Đổ nát và ức chế: Cái nhìn cận cảnh nước Đức trong thập kỷ sau Hitler

18 1 / 2022
Đăng bởi: lovebird21c

Đổ nát và ức chế: Cái nhìn cận cảnh nước Đức trong thập kỷ sau Hitler

nguồn: New York Times,

biên dịch: Takya Đỗ,

Rubble and Repression: An Intimate Look at Germany in the Decade After Hitler

 

Đổ nát và ức chế: Cái nhìn cận cảnh nước Đức trong thập kỷ sau Hitler

 

 

 


It was a startling disappearing act, one for the ages.

 

Hành động biến mất đó thật sửng sốt, một hành động đáng được lưu danh muôn thuở.

 

 

 

Right at the moment when Hitler killed himself in his bunker on April 30, 1945, Germany was magically transformed from a genocidal Reich to a place where there were barely any Nazis to be found.

 

Ngay tại thời điểm Hitler tự sát trong boongke của mình ngày 30/4/1945, nước Đức đã biến đổi một cách thần kỳ từ một Đế chế Đức diệt chủng thành một nơi mà hầu như không tìm thấy bất kỳ một tên Đức quốc xã nào.

 

 

 

“No one was a Nazi,” the journalist Martha Gellhorn wrote about the end of World War II in Europe, mordantly recalling how all the Germans she met insisted they had hidden a Communist or were secretly half-Jewish.

 

“Không một ai từng là đảng viên Quốc xã cả,” nhà báo Martha Gellhorn viết về sự kết thúc của Thế chiến II ở Châu Âu, nhắc lại một cách châm biếm rằng tất cả những người Đức mà bà gặp đều khăng khăng một mực rằng họ đã che giấu một người Cộng sản hoặc bản thân họ là người lai Do Thái mà họ giấu diếm ra sao.

 

 

 

The photojournalist Margaret Bourke-White heard the phrase “We didn’t know!” with such “monotonous frequency” that it sounded “like a kind of national chant for Germany.”

 

Phóng viên ảnh Margaret Bourke-White đã nghe thấy câu "Chúng tôi không biết!" với "tần số đơn điệu" đến mức nghe nó "giống như một kiểu kinh cầu toàn quốc cho nước Đức."

 

 

 

In “Aftermath: Life in the Fallout of the Third Reich, 1945-1955,” the Berlin-based journalist Harald Jähner is similarly skeptical, describing how the majority of surviving Germans were so preoccupied with their own suffering that the dominant mood was one of self-pity.

 

Trong cuốn “Aftermath: Life in the Fallout of the Third Reich, 1945-1955” (Hậu chiến: Cuộc sống trong sự sụp đổ của Đế chế Thứ Ba, 1945-1955”),  nhà báo Harald Jähner hoạt động tại Berlin cũng có tư tưởng hoài nghi như thế, đã miêu tả đa số những người Đức sống sót bận tâm đến nỗi đau khổ của chính họ đến mức tâm trạng chi phối họ là một tâm trạng kiểu tự thương thân ra sao.

 

 

 

The pointedness of this sentence is quintessential Jähner; he does double duty in this fascinating book (translated into English by the gifted Shaun Whiteside), elegantly marshaling a plethora of facts while also using his critical skills to wry effect, parsing a country’s stubborn inclination toward willful delusion.

 

Tính châm biếm trong câu này là đặc trưng của Jähner; ông làm nhiệm vụ song trùng trong cuốn sách hấp dẫn này (đã được Shaun Whiteside tài ba dịch sang tiếng Anh), duyên dáng dẫn dắt quá nhiều sự kiện đồng thời cũng sử dụng những kỹ năng phê bình của mình để tạo hiệu ứng châm biếm, phân tích khuynh hướng ngoan cố của một quốc gia thiên về cái ảo tưởng mà nó ý thức rõ.

 

 

 

Even though “Aftermath” covers historical ground, its narrative is intimate, filled with first-person accounts from articles and diaries.

 

Mặc dù "Aftermath" bao quát bối cảnh lịch sử, câu chuyện của nó lại rất riêng tư, đầy những lời kể của ngôi thứ nhất từ các bài báo và nhật ký.

 

 

 

The original German title was “Wolfszeit,” or “Time of the Wolf.”

 

Tên sách gốc tiếng Đức là “Wolfszeit”, hoặc “Time of the Wolf” (“Thời của Sói”).

 

 

 

The postwar Germans were fond of animal metaphors.

 

Dân Đức thời hậu chiến rất thích những ẩn dụ động vật.

 

 

 

Those who stockpiled supplies were “hamsters,” while those who stole from the hamsters were “hyenas.”

 

Những người tích trữ nhu yếu phẩm là “chuột đồng”, trong khi những người ăn cắp của chuột đồng là “linh cẩu”.

 

 

 

One could never be sure what the wolf was up to, “since the ‘lone wolf’ had just as frightening a reputation as the whole pack,” Jähner writes.

 

Người ta không bao giờ có thể biết chắc con sói đó đang ủ mưu gì, “vì rằng ‘con sói đơn độc’ đó có tiếng tăm cũng đáng sợ chẳng khác gì cả bầy”, Jähner viết.

 

 

 

This duality between the loner and the group reflected the postwar emergence of the apathetic Everyman known as Ohnemichel, a play on the name Michael and the German words for “without” and “me,” a figure whose solitary inwardness was like the flip side of the Nazi Volksgemeinschaft, or “people’s community.”

 

Tính hai mặt này giữa con sói đơn độc và bày đàn phản ánh sự xuất hiện sau chiến tranh của Kẻ Thường dân [Everyman] lãnh đạm được gọi là Ohnemichel, một cách chơi chữ từ cái tên Michael ghép với các từ tiếng Đức “không có” và “tôi”, một nhân vật mà nội tâm đơn độc giống như mặt trái của Volksgemeinschaft của Đức Quốc xã, hay “cộng đồng nhân dân”.

 

 

 

It was as if the country had lurched from one extreme to the other, from collective euphoria to lonesome despair.

 

Cứ như thể đất nước ấy đảo từ thái cực này sang thái cực khác, từ hưng phấn tập thể đến tuyệt vọng đơn độc.

 

 

 

The nonaggressive Germany of today, which hosts more than a million refugees, seemed unimaginable at the time.

 

Nước Đức không gây hấn ngày nay, nơi đón nhận hơn một triệu người tị nạn, dường như vào thời đó là không thể nào tưởng tượng nổi.

 

 

 

As Jähner puts it, “How could a nation that perpetrated the Holocaust become a dependable democratic country” — so dependable that it gets caricatured as a “paradise of mediocrity”?

 

Như Jähner đặt vấn đề: “Làm thế nào mà một quốc gia phạm vào tội ác diệt chủng Holocaust lại có thể trở thành một quốc gia dân chủ đáng tin cậy” – đáng tin cậy đến mức nó được biếm họa như một “thiên đường của phó thường dân”?

 

 

 

“They saw themselves as the victims,” he writes, “and thus had the dubious good fortune of not having to think about the real ones.”

 

“Họ tự coi mình là nạn nhân”, ông viết, “và như thế họ có một may mắn đáng ngờ là không phải nghĩ về con người thật của họ”.

 

 

 

Considering all the chaos in the years after the war, boredom might be seen as a formidable achievement.

 

Nếu xét đến mọi hỗn loạn trong những năm hậu chiến, thì nỗi buồn chán có thể được coi là một thành tựu ghê gớm.

 

 

 

Jähner sets out to tell the tumultuous story of the postwar decade in all of its contradictions, conveying the breadth of experiences amid the “extreme challenges” the German people faced.

 

Jähner mở đầu câu chuyện kể đầy biến động của cái thập kỷ hậu chiến đó với tất cả những mâu thuẫn của nó, truyền tải những kinh nghiệm rộng rãi giữa những "thử thách tột cùng" mà người dân Đức đã phải đối mặt.

 

 

 

With their defeat, “laws had been overruled,” he writes, “yet no one was responsible for anything.”

 

Cùng với chiến bại của họ, "luật pháp đã bị bác bỏ", ông viết, "nhưng không một ai chịu trách nhiệm về bất kỳ cái gì."

 

 

 

A recent book by Volker Ullrich, “Eight Days in May,” minutely chronicled what happened in the days between Hitler’s suicide and the Wehrmacht’s unconditional surrender on May 8, 1945, pointing out that most Germans didn’t consider it a day of liberation but “an unprecedented catastrophe.”

 

Một cuốn sách gần đây của Volker Ullrich, “Eight Days in May” ("Tám ngày trong tháng Năm"), đã ghi lại chi tiết những gì xảy ra trong khoảng thời gian từ ngày Hitler tự sát đến ngày Wehrmacht đầu hàng vô điều kiện 8/5/1945, nó chỉ ra rằng đa phần người Đức không coi đó là ngày giải phóng mà là "một thảm họa chưa từng có".

 

 

 

Jähner’s “Aftermath” gets going where Ullrich’s epilogue leaves off, with the Germans assiduously avoiding any reckoning with what the Nazi regime had done in their name, devoting themselves instead to clearing the rubble with what Ullrich aptly described as “grim diligence.”

 

Cuốn “Aftermath” của Jähner khởi đầu ở nơi mà phần kết của Ullrich vừa chấm hết, với việc người Đức cần mẫn né tránh bất kỳ sự tính toán nào về những gì chế độ Đức Quốc xã đã làm nhân danh họ, thay vào đó họ cống hiến hết mình để dọn dẹp đống đổ nát bằng cái mà Ullrich đã miêu tả một cách rất đúng là “sự siêng năng nghiệt ngã”.

 

 

 

Jähner gives over an entire chapter to the rubble, which was everywhere; not only was it an overwhelming physical fact, but it also made for a potent cultural symbol.

 

Jähner dành cả một chương cho sự đổ nát, cái hiện diện ở khắp mọi nơi; nó không chỉ là một thực tế hữu hình áp đảo, mà còn trở thành một biểu tượng văn hóa mạnh mẽ.

 

 

 

There were Trümmerfilme (“rubble films”) and Trümmerliteratur (“rubble literature”); the women known as Trümmerfrauen would be retrospectively remembered as “mythical heroines,” Jähner writes.

 

Có Trümmerfilme (“phim đổ nát”) và Trümmerliteratur (“văn học đổ nát”); những người phụ nữ được biết đến như những Trümmerfrauen [phụ nữ thời đổ nát] sẽ được nhớ đến như những “nữ anh hùng thần thoại”, Jähner viết.

 

 

 

Even though any number of those women had been pressed into service as punishment for their Nazi pasts, the photographs of them in their aprons and kerchiefs, surrounded by ruins to be painstakingly removed with their shovels, were appealing and ultimately useful, offering “an excellent visual metaphor for the sense of solidarity that the broken-down German society urgently needed.”

 

Cho dù không biết bao nhiêu phụ nữ đã bị ép buộc phải phục dịch như hình phạt vì cái quá khứ Đức Quốc xã của họ, những bức ảnh chụp họ đeo tạp dề và đội khăn vuông, vây quanh họ là đống đổ nát mà họ sẽ phải nhọc nhằn dùng xẻng xúc đi, vẫn hấp dẫn và căn bản là hữu ích, mang lại “một ẩn dụ thị giác xuất sắc về ý thức đoàn kết mà xã hội Đức xộc xệch đang cần gấp.”

 

 

 

The Trümmerfrauen also happened to reflect the country’s postwar demographic reality:

 

Những phụ nữ thời đổ nát này cũng tình cờ phản ánh thực tế nhân khẩu học sau chiến tranh của đất nước:

 

 

 

In 1950, there were 1,362 women for every 1,000 men.

 

Năm 1950, cứ mỗi 1.362 phụ nữ thì chỉ có 1.000 nam giới.

 

 

 

The soldiers who did return were often maimed or psychologically destroyed.

 

Những người lính hồi hương thường bị thương tật hoặc bị hủy hoại về mặt tâm lý.

 

 

 

During the war, women drove trams and operated bulldozers; they learned that cities didn’t need men in order to function.

 

Trong chiến tranh, phụ nữ đã lái xe điện và vận hành máy ủi; họ học được rằng chẳng cần đàn ông thì các thành phố vẫn cứ hoạt động.

 

 

 

Jähner tells us that the men’s consequent feelings of humiliation often weighed more heavily on their psyches than the war crimes they committed.

 

Jähner cho chúng ta biết rằng cái cảm giác bẽ bàng vì chiến bại của cánh đàn ông thường đè nặng lên tâm lý của họ hơn là tội ác chiến tranh mà họ đã gây ra.

 

 

 

He quotes one returning soldier complaining that his wife “had learned to say ‘I’ while I had been away.”

 

Ông trích dẫn lời một người lính hồi hương ca cẩm rằng vợ gã “đã học cách xưng ‘Tôi’ khi tôi vắng nhà”.

 

 

 

The Germans who married in haste, during short leaves after early victories on the front, were haunted by memories of “the Nazi regime’s heyday,” Jähner writes.

 

Những người Đức kết hôn vội vã – trong những kì phép ngắn ngủi sau những chiến thắng ban đầu trên chiến trường – đã bị ám ảnh bởi những ký ức về “thời kỳ hoàng kim của chế độ Đức Quốc xã”, Jähner viết.

 

 

 

“Those grandiose fantasies still echoed as man and wife now sat facing one another in their new squalor.”

 

“Những mộng tưởng hoành tráng đó vẫn còn vang vọng khi người đàn ông và vợ lúc bấy giờ đang ngồi đối diện nhau trong cái ổ chuột mới của họ.”

 

 

 

“Aftermath” wends its way through sex, love and modern art; the book also covers more straightforward political terrain like the repatriation of displaced persons and the official division of East and West in 1949.

 

“Aftermath” đi theo con đường qua tình dục, tình yêu và nghệ thuật hiện đại; cuốn sách cũng đề cập đến lĩnh vực chính trị thẳng thắn hơn như cuộc hồi hương của những người bị trục xuất ra nước ngoài và sự phân chia chính thức Đông Đức và Tây Đức năm 1949.

 

 

 

Jähner inevitably explores the postwar economic situation, too, showing how strictly controlled ration cards yielded a flourishing black market.

 

Jähner chắc chắn cũng khảo sát tỉ mỉ tình hình kinh tế sau chiến tranh, ông cho thấy chế độ tem phiếu được kiểm soát chặt chẽ đã tạo ra một thị trường chợ đen phát triển mạnh mẽ như thế nào.

 

 

 

People stole from their neighbors and helped each other out.

 

Người ta lấy trộm của nhà hàng xóm và giúp đỡ nhau qua ngày.

 

 

 

“Morality didn’t just dissolve,” Jähner writes.

 

“Đạo đức không mất hẳn,” Jähner viết.

 

 

 

“It adapted.”

 

"Nó thích nghi."

 

 

 

Cologne’s Cardinal Josef Frings felt moved to tell Germans that they could put the commandment of “thou shalt not steal” into perspective; they could take what they needed in order to survive.

 

Hồng y Josef Frings xứ Cologne thấy xúc động khi nói với người Đức rằng họ có thể đưa lời răn “ngươi sẽ không trộm cắp” vào viễn cảnh tương lai; họ có thể lấy những gì họ cần để mà sống sót.

 

 

 

The German language adjusted accordingly, with people calling theft Fringsing, as in “I Fringsed the potatoes.”

 

Tiếng Đức được điều chỉnh theo, người ta gọi hành vi trộm cắp là Fringsing, như trong câu “Tôi đã Frings khoai tây”.

 

 

 

Even Cardinal Frings was eventually caught Fringsing; the British found that Cologne’s churches were full of illegally stored coal.

 

Ngay cả đức Hồng y Frings rốt cục cũng bị bắt gặp đang Frings; người Anh thấy rằng các nhà thờ ở Cologne trữ đầy than đá bất hợp pháp.

 

 

 

Jähner trains his focus on such details because it’s through them that so much of the real transformation in postwar Germany first came about.

 

Jähner hướng sự tập trung vào những chi tiết như vậy bởi vì nhờ có chúng rất nhiều sự thay đổi thực sự ở nước Đức thời hậu chiến mới diễn ra lần đầu.

 

 

 

If anyone deserved punishment and retribution, it was the Germans after the war — Jähner unsparingly points to the tendency of many to indulge “so expansively in their own suffering,” to reach for stock platitudes that made it possible for “even the most devoted Hitler-worshippers to feel duped rather than guilty.”

 

Nếu bất kỳ ai đáng bị trừng phạt và quả báo, thì đó là người Đức sau chiến tranh – Jähner không tiếc lời chỉ ra xu hướng của nhiều người là thấy ham thích "quá mức với sự đau khổ của chính mình", cố gắng tìm lấy những lời vô vị nhàm chán mà có thể khiến cho "ngay cả những kẻ tôn sùng Hitler tận tụy nhất cảm thấy rằng mình bị lừa bịp hơn là có tội."

 

 

 

But top-down attempts by the Allies to “re-educate” the Germans into recognizing what they had done could only go so far with a populace that averted its gaze; the creation of civil society required a “change of mentality” that emerged when people were forced in their everyday lives to confront the reality before them.

 

Song những nỗ lực từ trên xuống dưới của các nước Đồng minh nhằm “giáo dục lại” người Đức nhìn nhận những gì họ đã làm chỉ có thể đi xa đến thế với một dân tộc đã ngoảnh mặt làm ngơ; sự ra đời của xã hội dân sự đòi hỏi một sự “thay đổi tâm lý” nảy sinh khi mọi người buộc phải đương đầu với thực tế trong cuộc sống hàng ngày của họ.

 

 

 

A robust economic recovery in both the East and the West was a boon, Jähner says, but such “good fortune” had “nothing to do with historical justice.”

 

Sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ ở cả phương Đông và phương Tây là một mối lợi, Jähner nói, song “vận may” như vậy “không liên quan gì đến công lý trong lịch sử”.

 

 

 

Germany’s current self-image as a country that has wholly come to terms with its past might be, this book suggests, a bit of wishful thinking.

 

Việc nước Đức hiện nay tự nhận thức về bản thân như một quốc gia hoàn toàn chấp nhận quá khứ của mình có thể là hơi mơ tưởng, cuốn sách này ám chỉ thế.

 

 

 

“How stable and open to discussion German democracy really is has not yet been put to the test in a truly existential crisis,” Jähner writes.

 

“Nền dân chủ Đức thực sự ổn định và cởi mở đến mức nào thì vẫn chưa được đưa vào thử nghiệm trong một cuộc khủng hoảng tồn sinh thực thụ”, Jähner viết.

 

 

 

He ends by quoting the philosopher Karl Jaspers, who in 1946 warned against the blind spots that were so tempting to cultivate:

 

Ông kết thúc bằng trích dẫn câu nói của nhà triết học Karl Jaspers, người năm 1946 đã cảnh báo về những vùng cấm rất hấp dẫn để chuyên tâm nghiên cứu:

 

 

 

“Let us actually seek out that which contradicts us.”

 

“Chúng ta hãy thực sự tìm cho ra cái điều mâu thuẫn với chúng ta.”



Aftermath
Life in the Fallout of the Third Reich, 1945-1955
By Harald Jähner
Translated from the German by Shaun Whiteside
Illustrated. 394 pages. Alfred A. Knopf. $30.

Chia sẻ: