Lịch sử về cách tân y học không phớt lờ các tác dụng phụ

9 12 / 2021
Đăng bởi: lovebird21c

Lịch sử về cách tân y học không phớt lờ các tác dụng phụ

nguồn: New York Times,

biên dịch: Takya Đỗ,

A History of Medical Innovation That Doesn’t Ignore the Side Effects

 

Lịch sử về cách tân y học không phớt lờ các tác dụng phụ

 

 


 

In his 1983 novella “Worstward Ho,” Samuel Beckett wrote his most famous words:

 

Trong cuốn “Worstward Ho” xuất bản năm 1983, Samuel Beckett đã viết những lời nổi tiếng nhất của ông:

 

 

 

“Ever tried. Ever failed. No matter. Try again. Fail again. Fail better.”

 

“Đã từng thử. Đã từng thất bại. Không sao. Hãy thử thêm lần nữa. Thất bại thêm lần nữa. Hãy thất bại đẹp hơn”.

 

 

 

The history of medicine consists of trying and failing, trying again, failing again and failing better.

 

Lịch sử y học bao gồm thử và thất bại, thử thêm lần nữa, thất bại thêm lần nữa và thất bại đẹp hơn.

 

 

 

Many of those efforts, and many of those failures, produced tragedies and deaths.

 

Nhiều nỗ lực trong số đó, và nhiều thất bại trong số đó đã gây ra những bi kịch và cái chết.

 

 

 

Following Hippocrates, doctors often pledge to “do no harm,” but if they took that pledge seriously, countless lifesaving innovations would never have been possible.

 

Theo gương Hippocrates, các bác sĩ thường cam kết “không gây tổn hại”, song nếu họ nghiêm túc thực hiện lời cam kết đó thì vô số những đổi mới cứu được mạng con người sẽ không bao giờ có thể thực hiện được.

 

 

 

This is true whether we are speaking of chemotherapy, antibiotics, heart transplants or vaccines for Covid-19.

 

Đây là sự thật bất kể chúng ta đang nói về hóa trị, kháng sinh, cấy ghép tim hay vắc-xin Covid-19.

 

 

 

In his new book, “You Bet Your Life,” Paul A. Offit wants to understand the failures and tragedies that help pave the way to medical innovation.

 

Trong cuốn sách mới “You Bet Your Life” (tạm dịch: “Bạn đặt cược sinh mạng của bạn”) của ông, Paul A. Offit muốn tìm hiểu những thất bại và bi kịch giúp mở đường cho sự đổi mới y học.

 

 

 

For most of human history, anesthesia did not exist.

 

Trong phần lớn lịch sử loài người, thuốc gây mê chưa từng tồn tại.

 

 

 

Patients had to be forcibly restrained while their limbs were amputated and their cancers were removed, typically amid piercing screams and unbearable agony.

 

Người ta buộc phải dùng vũ lực khống chế các bệnh nhân trong khi cắt cụt các chi hay cắt bỏ các khối ung thư của họ, mà thường là giữa những tiếng la hét xuyên thấu và đau đớn không thể chịu đựng được.

 

 

 

Things did not start to change until the 1840s, when a carnival barker named Gardner Colton charged people 25 cents to sniff “laughing gas,” also known as nitrous oxide, which made them fall down in hysterics and then go to sleep for a few minutes.

 

Mọi thứ cho đến tận những năm 1840 mới bắt đầu thay đổi, khi một người rao hàng trong lễ hội tên là Gardner Colton tính giá 25 cent cho người ta hít "khí cười", còn được gọi là ôxit nitơ, khiến họ rơi vào trạng thái cười điên loạn và sau đó thiếp ngủ đi vài phút.

 

 

 

On Dec. 10, 1844, a dentist named Horace Wells attended Colton’s show.

 

Ngày 10 tháng 12 năm 1844, một nha sĩ tên là Horace Wells đã tham dự buổi trình diễn của Colton.

 

 

 

Soon after inhaling the gas (and making a fool of himself), he told a friend that a person could probably “have a tooth extracted or a limb amputated and not feel any pain.”

 

Ngay sau khi hít thứ khí gas này (và xử sự như một kẻ ngốc), ông ta bảo một người bạn rằng một người có thể “bị nhổ răng hoặc cắt cụt chi và không cảm thấy đau đớn chút nào”.

 

 

 

Wells sought out Colton immediately after the show, and the very next day, he became the first person to use nitrous oxide as an anesthetic:

 

Wells đã tìm Colton ngay sau buổi biểu diễn, và ngay ngày hôm sau, ông trở thành người đầu tiên sử dụng ôxit nitơ làm thuốc gây mê:

 

 

 

He asked a fellow dentist to extract one of his own teeth.

 

ông nhờ một nha sĩ đồng nghiệp nhổ một chiếc răng của chính ông.

 

 

 

The procedure was painless.

 

Quá trình này hoàn toàn không đau đớn.

 

 

 

Over the following weeks, Wells used nitrous oxide on 15 of his patients.

 

Trong những tuần tiếp theo, Wells đã sử dụng ôxit nitơ trên 15 bệnh nhân của mình.

 

 

 

It worked every time.

 

Lần nào nó cũng có tác dụng.

 

 

 

In January 1845, he asked if he could demonstrate his method to specialists in a large amphitheater at the Massachusetts General Hospital.

 

Tháng Giêng năm 1845, ông đề nghị xem liệu ông có thể chứng minh phương pháp của mình với các chuyên gia trong một giảng đường lớn tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts hay không.

 

 

 

The demonstration failed.

 

Vụ chứng minh này thất bại.

 

 

 

Wells gave too little of the anesthetic to his patient, who woke up during the extraction, in intense pain and screaming.

 

Wells đã cho bệnh nhân của mình quá ít thuốc gây mê ấy, người bệnh tỉnh dậy trong lúc đang nhổ răng, đau đớn và la hét dữ dội.

 

 

 

Members of the audience shouted out, “Humbug!”

 

Những người trong khán phòng hét lên: "Đồ bịp bợm!"

 

 

 

Wells was disgraced.

 

Wells đã bị một phen nhục nhã.

 

 

 

While Wells was experimenting with nitrous oxide, a dentist named William Morton was trying a different anesthetic: ether.

 

Trong khi Wells đang thử nghiệm với ôxit nitơ, một nha sĩ tên là William Morton đã thử một loại thuốc gây mê khác: ête.

 

 

 

In October 1846, Morton was given an opportunity to demonstrate its use in the very same amphitheater in which Wells had failed.

 

Tháng 10 năm 1846, Morton đã được trao cơ hội để chứng minh việc sử dụng nó trong chính giảng đường mà Wells đã thất bại.

 

 

 

After Morton administered the ether, his young patient sat through a painless operation performed by the surgeon John Collins Warren, who afterward declared, “Gentlemen, this is no humbug.”

 

Sau khi Morton sử dụng ête, bệnh nhân trẻ của ông đã trải qua từ đầu đến cuối cuộc phẫu thuật không đau đớn do bác sĩ phẫu thuật John Collins Warren thực hiện, ông này sau đó đã tuyên bố: “Thưa các quý ông, đây không phải là một sự bịp bợm.”

 

 

 

The amphitheater is now called the Ether Dome, in tribute to the birth of anesthesia in the United States.

 

Giảng đường này hiện nay được gọi là Ether Dome, để tỏ lòng tôn kính sự ra đời của thuốc gây mê ở Mỹ.

 

 

 

But that’s hardly the end of the story.

 

Nhưng đó đâu đã phải là hồi kết của câu chuyện.

 

 

 

In 1847, James Young Simpson, a Scottish doctor, discovered that chloroform was more potent than ether — and also that it worked more quickly and did not cause vomiting.

 

Năm 1847, James Young Simpson, một bác sĩ người Scotland, phát hiện ra rằng chloroform còn mạnh hơn ête – và nó cũng tác dụng nhanh hơn và không gây nôn mửa.

 

 

 

It had an enthusiastic reception in Europe.

 

Nó được đón nhận nhiệt tình ở châu Âu.

 

 

 

But chloroform was hardly risk-free, and by 1863, it was responsible for 100 deaths, often following minor operations.

 

Nhưng chloroform chẳng phải không chứa rủi ro, và đến năm 1863, nó là nguyên nhân gây ra 100 ca tử vong, thường là sau những ca tiểu phẫu.

 

 

 

It was not until the end of World War I that chloroform was phased out in Europe — and it was not until the early 1980s that American doctors stopped using ether.

 

Tận đến khi kết thúc Thế chiến I, chloroform mới dần dần bị bỏ không dùng ở châu Âu – và đến tận đầu những năm 1980 thì các bác sĩ Mỹ mới ngừng sử dụng ête.

 

 

 

Nitrous oxide continues to be deployed in dentistry, but contemporary anesthetics are much safer and better than anything that Wells, Morton and Simpson could have possibly imagined.

 

Ôxit nitơ tiếp tục được sử dụng trong nha khoa, nhưng các loại thuốc gây mê hiện đại an toàn và tốt hơn nhiều so với bất kỳ thứ gì mà Wells, Morton và Simpson có thể tưởng tượng ra.

 

 

 

The first heart transplant was undertaken by James Hardy, who put a chimpanzee’s heart into Boyd Rush’s chest in 1964.

 

Ca cấy ghép tim đầu tiên được James Hardy thực hiện, ông này đã đặt trái tim của một con tinh tinh vào lồng ngực của Boyd Rush năm 1964.

 

 

 

Rush died in just two hours.

 

Chỉ hai giờ sau, Rush đã qua đời.

 

 

 

In 1967, Christiaan Barnard transplanted a human heart into Louis Washkansky, who survived for 18 days.

 

Năm 1967, Christiaan Barnard cấy ghép tim người cho Louis Washkansky, bệnh nhân này sống được thêm 18 ngày.

 

 

 

Barnard became an international celebrity, and in 1968, more than 100 heart transplants were performed around the world.

 

Barnard đã trở thành một người nổi tiếng quốc tế, và vào năm 1968, hơn 100 ca ghép tim đã được thực hiện trên khắp thế giới.

 

 

 

But half of the patients died within the month, and only 10 percent were alive two years later.

 

Nhưng một nửa số bệnh nhân đã chết trong cùng tháng đó, và hai năm sau chỉ còn 10% sống được.

 

 

 

In light of that record of failure, the number of heart transplants dwindled to 16 in 1970 and 17 in 1971.

 

Do kỷ lục thất bại đó, số ca cấy ghép tim giảm xuống còn 16 ca vào năm 1970 và 17 ca vào năm 1971.

 

 

 

But Norman Shumway, Richard Lower and Richard Caves, among many others, developed a series of innovations, including an essential immune suppressant (now called cyclosporine) and Caves’s “bioptome,” a thin piano wire with pincers at the end, which allowed early detection when a patient was rejecting a transplant.

 

Nhưng Norman Shumway, Richard Lower và Richard Caves, trong số nhiều người khác, đã phát triển một loạt các cải tiến, bao gồm cả một loại thuốc ức chế miễn dịch thiết yếu (hiện được gọi là cyclosporine) và thiết bị “bioptome” của Caves, một dây đàn piano rất mảnh có kẹp ở cuối, cho phép phát hiện sớm khi bệnh nhân đào thải cấy ghép.

 

 

 

Doctors now perform about 2,300 heart transplants annually in the United States alone.

 

Hiện nay chỉ riêng ở Mỹ các bác sĩ hiện thực hiện khoảng 2.300 ca ghép tim mỗi năm.

 

 

 

The average survival rate is 15 years.

 

Tỷ lệ sống thêm được trung bình là 15 năm.

 

 

 

Gerhard Domagk, a researcher at a German pharmaceutical company, aimed to kill streptococcus, one of the world’s most deadly bacteria.

 

Gerhard Domagk, một nhà nghiên cứu tại một công ty dược phẩm của Đức, tập trung vào việc tiêu diệt liên cầu khuẩn, một trong những vi khuẩn gây chết người nhiều nhất trên thế giới.

 

 

 

His work led to the production of sulfanilamide, an early antibiotic for which he won the Nobel Prize.

 

Công trình của ông đã dẫn đến việc sản xuất sulfanilamide, một loại kháng sinh sớm nhất mà nhờ nó ông đã giành được giải Nobel.

 

 

 

In a short period, the drug saved thousands of lives from pneumonia alone.

 

Chỉ trong một thời gian ngắn, loại thuốc này đã cứu sống hàng nghìn người khỏi chỉ riêng một bệnh viêm phổi.

 

 

 

But it also had side effects.

 

Nhưng nó cũng có những tác dụng phụ.

 

 

 

It turned out that diethylene glycol was used as an ingredient in Elixir Sulfanilamide — and that it contributed to kidney failure.

 

Hóa ra diethylene glycol đã được sử dụng làm một thành phần trong thuốc kháng sinh Elixir Sulfanilamide – và nó góp phần gây suy thận.

 

 

 

As Offit explains, the sulfanilamide disaster helped to spur enactment of the Food, Drug and Cosmetics Act of 1938, which required pharmaceutical companies to list all ingredients on product labels, and also to perform sufficient testing in advance.

 

Như Offit giải thích, thảm họa sulfanilamide đã giúp thúc đẩy việc ban hành Đạo luật Thực phẩm, Dược phẩm và Mỹ phẩm năm 1938 [của Mỹ], đạo luật này đòi hỏi các công ty dược phẩm phải liệt kê mọi thành phần trên nhãn sản phẩm và cũng phải thực hiện kiểm nghiệm đầy đủ trước.

 

 

 

We celebrate Jonas Salk, inventor of one of the first polio vaccines — but in some cases, his vaccine actually caused polio, temporarily paralyzing tens of thousands of children.

 

Chúng ta tôn vinh Jonas Salk, nhà phát minh ra một trong số những vắc-xin bại liệt đầu tiên – song trong một số trường hợp, vắc-xin của ông ta thực tế lại gây ra bệnh bại liệt, khiến hàng chục nghìn trẻ em bị liệt tạm thời.

 

 

 

One of the companies that made Salk’s vaccine, Cutter Laboratories, had failed to kill a lethal polio strain — and thus injected it into patients.

 

Cutter Laboratories, một trong những công ty sản xuất loại vắc-xin của Salk, đã không thể tiêu diệt một dòng virus bại liệt gây chết người – và theo cách đó đã tiêm nó cho bệnh nhân.

 

 

 

The result was a man-made polio epidemic, one of the worst biological disasters in American history.

 

Kết quả là một trận dịch bại liệt do con người tạo ra, một trong những thảm họa sinh học tồi tệ nhất trong lịch sử nước Mỹ.

 

 

 

Offit puts it gently:

 

Offit nói một cách giảm khinh:

 

 

 

“Cutter did many things wrong.”

 

"Cutter đã làm nhiều điều sai trái."

 

 

 

It took decades, and a series of medical advances and twists and turns, for the United States to become polio-free.

 

Phải mất nhiều thập kỷ, và phải nhờ một loạt những tiến bộ và những thay đổi bước ngoặt về mặt y học, để Mỹ thành một nước sạch bệnh bại liệt.

 

 

 

The rise of X-rays was also accompanied by considerable tragedy, including hundreds of deaths from cancer, culminating in the modern period of generally safe use.

 

Sự gia tăng của tia X cũng đi kèm với thảm kịch đáng kể, bao gồm hàng trăm trường hợp tử vong vì ung thư, kết quả là thời đại ngày nay sử dụng nhìn chung là an toàn.

 

 

 

Offit is a good storyteller, and he has some terrific stories to tell.

 

Offit là một người kể chuyện rất hay, và ông có một số câu chuyện cực hay để kể.

 

 

 

He also draws important lessons.

 

Ông cũng rút ra những bài học quan trọng.

 

 

 

In the domain of medical innovation, tragedies cannot be prevented, no matter how many regulations we put in place.

 

Trong lĩnh vực đổi mới y học, bi kịch là bất khả ngăn ngừa, cho dù chúng ta có đưa ra bao nhiêu quy định đi chăng nữa.

 

 

 

Science moves forward in fits and starts, with blunders, failures and losses along the way.

 

Khoa học tiến lên chập chững, với những sai lầm, thất bại và mất mát trên đường đi.

 

 

 

New discoveries are rarely immediate; we inevitably learn more over time.

 

Khám phá mới hiếm khi ở ngay trước mắt; chắc chắn chúng ta còn học hỏi thêm nhiều hơn theo thời gian.

 

 

 

Ours is not a risk-free world, which means that we need to choose the lesser risk.

 

Thế giới của chúng ta không phải là thế giới phi rủi ro, nghĩa là chúng ta cần chọn cái rủi ro ít hơn.

 

 

 

New technologies are always a gamble.

 

Công nghệ mới luôn là một trò may rủi.

 

 

 

All of those claims are true, but I think that Offit also pulls out an even deeper and more provocative moral from this history.

 

Tất cả những tuyên bố đó đều đúng, nhưng tôi nghĩ rằng Offit cũng rút ra một bài học thậm chí còn sâu sắc hơn và kích thích hơn từ lịch sử này.

 

 

 

In life and in public policy, many people in Europe and the United States are drawn to the “precautionary principle,” which essentially calls for a high degree of risk aversion:

 

Trong cuộc sống và trong chính sách công, nhiều người ở Châu Âu và Mỹ bị thu hút bởi "nguyên tắc phòng ngừa", điều mà về cơ bản báo trước mức độ không thích rủi ro cao:

 

 

 

Whenever an innovation threatens to cause harm, we should be exceedingly cautious before we allow it.

 

Bất kỳ khi nào một sự đổi mới cảnh báo gây tổn hại, chúng ta sẽ cực kỳ thận trọng trước khi cho phép nó.

 

 

 

Offit’s examples, and the history of medical advances, demonstrate that in its most extreme forms, the precautionary principle is self-defeating.

 

Các ví dụ của Offit và lịch sử của những tiến bộ y học chứng minh rằng trong những hình thức cực đoan nhất của nó, nguyên tắc phòng ngừa là tự chuốc lấy thất bại.

 

 

 

Simply put, precautions kill.

 

Nói ngắn gọn, phòng ngừa là tự diệt.

 

 

 

Whether we are speaking of anesthesia, heart transplants, antibiotics, chemotherapy or blood transfusions, the precautionary principle would have vastly slowed down innovations that, yes, carried serious risk and led to real harm, but were ultimately a great boon to humanity.

 

Cho dù chúng ta đang nói đến gây mê, cấy ghép tim, kháng sinh, hóa trị hoặc truyền máu, nguyên tắc phòng ngừa có thể sẽ khiến những đổi mới cực kỳ chậm lại, những đổi mới mà, đúng thế, mang lại rủi ro nghiêm trọng và dẫn đến tổn hại thực sự, nhưng kết cục lại là một lợi ích lớn cho nhân loại.

 

 

 

None of this means that anything goes.

 

Điều này hoàn toàn không có nghĩa là mọi cái đều được phép.

 

 

 

To the extent possible, our judgments should turn on the numbers — on a rigorous assessment of the magnitude of the risks from inaction, from action and from everything in between.

 

Trong chừng mực có thể, các phán đoán của chúng ta phải dựa trên các con số – trên cơ sở đánh giá cặn kẽ về mức độ rủi ro từ việc không hành động, hành động và mọi thứ ở giữa hai trạng thái đó.

 

 

 

The challenge is that when we are innovating, we might not have much information.

 

Thách thức là khi chúng ta đang đổi mới, chúng ta có thể không có nhiều thông tin.

 

 

 

We might have to start with speculation and guesswork, and learn in real time.

 

Chúng ta có thể phải khởi đầu bằng suy đoán và phỏng đoán, đồng thời biết được trong thời gian thực.

 

 

 

We might have to roll the dice with our lives.

 

Chúng ta có thể phải liều may rủi với chính sinh mạng của mình.

 

 

 

As Offit shows, there’s heroism in that.

 

Như Offit cho thấy, có tính anh hùng trong việc đó.

 

 

 

Beckett put it this way:

 

Beckett nói theo cách này:

“No choice but stand. Somehow up and stand. Somehow stand.”

 

“Chẳng còn cách nào khác ngoài đứng vững. Bằng cách nào đó hãy đứng dậy và đứng vững. Dù thế nào cũng đứng cho vững.”

 

YOU BET YOUR LIFE
From Blood Transfusions to Mass Vaccination, the Long and Risky History of Medical Innovation
By Paul A. Offit
272 pp. Basic Books. $28.

Chia sẻ: