Để đưa tin về Thế chiến II, những nữ ký giả này đã phải tranh đấu với sự phân biệt giới tính ngay tại quê nhà

21 12 / 2021
Đăng bởi: lovebird21c

Để đưa tin về Thế chiến II, những nữ ký giả này đã phải tranh đấu với sự phân biệt giới tính ngay tại quê nhà

nguồn: New York Times,

biên dịch: Takya Đỗ,

To Cover World War II, These Women Journalists Fought Sexism at Home

 

Để đưa tin về Thế chiến II, những nữ ký giả này đã phải tranh đấu với sự phân biệt giới tính ngay tại quê nhà

 

 


 

In Kabul recently after the takeover by the Taliban, I looked around the restaurant terrace of the hotel where most journalists were staying and spotted Lyse Doucet from the BBC, Susannah George of The Washington Post, Lindsey Hilsum of Channel 4 and Margaux Benn of France 24 and Le Figaro, while the CNN correspondent Clarissa Ward had just left.

 

Mới đây, ở Kabul sau khi Taliban tiếp quản, tôi nhìn quanh sân hiên nhà hàng của cái khách sạn nơi đa phần các nhà báo đang lưu trú và nhận ra Lyse Doucet từ BBC, Susannah George từ The Washington Post, Lindsey Hilsum từ Channel 4 và Margaux Benn từ France 24 và Le Figaro, trong lúc phóng viên CNN Clarissa Ward vừa đi khỏi đó.

 

 

 

Women were outnumbering men.

 

Nữ đông hơn nam.

 

 

 

There’s nothing strange in that these days, even if we had all been told to cover our hair by the resident Taliban commander, who complained, “We didn’t fight jihad for 20 years for women to walk around like that.”

 

Trong những ngày này điều đó chẳng có gì là lạ, cho dù tất cả chúng tôi đã được chỉ huy Taliban ở nơi cư trú yêu cầu phải đội khăn trùm tóc, vị chỉ huy này phàn nàn rằng: “Chúng tôi đâu có tham gia cuộc thánh chiến jihad 20 năm ròng để phụ nữ đi lại kiểu đó”.

 

 

 

For female war correspondents during World War II, what to do with their hair was the least of their worries and, if it weren’t for their pioneering work, my colleagues and I on the hotel terrace might not have been in Afghanistan at all.

 

Đối với các nữ phóng viên chiến trường trong Thế chiến II, phải làm gì với mái tóc mình là điều họ ít lo lắng nhất và, nếu không phải vì công việc có tính chất tiên phong của mình, tôi và các đồng nghiệp trên sân hiên khách sạn này có lẽ đã chẳng đến ở Afghanistan làm gì.

 

 

 

As “The Correspondents: Six Women Writers on the Front Lines of World War II,” by Judith Mackrell, recounts, not only did female journalists face the challenges and dangers of actually reporting the war, but first they had to battle even to be allowed to cover it.

 

Như cuốn “The Correspondents: Six Women Writers on the Front Lines of World War II ” (“Phóng viên: Sáu cây bút nữ trên tiền tuyến Thế chiến II”) của Judith Mackrell thuật lại, không những các nữ ký giả phải đối mặt với những thách thức và nguy hiểm khi đưa tin thực tế về chiến sự, mà trước tiên họ thậm chí còn phải tranh đấu để được phép đưa tin chiến sự.

 

 

 

Barred from combat zones, they had to hitchhike to the front line and struggled to get assignments from editors, some of whom fielded complaints from readers who did not want their news to come from women correspondents.

 

Bị ngăn cấm không được vào vùng chiến sự, họ phải đi nhờ xe ra tiền tuyến và phải tranh đấu để được các biên tập viên phân công làm nhiệm vụ này, một số trong bọn họ phải đối phó với những lời kêu ca từ những độc giả không muốn tin tức họ đọc được đưa từ các nữ phóng viên.

 

 

 

Sometimes the misogyny originated closer to home.

 

Đôi khi sự căm ghét phụ nữ bắt nguồn gần quê nhà hơn.

 

 

 

“Are you a war correspondent or wife in my bed?”

 

"Em là phóng viên chiến trường hay vợ của tôi trên giường?"

 

 

 

Ernest Hemingway demanded in a cable from his Cuban finca to his spouse, Martha Gellhorn, who was away covering the war.

 

Ernest Hemingway cật vấn trong một bức điện gửi từ điền trang của mình ở Cuba cho vợ ông là Martha Gellhorn, bà đang ở phương xa để đưa tin chiến sự.

 

 

 

Then, in an astonishingly vindictive act, he got her own magazine, Collier’s, to assign him to cover the liberation of Europe.

 

Sau đó, trong một hành động trả hận kỳ cục, ông đã xoay xở để chính tạp chí Collier’s nơi bà làm việc phái ông đi đưa tin phóng sự về cuộc giải phóng châu Âu.

 

 

 

Gellhorn was not to be outdone.

 

Gellhorn không dễ bị vượt mặt.

 

 

 

As Hemingway and other male correspondents were shepherded onto assault crafts headed toward Normandy for the D-Day landings, she hitched a ride to an English port and convinced a policeman she had permission to interview American nurses on a hospital ship.

 

Khi Hemingway và các nam phóng viên khác được đưa lên những con tàu đổ bộ tiến về Normandy với mục đích là những cuộc đổ bộ D-Day, bà đã đi nhờ một chuyến xe đến một bến cảng của Anh và thuyết phục một cảnh sát rằng bà được phép phỏng vấn các y tá Mỹ trên một con tàu cứu thương.

 

 

 

Once on board she locked herself in an empty bathroom, and waited, terrified someone would find her, until she heard the grinding sound of the anchor rising.

 

Khi đã lên tàu, bà tự khóa mình trong một phòng tắm trống, và chờ đợi, sợ rằng có ai đó có thể tìm thấy bà, cho đến tận lúc bà nghe thấy tiếng nghiến của mỏ neo nổi lên.

 

 

 

Arriving at Omaha Beach as dawn broke, she found the shore turned into a slaughterhouse.

 

Đến được Bãi biển Omaha khi rạng đông vừa hé, bà thấy bờ biển đã biến thành một trường tàn sát.

 

 

 

Her reports on ferrying the bodies back and forth were among the best she ever wrote, even if Hemingway’s name was emblazoned above hers on the magazine’s masthead.

 

Các phóng sự của bà về những chuyến phà qua lại vận chuyển các tử thi nằm trong số những bài hay nhất mà bà từng viết, cho dù tên của Hemingway được tô điểm nổi bật bên trên tên bà ở tiêu đề của tạp chí.

 

 

 

As Mackrell, a dance critic and the author of several previous nonfiction books, writes, the obstacles women like Gellhorn faced made them cleverer and led them to discover stories their male colleagues missed.

 

Như Mackrell – một nhà phê bình khiêu vũ và tác giả của một số cuốn sách phi hư cấu trước đó – viết, những trở ngại mà phụ nữ như Gellhorn phải đối mặt khiến họ trở nên tinh lanh hơn và dẫn dắt họ khám phá ra những câu chuyện mà các đồng nghiệp nam của họ đã bỏ qua.

 

 

 

In some cases they scooped the world.

 

Trong một số trường hợp, họ đưa tin sốt dẻo nhất thế giới.

 

 

 

One afternoon in the late 1990s when I was working for The Sunday Telegraph, I noticed a little old lady sitting at the next table, between the letters editor and the society columnist.

 

Một chiều cuối những năm 1990 khi còn đang làm việc cho tờ The Sunday Telegraph, tôi nhận thấy một phụ nữ cao tuổi vóc người nhỏ nhắn ngồi ở bàn bên, giữa biên tập viên mục thư bạn đọc và người giữ chuyên mục xã hội.

 

 

 

“That’s Clare Hollingworth,” my foreign editor told me.

 

“Clare Hollingworth đấy,” biên tập viên nước ngoài của tôi nói với tôi.

 

 

 

“She used to be a foreign correspondent.”

 

"Bà ấy từng là một phóng viên ở nước ngoài."

 

 

 

Later, I looked her up.

 

Sau đó, tôi tìm kiếm thông tin về bà.

 

 

 

The woman he had casually dismissed as a former journalist had been the first to report the German invasion of Poland.

 

Người phụ nữ mà anh ta đề cập lớt phớt như một cựu nhà báo đó lại chính là người đầu tiên đưa tin về cuộc xâm lược của Đức vào lãnh thổ Ba Lan.

 

 

 

How had I not heard of her?

 

Sao tôi lại chưa từng nghe đến bà nhỉ?

 

 

 

“I’ll have no women correspondents with my army!” bellowed the British commander Field Marhshal Bernard Montgomery, when Hollingworth managed to get to Tripoli with what she called her “T and T” — toothbrush and typewriter.

 

"Tôi sẽ không cho phép nữ phóng viên nào đi cùng với quân đội của tôi!" vị Thống chế thống lĩnh quân đội Anh là Bernard Montgomery gầm lên, khi Hollingworth xoay xở để đến được Tripoli bằng cái mà bà gọi là “T và T” của bà – bàn chải đánh răng (toothbrush) và máy chữ (typewriter).

 

 

 

More recently I visited Farleys, the farmhouse in East Sussex that had been the home of Lee Miller, the fashion model turned photographer who covered the war for Vogue.

 

Gần đây thôi, tôi vừa đến thăm Farleys, ngôi nhà trong trang trại ở East Sussex trước kia là nhà của Lee Miller, người mẫu thời trang trở thành nhiếp ảnh gia đã đưa tin chiến sự cho tạp chí Vogue.

 

 

 

The house was crammed with incredible paintings (including a kitchen tile painted by Picasso), and in the gift shop I met Miller’s son, Antony Penrose.

 

Ngôi nhà treo đầy những bức tranh phi thường (bao gồm cả một viên đá ốp nhà bếp do Picasso vẽ), và ở quầy lưu niệm tôi đã gặp Antony Penrose, con trai của Miller.

 

 

 

He told me that he’d had no idea of his mother’s previous life until after she died, when he found 60,000 prints and negatives stashed in boxes in the attic.

 

Anh nói với tôi rằng anh đã không hề hay biết về cuộc sống trước đây của mẹ mình cho đến tận sau khi bà mất, khi anh tìm thấy 60.000 bản in và phim âm bản được cất kĩ trong những chiếc hộp trên gác mái.

 

 

 

The woman he had thought “crazy and embarrassing,” serving his school friends “cauliflower breasts” made pink with tomato-tinted mayonnaise, turned out to have witnessed the liberation of Paris and produced some of the most compelling dispatches of World War II.

 

Người phụ nữ mà anh từng cho là "điên rồ và đáng xấu hổ", cho bạn học cùng trường với anh ăn món "vú súp lơ" được nhuộm hồng bằng sốt mayonnaise màu cà chua, té ra đã chứng kiến cuộc giải phóng Paris và sáng tác một số trong số những mục tin tức hấp dẫn nhất về Thế chiến II.

 

 

 

Mackrell corrects this omission admirably with stories of six of the best: five Americans and one Briton — not just Gellhorn, Miller and Hollingworth but also Helen Kirkpatrick, who became one of the first female bureau chiefs of an American newspaper after obtaining a world exclusive with the Duke of Windsor and Wallis Simpson, which emboldened her to tell her editor at The Chicago Daily News:

 

Mackrell đã sửa chữa khiếm khuyết này một cách đáng khâm phục bằng những câu chuyện về sáu trong số những nữ phóng viên cừ nhất: năm người Mỹ và một người Anh – không chỉ Gellhorn, Miller và Hollingworth mà còn cả Helen Kirkpatrick, người đã trở thành một trong những nữ trưởng văn phòng chi nhánh đầu tiên của một tờ báo Mỹ sau khi có được bài phỏng vấn độc quyền thế giới với Công tước Windsor và Wallis Simpson, người đã khiến chị táo bạo nói với biên tập viên của mình tại The Chicago Daily News:

 

 

 

“You can change your policy but I can’t change my sex.”

 

“Ông có thể thay đổi chính sách của ông song tôi không thể thay đổi giới tính của mình”.

 

 

 

Then there is Virginia Cowles, a former society girl who sent herself off to the Spanish Civil War in high heels and ended up being one of a tiny group of journalists to cover it from both sides.

 

Rồi có cả Virginia Cowles, nguyên là một cô gái thượng lưu đã tự phái mình đến Cuộc Nội chiến Tây Ban Nha trên đôi giày cao gót và kết cục trở thành thành viên trong một nhóm phóng viên rất nhỏ đưa tin về cuộc chiến từ cả hai phía.

 

 

 

And, finally, there is Sigrid Schultz, who, fluent in five languages, endured surveillance and death threats to cover Germany’s descent into fascism for The Chicago Tribune, hiding all the time that she herself was Jewish.

 

Và cuối cùng là Sigrid Schultz, người thông thạo 5 thứ tiếng, đã chịu đựng sự theo dõi giám sát và những lời đe dọa giết để đưa tin nước Đức rơi vào chủ nghĩa phát xít cho tờ The Chicago Tribune, lúc nào cũng phải che giấu bản thân chị là người Do Thái.

 

 

 

These women were feisty, whiskey-drinking and brave; when enemy fighter planes began strafing the cliffs of Dover and their male colleagues took cover, only Cowles and Kirkpatrick remained counting aircrafts.

 

Những phụ nữ này năng nổ, thích rượu whisky và đầy can đảm; khi phi cơ chiến đấu của địch bắt đầu oanh tạc các vách đá Dover và các đồng nghiệp nam của họ chạy đi trú ẩn, chỉ có Cowles và Kirkpatrick ở lại nguyên vị trí đếm máy bay.

 

 

 

Still, they weren’t exactly a sisterhood.

 

Thế nhưng giữa họ chẳng phải là tình chị em thân thiết.

 

 

 

They were extremely competitive, maybe because they had to struggle so hard.

 

Họ cực kỳ cạnh tranh nhau, có lẽ vì họ đã phải vật lộn rất gian khổ.

 

 

 

Even when the Americans entered the war and General Eisenhower granted Kirkpatrick equal access to military sources, she was always last in line for interviews.

 

Ngay cả khi Mỹ tham chiến và Tướng Eisenhower cho phép Kirkpatrick tiếp cận bình đẳng với các nguồn tin quân sự, chị luôn là người đứng cuối hàng phỏng vấn.

 

 

 

(The federal government eventually allowed a select few other women journalists to wear uniforms with “War Correspondent” sewn over the left jacket pocket.)

 

(Chính phủ liên bang rốt cuộc đã cho phép lựa chọn một số nữ phóng viên khác được mặc đồng phục có chữ "War Correspondent" (Phóng viên Chiến trường) được thêu lên túi áo khoác bên trái.)

 

 

 

Female charm, however, opened many doors.

 

Tuy vậy, sức quyến rũ của nữ giới đã mở ra nhiều cánh cửa.

 

 

 

Cowles in particular seems to have run endlessly into people who gave her lifts on planes or in cars, and invited her to tea with Hitler, lunch with Churchill and an exclusive interview with Mussolini.

 

Đặc biệt là Cowles dường như đã không ngừng tình cờ gặp được những người đã cho chị đi nhờ máy bay hoặc ô tô, và mời chị uống trà với Hitler, ăn trưa với Churchill và một cuộc phỏng vấn độc quyền với Mussolini.

 

 

 

Like the men, these women correspondents found war addictive and returning to civilian life the hardest thing.

 

Giống như cánh đàn ông, những nữ phóng viên này cũng thấy chiến tranh làm họ nghiện và trở lại với đời thường là điều cam go nhất.

 

 

 

Gellhorn, who struggled with depression and took her life at 89, after being diagnosed with cancer, said that covering the war left her “shredded up inside” afterward.

 

Gellhorn, người đã phải vật lộn với chứng trầm cảm và tự tử ở tuổi 89, sau khi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư, nói rằng việc đưa tin chiến sự khiến bà “bị vò xé trong lòng” sau chiến tranh.

 

 

 

Yet nothing was more shocking for them than when, after the fighting stopped, they entered the concentration camps.

 

Song chẳng có gì khiến họ bàng hoàng hơn là sau khi cuộc chiến đã ngừng, họ bước chân vào các trại tập trung.

 

 

 

So high were stacked the masses of corpses in Buchenwald that Schultz first thought they were piles of wood, while the living resembled walking skeletons so wasted that it was impossible to tell their ages.

 

Những đống xác người ở Buchenwald chất cao đến mức mà Schultz thoạt đầu ngỡ đó là những đống gỗ, trong lúc những người sống trông chẳng khác gì những bộ xương biết đi gầy yếu thảm hại đến mức không thể đoán nổi tuổi của họ.

 

 

 

Of course, this kind of work comes at a cost.

 

Tất nhiên, loại công việc này có cái giá phải trả.

 

 

 

Gellhorn’s suicide and Miller’s silence to her son about her war photography attest to scars left long before anyone had heard of PTSD.

 

Việc Gellhorn tự tử và Miller không hé răng với con trai về những tấm ảnh chiến tranh của chị chứng thực cho những vết sẹo để lại từ lâu trước khi người ta nghe nói về chứng rối loạn căng thẳng sau sang chấn (“PTSD”).

 

 

 

It’s not just foreign correspondents like me who owe these amazing women a debt.

 

Không chỉ những phóng viên nước ngoài như tôi mang ơn những người phụ nữ tuyệt vời ấy.

 

 

 

Mackrell has done us all a great service by assembling their own fascinating stories.

 

Mackrell đã giúp chúng ta một việc lớn lao bằng cách tập hợp những câu chuyện rất lôi cuốn về chính bản thân họ.

 

 

 

At first I wished she had included more of their work, but perhaps they are better served by leaving us wanting to go off and read firsthand how women see war.

 

Thoạt đầu, tôi ước gì Mackrell bao gồm nhiều sáng tác của họ hơn, nhưng có lẽ họ sẽ thỏa nguyện hơn với việc khiến chúng tôi muốn lên đường và trực tiếp hiểu được cách phụ nữ nhình nhận chiến tranh ra sao.

 

 

 

Perhaps because even after her world exclusive, she still did not get a staff job, let alone official access to sources.

 

Có lẽ bởi vì thậm chí sau phóng sự độc quyền thế giới của mình, bà vẫn không kiếm được một công việc nhân viên chính thức nào, chứ đừng nói đến việc tiếp cận chính thức với các nguồn tin.

 

 

 

Just as women are so often written out of war, so it seems are the female correspondents.

 

Giống như phụ nữ thường bị loại ra khỏi chiến tranh, dường như các nữ phóng viên cũng cùng chung số phận.


THE CORRESPONDENTS
Six Women Writers on the Front Lines of World War II
By Judith Mackrell
Illustrated. 433 pp. Doubleday. $30.

Chia sẻ: