McCartney, có và không có Lennon

18 12 / 2021
Đăng bởi: lovebird21c

McCartney, có và không có Lennon

nguồn: New York Times,

biên dịch: Takya Đỗ,

McCartney, With and Without Lennon

 

McCartney, có và không có Lennon

 

 


 

When they first started to write songs as teenagers in Liverpool, John Lennon and Paul McCartney decided to credit everything they wrote to “Lennon and McCartney,” no matter what or how much either of them had contributed to the words or the music.

 

Khi còn niên thiếu ở Liverpool, lúc bắt đầu sáng tác ca khúc lần đầu, John Lennon và Paul McCartney đã quyết định cùng ghi tên cho tất cả các tác phẩm hai người sáng tác là “Lennon và McCartney”, bất kể họ đã đóng góp được gì, nhiều hay ít cho ca từ hoặc nhạc.

 

 

 

The echo of Rodgers and Hammerstein, Lerner and Loewe, and other famous songwriting teams led people to assume that Lennon and McCartney were adhering to the traditional division of songwriting labor, with one partner serving as the composer, and the other, the lyricist.

 

Tiếng vang của Rodgers và Hammerstein, Lerner và Loewe, và các nhóm sáng tác ca khúc nổi tiếng khác khiến mọi người cho rằng Lennon và McCartney đang bám vào sự phân công sáng tác kiểu truyền thống, với một bên là nhà soạn nhạc, còn bên kia là người viết ca từ.

 

 

 

The New York Times critic Dan Sullivan, writing in 1967, credited McCartney for most of the group’s music, which he lauded for originality “matched by John Lennon’s freshness as a lyricist.”

 

Năm 1967 nhà phê bình Dan Sullivan của tờ Thời báo New York khi viết [về họ] đã gán tên McCartney cho đa phần âm nhạc của ban nhạc này, mà ông ca ngợi vì tính chất sáng tạo “phù hợp với sự tươi mới của John Lennon với vai trò một nhà viết ca từ”.

 

 

 

The composer Ned Rorem, much the same, thought McCartney was responsible for the music and, as such, “the Beatles’ most significant member.”

 

Nhà soạn nhạc Ned Rorem cũng nghĩ y hệt rằng McCartney đảm trách phần âm nhạc và như vậy có thể hiểu, là “thành viên quan trọng nhất của The Beatles”.

 

 

 

Patting Lennon on the moptop, he congratulated him for writing lyrics “well matched to the tunes.”

 

Vỗ nhẹ mái tóc moptop của Lennon, ông ta chúc mừng anh vì viết ca từ “rất phù hợp với giai điệu.”

 

 

 

Over time, as the Tin Pan Alley model of songmaking faded into memory and singer-songwriters became pervasive in pop music, the proposition that both Lennon and McCartney could be composers and lyricists in equal measure — as well as singers and instrumentalists — seemed easier to grasp.

 

Thời gian qua đi, khi mô hình sáng tác ca khúc kiểu Tin Pan Alley chìm dần vào ký ức và ca sĩ kiêm nhà sáng tác ca khúc trở nên thịnh hành trong nhạc pop, thì nhận định rằng cả Lennon và McCartney đều có thể là nhà soạn nhạc và nhà viết ca từ một cách bình đẳng – cũng như họ đều là ca sĩ và nhạc công – có vẻ dễ nắm bắt hơn.

 

 

 

In fact, a new conception of pop artists as do-it-all vertically integrated singularities redefined pop artistry, thanks in large part to the Beatles having changed the rules.

 

Thực tế, một quan niệm mới về nghệ sĩ nhạc pop như người-làm-tất-cả tích hợp những tính duy nhất ở đỉnh điểm đã tái xác định nghệ thuật nhạc pop, phần lớn là nhờ Beatles đã thay đổi các quy tắc.

 

 

 

Yet the ongoing (or never-ending) conversation about the Beatles has long been informed by a lingering perception of Lennon as the word man, the more literary and cerebral Beatle, and McCartney as the more musical one, an intuitive artist attuned to the pleasures of the senses.

 

Tuy vậy, cuộc đàm luận đang tiếp diễn (hoặc không-bao-giờ-chấm-dứt) về ban nhạc The Beatles từ lâu đã được hiểu mặc định bởi một nhận thức dai dẳng rằng Lennon là một người sáng tác ca từ, một Beatle có tố chất văn chương và trí tuệ hơn, và McCartney là một thiên về người sáng tác nhạc hơn, một nghệ sĩ trực cảm hòa mình với những niềm vui cảm giác.

 

 

 

This line of thinking has tended to diminish McCartney in the eyes of rock critics more disposed to textual analysis than musicology, and it clearly drives McCartney bonkers, as he demonstrates on a grand scale with the lavishly prepared two-volume boxed set of books “The Lyrics: 1956 to the Present.”

 

Tư duy kiểu này có xu hướng khiến McCartney giảm bớt giá trị trong mắt các nhà phê bình nhạc rock thiên về phân tích văn bản hơn là âm nhạc học, và rõ ràng điều đó chọc giận McCartney, vì anh đã chứng minh ở quy mô rất  lớn bằng bộ sách hai tập đóng hộp được chuẩn bị một cách xa xỉ “The Lyrics: 1956 to the Present” (“Ca từ: 1956 đến nay”).

 

 

 

McCartney, a songwriter of staggering prolificacy, has been writing or co-writing songs — as well as music of other kinds, including extended works in classical forms, a ballet score and experiments in electronica — at a steady rate with few pauses since 1956, when he was 14.

 

McCartney, nhà sáng tác đa dạng đến kinh ngạc, đã sáng tác hoặc đồng sáng tác các ca khúc – cũng như các loại nhạc khác, bao gồm các tác phẩm mở rộng ở dạng cổ điển, một bản nhạc ba lê và các thử nghiệm trong âm nhạc điện tử (electronica) – với tần suất đều đặn và vài lần tạm ngừng kể từ năm 1956, khi anh 14 tuổi.

 

 

 

“Fans or readers, or even critics, who really want to learn more about my life should read my lyrics, which might reveal more than any single book about the Beatles could do,” McCartney writes in the foreword to “The Lyrics.”

 

“Người hâm mộ hoặc độc giả, hoặc thậm chí cả các nhà phê bình, những ai thực sự muốn biết thêm về cuộc đời tôi nên đọc ca từ của tôi, chúng có thể tiết lộ nhiều hơn bất kỳ một cuốn sách đơn lẻ nào về The Beatles có thể tiết lộ,” McCartney viết trong lời tựa của cuốn “The Lyrics”.

 

 

 

The books present the words to 154 of the songs McCartney has created on his own or with various collaborators — with Lennon while they were Beatles; with his first wife, Linda, before and during their participation in McCartney’s post-Beatles group Wings; with their bandmate Denny Laine; and with a few others from time to time — over the years.

 

Các cuốn sách trình bày lời của 154 trong số các bài hát McCartney đã sáng tác bởi chính anh hoặc với nhiều cộng tác viên khác nhau - với Lennon khi họ còn ở Beatles; với người vợ đầu Linda trước và trong khi họ tham gia nhóm Wings hậu Beatles của McCartney; với người bạn cùng ban nhạc Denny Laine; và với một vài người khác theo thời gian - trong nhiều năm.

 

 

 

The books’ title, in its declarative terseness, proclaims the books’ definitiveness.

 

Tên bộ sách, với sự hàm súc mang tính tuyên ngôn, cho thấy tính xác quyết của nó.

 

 

 

It’s not “Selected Lyrics” or “Paul’s Favorite Lyrics” or “Lyrics That Remind Paul of a Little Story He’d Like to Share,” but just “The Lyrics,” and it’s misleading.

 

Đó không phải là “Selected Lyrics” (“Những ca từ chọn lọc”) hoặc “Paul’s Favorite Lyrics” (“Những ca từ yêu thích của Paul”) hoặc “Lyrics That Remind Paul of a Little Story He’d Like to Share” (“Những ca từ nhắc nhớ Paul về câu chuyện nhỏ mà anh muốn chia sẻ”), mà chỉ đơn giản là “The Lyrics” (“Ca từ”), và nó dễ khiến ta lầm tưởng.

 

 

 

The books provide a carefully curated selection of lyrics:

 

Bộ sách này cho ta một tuyển tập ca từ được thu thập và trình bày chỉn chu:

 

 

 

154 out of the more than 400 songs McCartney wrote or co-wrote on 12 Beatles studio albums and 26 Wings and solo albums, along with singles and B sides.

 

154 bài trong số hơn 400 bài hát mà McCartney đã sáng tác hoặc đồng sáng tác trên 12 album của phòng thu Beatles và 26 album của Wings và các album độc tấu, cùng với các đĩa đơn và mặt B của các đĩa khác.

 

 

 

It would be easy to fill the rest of this review space with the titles of less-than-print-worthy lyrics from McCartney’s vast catalog.

 

Chẳng khó khăn gì để điền nốt vào phần còn lại của khoảng thời gian điểm duyệt này bằng tiêu đề của những ca từ ít đáng được in ấn hơn từ danh mục rất rộng của McCartney.

 

 

 

One can’t blame him for not including goofy doggerel such as “Oo You,” “Mumbo” and “Bip Bop.”

 

Người ta chẳng thể trách anh vì đã không đưa vào đó những ca từ dở ẹc ngớ ngẩn như “Oo You”, “Mumbo” và “Bip Bop”.

 

 

 

Nor should one fault McCartney for the pride he takes in the lyrics selected for these books, though some are treacherously close to doggerel, too.

 

Cũng không nên chê bai McCartney vì niềm tự hào mà anh thể hiện trong những ca từ được tuyển lựa cho bộ sách này, mặc dù một số cũng cực kỳ cận kề với những ca từ dở ẹc.

 

 

 

(I’m thinking of “My Love” and “Live and Let Die,” the latter of which has been rewritten since the original published sheet music to eliminate “this ever-changing world in which we live in,” though the amended lyric is still awfully trite.)

 

(Tôi đang nghĩ đến "My Love" và "Live and Let Die", ca khúc thứ hai đã được viết lại kể từ khi bản nhạc ban đầu được xuất bản để loại bỏ cái "thế giới không ngừng thay đổi mà chúng ta đang sống trong đó", dẫu vậy ca từ đã được sửa lại vẫn nhàm kinh khủng.)

 

 

 

To read over the words to these 154 songs is to be impressed not merely with McCartney’s productivity but with the fertility of his imagination and the potency of his offhand, unfussy style.

 

Đọc từ đầu đến cuối ca từ của 154 bài hát này là bị ấn tượng không chỉ với hiệu suất làm việc của McCartney mà còn với trí tưởng tượng phong phú và phong cách tự nhiên, không cầu kỳ đầy sức mạnh của anh.

 

 

 

The best of the songs collected here (“For No One,” “She’s Leaving Home,” “When Winter Comes,” “On My Way to Work” and quite a few more) reflect eyes fixed on the small niceties and curiosities of everyday life and a mind that bounces freely, taking childlike pleasure in that freedom.

 

Những bài hát hay nhất được tuyển chọn ở đây (“For No One”, “She's Leaving Home”, “When Winter Comes”, “On My Way to Work” và một số bài hát khác) ánh xạ cặp mắt dán chặt vào những thứ tinh tế và tò mò nhỏ nhặt trong cuộc sống hàng ngày và một tâm trí tự do bay nhảy, thu được niềm vui trẻ thơ từ sự tự do đó.

 

 

 

“The Lyrics” makes clear that McCartney has written on a high level long past his Beatles years, and even the weakest lyrics in the books have a character all their own: a feeling of giddy playfulness and unguarded experimentation.

 

“The Lyrics” chỉ rõ ra rằng McCartney đã viết ở trình độ cao từ rất lâu sau những năm Beatles của anh, và ngay cả những ca từ kém nhất trong bộ sách cũng có đặc điểm riêng của chúng: cảm giác vui đùa bồng bột và thử nghiệm khinh suất.

 

 

 

They’re a joy to read because they exude the joy their maker took in their making.

 

Đọc chúng là niềm vui vì chúng tỏa ra niềm vui mà người sáng tác đã thu được trong quá trình sáng tạo ra chúng.

 

 

 

“Fans or readers, or even critics, who really want to learn more about my life should read my lyrics, which might reveal more than any single book about the Beatles could do,” McCartney writes in the foreword to “The Lyrics.”

 

“Người hâm mộ hoặc độc giả, hoặc thậm chí cả các nhà phê bình, những ai thực sự muốn biết thêm về cuộc đời tôi nên đọc ca từ của tôi, chúng có thể tiết lộ nhiều hơn bất kỳ một cuốn sách đơn lẻ nào về The Beatles có thể tiết lộ,” McCartney viết trong lời tựa của cuốn “The Lyrics”.

 

 

 

Like most pop lyrics, the words to McCartney’s songs are considerably more effective with the music they were written for.

 

Cũng như hầu hết các ca từ nhạc pop, ca từ viết cho ca khúc của McCartney gây ấn tượng hơn hẳn khi đi với bản nhạc mà chúng được viết trên nền.

 

 

 

With the addition of melody, harmony, instruments, the human voice and studio electronics, a piece of recorded music can come together like, say, “Come Together” — a song by Lennon that McCartney transformed in the studio by radically altering the music.

 

Cộng thêm giai điệu, hòa âm, nhạc cụ, giọng hát và các thiết bị điện tử phòng thu, một bản nhạc thu âm có thể kết hợp rất ăn ý giống như, chẳng hạn, “Come Together” – một ca khúc của Lennon mà McCartney đã biến đổi trong phòng thu bằng cách thay đổi nhạc triệt để.

 

 

 

“The Lyrics” does not present a partial view of McCartney’s songs, though; it presents a different view of them.

 

Thế nhưng, “The Lyrics” không thể hiện một góc nhìn về các ca khúc của McCartney; nó thể hiện một tầm nhìn khác về chúng.

 

 

 

In the absence of music, the books add to the words with new elements of accompaniment: photographs, reproductions of manuscripts, images of mementos and artifacts related to the songs or the time of their making, and lengthy commentary by McCartney.

 

Khi không có nhạc đi kèm, bộ sách này bổ sung cho ca từ bằng các yếu tố đệm mới: những bức ảnh, bản thảo sao chép, hình ảnh những kỷ vật và hiện vật liên quan đến các bài ca hoặc thời điểm sáng tác ra chúng, và lời dẫn giải dài dòng của McCartney.

 

 

 

These materials are far from ancillary and actually constitute the bulk of the contents of “The Lyrics.”

 

Những tư liệu này hoàn toàn không mang tính phụ trợ và thực sự cấu thành phần chính nội dung của “The Lyrics”.

 

 

 

(Only 156 of the books’ 874 pages are used for lyrics.)

 

(Chỉ có 156 trang trong số 874 trang của bộ sách được dùng cho ca từ.)

 

 

 

The commentary was constructed with the aid of Paul Muldoon, the Pulitzer Prize-winning poet, who also happens to be a rock musician and songwriter.

 

Phần dẫn giải được xây dựng với sự trợ giúp của Paul Muldoon, nhà thơ đạt giải Pulitzer, tình cờ cũng là một người chơi nhạc rock và nhà sáng tác ca khúc.

 

 

 

In 24 sessions (face to face before the pandemic, and then by videoconference), Muldoon led McCartney in conversations about the songs and later edited McCartney’s language to produce the first-person prose in the books.

 

Trong 24 buổi ghi âm (trực tiếp trước đại dịch, và sau đó qua hội họp trực tuyến), Muldoon đã hướng dẫn McCartney trong các cuộc đàm luận về các ca khúc đó và sau này đã biên tập ngữ văn cho McCartney để tạo ra văn từ ở ngôi thứ nhất trong sách.

 

 

 

The text is loose and ruminative, and it reveals a great deal about what McCartney thinks about life and music, and what he would like us to think about him.

 

Văn từ ấy phóng khoáng và sâu sắc, và nó tiết lộ rất nhiều những gì McCartney nghĩ về cuộc sống và âm nhạc, cũng như những gì anh mong chúng ta nghĩ về anh.

 

 

 

Over and over, McCartney shows how deeply he is steeped in literary history and how much his output as a songwriter has in common with the works of the likes of Dickens and Shakespeare.

 

Hết lần này đến lần khác, McCartney cho thấy anh đã dấn sâu vào lịch sử văn học như thế nào và tác phẩm của anh với tư cách một nhà viết ca khúc có nhiều điểm chung với các tác phẩm của Dickens và Shakespeare đến mức nào.

 

 

 

“John never had anything like my interest in literature,” he announces at the top of his commentary on “The End,” before pivoting to a mini-lecture on the couplet as a form.

 

“John chưa từng có hứng thú với văn học như tôi,” anh tuyên bố ở đầu phần dẫn giải của mình về “The End”, trước khi quay sang một diễn từ ngắn về đôi vế câu đó như một thể thức.

 

 

 

“When you think about it, it’s been the workhorse of poetry in English right the way through. Chaucer, Pope, Wilfred Owen.”

 

“Khi bạn nghĩ về nó, nó là con ngựa kéo nền thi ca tiếng Anh suốt từ đầu. Chaucer, Pope, Wilfred Owen.”

 

 

 

Apropos of “Come and Get It,” the trifle he wrote and produced for Badfinger, McCartney notes, “When you’re writing for an audience — as Shakespeare did, or Dickens, whose serialized chapters were read to the public — there’s that need to pull people in.” Aaaah … we realize:

 

Về bài “Come and Get It”, bài ca mà anh sáng tác và dàn dựng cho ban nhạc Badfinger, McCartney dẫn giải: “Khi ta sáng tác cho một cử tọa – như Shakespeare đã làm, hay Dickens, các tác giả có những chương sách xuất bản theo kỳ được đọc cho công chúng – thì sẽ thấy cần thiết phải lôi kéo mọi người y như thế.” Aaaah… chúng ta thấy rõ:

 

 

 

Paul really is a word man, the more literary and cerebral Beatle.

 

 Paul thực sự là một nhà sáng tác ca từ, một Beatle có tố chất văn chương hơn và trí tuệ hơn.

 

 

 

As one would expect from the pop star who posed with his baby tucked in his coat on his farm for his first post-Beatles album, McCartney talks with ardor and respect for his parents, his extended family in Liverpool, and the traditional values of hearth and home in general.

 

Như ta có thể chờ mong từ ngôi sao nhạc pop ấy, người mà tại trang trại của mình đã tạo dáng với con gái mới sinh của anh ủ trong áo khoác anh đang mặc để lên hình cho album hậu-Beatles đầu tiên, McCartney trò chuyện với sự sôi nổi và lòng kính trọng đối với cha mẹ, đại gia đình của anh ở Liverpool, và về các giá trị truyền thống của gia đình và quê hương nói chung.

 

 

 

He attributes the buoyant positivity of his music to the happiness in his family life and, by extension, ascribes the bite and cynicism that distinguishes much of Lennon’s work to the domestic upheaval in John’s early years.

 

Anh cho rằng tính tích cực sôi nổi trong âm nhạc của mình là nhờ hạnh phúc trong cuộc sống gia đình của anh và, mở rộng ra, anh quy kết tính châm biếm chua cay và giễu cợt là dấu hiệu đặc trưng trong hầu hết sáng tác của Lennon cho nguyên nhân biến động gia đình lúc  John còn thơ ấu.

 

 

 

To McCartney, a dark view of humanity is a failing and must be a mark of suffering, rather than an attribute of thought.

 

Đối với McCartney, cái nhìn đen tối về con người là một nhược điểm và hẳn là một dấu ấn của đau khổ thì đúng hơn là một đặc tính của tư duy.

 

 

 

While pronouncing his love for Lennon as a longtime friend and creative partner, Paul is pretty rough on him at points in “The Lyrics.”

 

Mặc dù tuyên bố tình yêu của mình đối với Lennon như một người bạn lâu năm và cộng sự sáng tác, Paul lại khá gay gắt với Lennon ở một số điểm trong “The Lyrics”.

 

 

 

His main crime is one of omission, passing on opportunities to point out Lennon’s signature contributions to songs they wrote collaboratively, such as “A Day in the Life.”

 

Lỗi lầm lớn nhất của anh là lỗi bỏ sót, từ chối những cơ hội để chỉ ra những đóng góp ghi dấu ấn của Lennon cho các ca khúc mà họ đã cùng sáng tác, chẳng hạn như “A Day in the Life”.

 

 

 

In the context of conflicts between the two of them, McCartney describes Lennon as “stupid” or an “idiot.”

 

Trong tình huống mâu thuẫn giữa hai người bọn họ, McCartney miêu tả Lennon là "ngớ ngẩn" hoặc "đồ ngốc."

 

 

 

Yes, we all know that McCartney can’t help defining himself in relation to Lennon.

 

Đành rằng chúng ta đều biết rằng McCartney không thể đừng xác định bản thân trong mối quan hệ với Lennon.

 

 

 

Still, as he shows convincingly throughout “The Lyrics,” you don’t have to make the other guy out to be an idiot to prove that you’re a genius.

 

Tuy vậy, như anh thể hiện một cách đầy thuyết phục trong suốt bộ sách “The Lyrics”, ta đâu cần phải ngoa dụ người khác với đồ ngốc để chứng minh rằng ta là một thiên tài.


THE LYRICS
1956 to the Present
By Paul McCartney
Edited and with an introduction by Paul Muldoon
Illustrated. 874 pp. Liveright Publishing. $100.

Chia sẻ: