mỉa mai Bannon, gọi ông ta là “ông chủ hung hăng của tờ Breitbart”.

 

 

 

There is, however, a significant point on which they both agree:

 

Tuy vậy, cả hai đều đồng ý trước điểm quan trọng này:

 

 

 

The financial crisis of 2008, along with the bailouts that followed, exposed the seamy underbelly of a global economic system that was supposed to be so finely calibrated that political wrangling (unseemly, inefficient) was beside the point.

 

Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và các gói cứu trợ đã phơi bày những lỗ hổng ngầm của một hệ thống kinh tế toàn cầu được hiệu chỉnh tinh vi đến mức không có tranh cãi chính trị liên quan (không thích đáng, không hiệu quả).

 

 

 

As Alan Greenspan, the former chairman of the Federal Reserve, told a Swiss newspaper just a year before the crisis, the world of 2007 was a central bankers’ paradise:

 

Theo lời của Alan Greenspan, cựu Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang, trên báo Thụy Sĩ chỉ một năm trước cuộc khủng hoảng, thế giới năm 2007 là thiên đường của các ngân hàng trung ương:

 

 

 

“We are fortunate that, thanks to globalization, policy decisions in the U.S. have been largely replaced by global market forces.”

 

“May mắn thay, nhờ có toàn cầu hóa, phần lớn các quyết định chính sách ở Mỹ đã được thay thế bởi nhiều yếu tố trên thị trường toàn cầu”.

 

 

 

Needless to say, the nonagenarian Greenspan has spent the last decade like a wide-eyed ingénue, declaring himself flabbergasted by events, while Bannon has ridden a populist-nationalist wave to the White House and beyond.

 

Khỏi phải nói, Greenspan (tuổi ngoài 90) đã kinh ngạc trước các sự kiện như thế nào. Ông hao phí cả thập kỷ qua như một cô gái ngây thơ với đôi mắt to tròn, trong khi Bannon đã đưa làn sóng dân túy - dân tộc chủ nghĩa đến Nhà Trắng và xa hơn nữa.

 

 

 

In “Crashed,” Tooze shows how the upheaval of 2008 radiated outward, shaping not only the new economic order but the political free-for-all that stumped conventional pundits and scrambled traditional allegiances.

 

Với “Crashed”, Tooze cho thấy cuộc biến động năm 2008 đã gây tác động như thế nào, không chỉ định hình trật tự kinh tế mới mà còn thay đổi nền chính trị loạn đả, thách thức chuyên gia và làm lung lay lòng trung thành truyền thống.

 

 

 

He connects the mortgage crisis to the American banking crisis to the European debt crisis to the crisis of liberalism.

 

Ông liên kết cuộc khủng hoảng cho vay thế chấp, cuộc khủng hoảng ngân hàng Mỹ, khủng hoảng nợ công châu Âu với cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa tự do.

 

 

 

Brexit, Trump, Russia’s annexation of Crimea in 2014 and China’s ever-escalating role in the financial system:

 

Brexit, Trump, việc Nga sáp nhập Crimea năm 2014 và vai trò ngày càng leo thang của Trung Quốc trong hệ thống tài chính:

 

 

 

Tooze covers them all and much more, in a volume that’s as lively as it is long — which is to say very, on both counts.

 

Tooze bao quát tất thảy những sự kiện ấy và nhiều hơn thế với một lượng lớn và rất sinh động trong cuốn sách này.

 

 

 

Having published previous books on the turbulent post-World War I era and the economic policies of Nazi Germany, Tooze has made a specialty of financial collapse and historical disaster.

 

Trước đây, Tooze từng xuất bản những tác phẩm về thời kỳ hỗn loạn sau Thế chiến I và các chính sách kinh tế của Đức Quốc xã, nhờ vậy ông đã thực hiện được chuyên đề về sự sụp đổ tài chính và thảm họa lịch sử.

 

 

 

He also understands the language of corporate balance sheets and sovereign debt deeply enough to know that he ought to use it sparingly, translating some of the most byzantine gibberish into elegant English.

 

Ông cũng rất am hiểu ngôn ngữ của bảng cân đối kế toán doanh nghiệp và nợ công, đủ để biết cách sử dụng tiết chế hay có thể dịch một số cụm từ chuyên môn phức tạp nhất sang tiếng Anh.

 

 

 

“The sort of thing that you could do in London but not in New York is exemplified by ‘collateral rehypothecation,’” he writes, rather menacingly, before nimbly breaking down what that means and why it matters.

 

“‘Tái thế chấp tài sản thế chấp’ là việc bạn có thể thực hiện ở London nhưng không phải ở New York,” Tooze viết, đúng hơn là đe dọa, trước khi nhanh chóng phân tích nghĩa của cụm từ là gì và vì sao điều đó lại cần thiết.

 

 

 

Several lucid sentences later, you’ll have learned, perhaps despite yourself, how the financial wizards of New York competed with the financial wizards of London, and how a worldwide daisy chain of banks turned into a ticking bomb.

 

Chỉ sau vài dòng phân tích đơn giản, bạn sẽ học được (dù muốn hay không), rằng các chuyên gia tài chính của New York cạnh tranh với các chuyên gia tài chính của London như thế nào, và làm sao mà một chuỗi ngân hàng toàn cầu lại biến thành một quả bom hẹn giờ.

 

 

 

Of course, the story of “Crashed” isn’t just a panoply of transactions and statistics.

 

Tất nhiên, câu chuyện của “Crashed” không chỉ tập trung hoàn toàn vào giao dịch và thống kê.

 

 

 

Tooze regales us with character sketches while recounting the “freak show of outsize personalities” at the G-20 summit in London in 2009 — a pageant of the world’s leaders pledging to boost cratering trade and quell panicking markets.

 

Tooze chiêu đãi chúng ta những bức tranh toàn cảnh các nhân vật và kể lại “màn thể hiện quái gở của những cá tính tầm cỡ” tại hội nghị thượng đỉnh G-20 ở London năm 2009 — cuộc đua của các nhà lãnh đạo thế giới hứa hẹn thúc đẩy thương mại và xoa dịu các thị trường đang gặp khủng hoảng.

 

 

 

There’s Angela Merkel of Germany, a moralizing pillar of unyielding rectitude, and a jittery, grandstanding Nicolas Sarkozy of France.

 

Tooze nói đến Angela Merkel của Đức, tấm gương đạo đức về sự kiên định chính trực, và Nicolas Sarkozy người Pháp, phô trương, nóng nảy.

 

 

 

A restless Silvio Berlusconi of Italy was “noisily desperate” for attention, while England’s Gordon Brown glowered over the proceedings.

 

Silvio Berlusconi của Ý thì bồn chồn “huyên náo trong tuyệt vọng” để gây sự chú ý, trong khi Gordon Brown của Anh cau có nhìn biên bản cuộc họp.

 

 

 

Brown, a Labour Party leader who was doing his delicate best not to antagonize the trillion-dollar interests of the City of London, might have lost touch with the “humdrum reality” of a Britain gripped by recession, but as Tooze wryly puts it, the prime minister “proved that he was perfectly suited to the role of Treasury secretary to the world.”

 

Brown là nhà lãnh đạo Đảng Lao động luôn cố gắng hết sức để không làm trái với lợi ích nghìn tỷ đô-la của Thành phố London, nhưng ông có vẻ không biết gì về “thực tế tồi tệ” của một nước Anh bị ảnh hưởng sâu sắc bởi suy thoái. Tooze nửa đùa nửa thật viết: Thủ tướng “đã chứng minh cho toàn thế giới thấy ông ấy hoàn toàn phù hợp với vai trò Bộ trưởng Ngân khố.”

 

 

 

Yes, the compliment is as backhanded as it sounds, but it’s a measure of Tooze’s nuanced and often counterintuitive narrative that the line retains a measure of praise, however faint.

 

Thật tình thì lời khen này nghe có vẻ châm biếm, nhưng đó là phương pháp Tooze diễn đạt câu chuyện một cách tinh tế và khác biệt mà vẫn giữ được ý nghĩa ngợi khen nhưng không lộ liễu.

 

 

 

Part of Tooze’s argument in “Crashed” is that the technical know-how of an able treasury secretary can be useful in a crisis.

 

Một phần luận điểm của Tooze trong “Crashed” chỉ ra rằng chuyên môn kỹ thuật của một bộ trưởng ngân khố tài giỏi rất cần thiết trong một cuộc khủng hoảng.

 

 

 

He depicts Timothy Geithner, the treasury secretary during President Barack Obama’s first, hairy term in office, as a technocrat ne plus ultra, a public servant committed to upholding the financial system, which he ultimately did do.

 

Timothy Geithner, bộ trưởng ngân khố trong nhiệm kỳ đầu, đầy gian nan của Tổng thống Barack Obama tại vị với vai trò là nhà kỹ trị cực đoan, được Tooze miêu tả là một công chức cam kết bảo vệ hệ thống tài chính và sau cùng cũng thực hiện được cam kết này.

 

 

 

What Geithner didn’t do was nationalize or break up the “too big to fail” banks, or pay much heed to struggling homeowners whose mortgages were underwater.

 

Geithner không thực hiện quốc hữu hóa hay đóng cửa các ngân hàng “không thể phá sản vì quá lớn mạnh”, ông cũng không chú tâm nhiều đến những chủ nhà đang gặp khó khăn về khoản thế chấp.

 

 

 

Instead, he invested the regulatory bureaucracy he knew so well with greater powers of oversight.

 

Thay vào đó, ông củng cố quyền lực trong việc giám sát bộ máy hành chính lập quy mà ông nắm rõ trong lòng bàn tay.

 

 

 

It was a solution fit for a manager — and for someone who in Tooze’s estimation revered the system as much as Geithner did.

 

Đó là phương án phù hợp đối với một nhà quản lý — và với bất kỳ ai tôn trọng hệ thống giống như Geithner, theo đánh giá của Tooze.

 

 

 

This approach apparently satisfied Obama, whose administration is described as an embodiment of “American corporate liberalism.”

 

Rõ ràng hướng tiếp cận này đã khiến Obama rất hài lòng khi chính quyền của ông được miêu tả là hiện thân của “chủ nghĩa tự do doanh nghiệp Mỹ”.

 

 

 

Again, the characterization is doubled-edged.

 

Một lần nữa Tooze cho thấy việc miêu tả tính cách trở thành con dao hai lưỡi.

 

 

 

Obama was “by inclination a bipartisan centrist” forced to fend off “the sheer violence of the conservative hostility toward him.”

 

Obama đã “nghiêng về chủ trương ôn hòa lưỡng đảng” buộc phải chống đỡ “bạo lực không kiểm soát của phe thù địch bảo thủ chống đối mình.”

 

 

 

He shepherded the banks through calamity with a firm but gentle hand.

 

Ông đã dẫn dắt các ngân hàng vượt qua khó khăn bằng đôi tay rắn chắc nhưng nhẹ nhàng.

 

 

 

They got their bailout, so that even the gargantuan Citigroup, whose sheer survival was entirely dependent on government action, was able to splurge for $5 billion in bonuses a year later.

 

Họ đã nhận được gói cứu trợ nên ngay cả gã khổng lồ như Citigroup, vốn phải phụ thuộc hoàn toàn vào động thái của chính phủ để tồn tại, cũng có thể thoải mái chi ra 5 tỷ đô-la tiền thưởng chỉ sau một năm.

 

 

 

Any non-bankers who lost their jobs or homes weren’t so lucky.

 

Những nhân viên ngoài ngân hàng bị mất việc hoặc mất nhà thì không được may mắn như vậy.

 

 

 

On the apparent Democratic distaste for conflict, Tooze is quietly scathing.

 

Tooze âm thầm chỉ trích việc Đảng Dân chủ tỏ ra chán ghét xung đột.

 

 

 

“Rather than seeking to mobilize the indignation simmering in American society,” the Obama administration sought to tamp it down, offering “one technocratic fix after another.”

 

“Thay vì tìm cách điều hướng sự phẫn nộ đang sục sôi trong xã hội Mỹ,” chính quyền Obama lại tìm cách dập tắt và đề ra “bản sửa đổi kỹ trị, hết lần này đến lần khác”.

 

 

 

Putting it another way, Democratic centrism won the (financial) war but lost the (political) peace.

 

Nói cách khác, chủ nghĩa trung dung của Đảng Dân chủ đã thắng trong cuộc chiến (tài chính) nhưng lại đánh mất hòa bình (chính trị).

 

 

 

To judge from Trump’s ascendancy, along with the historical evidence so scrupulously marshaled in “Crash,” Tooze is right.

 

Tooze đã đúng khi đánh giá uy quyền của Trump cùng các bằng chứng lịch sử được đưa dẫn tỉ mỉ trong “Crashed”.

 

 

 

But at least Obama took seriously his responsibility to govern, whereas the same can’t be said for Republicans, portrayed here as gifted obstructionists “incapable of legislating or cooperating effectively.”

 

Nhưng ít nhất Obama đã nghiêm túc thực hiện trách nhiệm điều hành của mình, trái ngược với thành viên Đảng Cộng hòa — những nhà cản trở thiên phú “không có khả năng lập pháp và hợp tác hiệu quả”.

 

 

 

“Crashed” details how Republican administrations had abandoned fiscal responsibility long ago, bloating the deficit with pumped-up military spending and protracted, expensive wars, while leaving it to their Democratic successors to clean up the mess.

 

“Crashed” đi vào chi tiết việc chính quyền Đảng Cộng hòa đã từ bỏ trách nhiệm tài chính từ lâu như thế nào, làm tăng mức thâm hụt bằng chi tiêu quân sự đã bị đội lên cùng các cuộc chiến kéo dài, tốn kém, và rồi để lại mớ hỗn độn cho những người kế nhiệm Đảng Dân chủ dọn dẹp.

 

 

 

One of the great virtues of this bravura work of economic history is how much attention it devotes to issues of power.

 

Một trong những ưu điểm lớn của tác phẩm xuất sắc về lịch sử kinh tế này là nó dành nhiều sự quan tâm đối với các vấn đề quyền lực.

 

 

 

“Who was being hurt?” Tooze writes of the 2008 crisis. “Who was included in the circle of those who needed to be protected? And who was not?”

 

Tooze viết về cuộc khủng hoảng năm 2008: “Ai là người bị tổn thương? Ai là người thuộc phạm vi cần và không cần phải bảo vệ?”

 

 

 

He reckons that in their bid to paper over such fundamental political questions with technical solutions, neoliberal centrists inadvertently answered them.

 

Khi họ còn đang cố gắng lấp liếm những nghi vấn chính trị cơ bản như vậy bằng các giải pháp chuyên môn kỹ thuật thì những người theo chủ nghĩa trung dung tân tự do đã vô tình trả lời tất cả.

 

 

 

Incremental tweaking did little to address the grief and suffering caused by the crisis, making political power more visible.

 

Việc điều chỉnh bổ sung hầu như không giải quyết được những đau buồn và mất mát do cuộc khủng hoảng gây ra, mà là củng cố thêm quyền lực chính trị.

 

 

 

By laying bare who would be sacrificed when the tide went out, they left a ragged hole for the likes of Trump and Bannon to walk through.

 

Khi thủy triều rút là lúc phơi bày những kẻ sẽ phải hy sinh, và họ để lại một cái hố rách rưới cho những người như Trump và Bannon bước qua.



Crashed: How a Decade of Financial Crises Changed the World
By Adam Tooze
706 pages. Viking. $35.

Chia sẻ: