Xúc cảm đóng vai trò gì trong cách vận hành của não bộ chúng ta?

22 1 / 2022
Đăng bởi: lovebird21c

Xúc cảm đóng vai trò gì trong cách vận hành của não bộ chúng ta?

nguồn: New York Times,

biên dịch: Takya Đỗ,

What Role Do Emotions Play in the Way Our Brains Work?

 

Xúc cảm đóng vai trò gì trong cách vận hành của não bộ chúng ta?

 

 


 

One of the greatest physicists of the last century, Paul Dirac, had no use for emotions.

 

Paul Dirac – một trong những nhà vật lý vĩ đại nhất của thế kỷ trước – chẳng cần gì đến cảm xúc.

 

 

 

“My life is mainly concerned with facts, not feelings,” he declared.

 

“Cuộc đời tôi chủ yếu liên quan đến sự thật, không liên quan đến cảm xúc”, ông tuyên bố.

 

 

 

He loved his emotion-free existence, or so it seemed, until he met a vivacious woman who was his exact opposite — impulsive and ardent.

 

Ông yêu thích sự sinh tồn phi-cảm-xúc của mình, hoặc có vẻ là như vậy, cho đến khi ông gặp một phụ nữ sôi nổi hoàn toàn ngược lại với ông – bốc đồng và nồng nhiệt.

 

 

 

She became his wife and not only made him a happy man but also dramatically changed his personality.

 

Bà trở thành vợ ông và không chỉ biến ông thành một người hạnh phúc mà còn thay đổi tính cách của ông một cách đáng kinh ngạc.

 

 

 

He became a feeling human being, which in turn affected his science.

 

Ông trở thành một con người biết xúc cảm, điều này đến lượt nó lại có ảnh hưởng đến sự nghiệp khoa học của ông.

 

 

 

Yes, physics!

 

Chính thế, vật lý ấy!

 

 

 

If being logical and rational were all that mattered, we wouldn’t need actual physicists.

 

Nếu tính logic và lý trí là tất thảy những gì quan trọng, chúng ta đâu cần đến các nhà vật lý thực thụ.

 

 

 

The job could be done by computers.

 

Công việc đó có thể được máy tính thực hiện.

 

 

 

Later in life, Dirac became so convinced that knowledge needs to be combined with intuitions, crazy hunches and irrational perseverance that whenever he was asked about the secret to his success, he stressed that one needs to be guided above all by one’s emotions.

 

Sau này trong cuộc đời mình, Dirac trở nên cực kỳ tin tưởng rằng kiến thức cần phải được kết hợp với trực giác, linh cảm điên rồ và sự kiên trì phi lý, đến đỗi bất kỳ khi nào được hỏi về bí quyết thành công của mình, ông đều nhấn mạnh rằng trên hết thảy con người ta cần được dẫn dắt bởi cảm xúc của mình.

 

 

 

Dirac’s case is one of many examples offered by Leonard Mlodinow in his latest book, which treats the mental impact of the emotions.

 

Trường hợp của Dirac là một trong nhiều ví dụ được Leonard Mlodinow nêu ra trong cuốn sách mới nhất của ông, cuốn sách luận bàn về tác động tinh thần của cảm xúc.

 

 

 

To get an eloquent reminder of this impact is timely, given the stream of recent books paying one-sided attention to rationality and knowledge.

 

Đã đến lúc cần có một lời nhắc nhở hùng hồn về tác động này, khi mà luồng sách gần đây chỉ hướng sự chú ý một chiều vào lý trí và kiến thức.

 

 

 

We celebrate logic and reasoning and disparage the emotions, which we find too close to our bodies — those flawed vessels of flesh and blood that carry us around and bother us with irresistible needs and urges.

 

Ta ca ngợi logic và lập luận, và miệt thị những cảm xúc mà ta thấy quá gần gũi với con người mình – cái nhục thể đầy khiếm khuyết luôn đeo đẳng chúng ta và quấy rầy chúng ta bằng những nhu cầu và thôi thúc không cưỡng lại được.

 

 

 

The “flesh is weak,” we say.

 

“Nhục thể thường yếu đuối”, ta nói thế.

 

 

 

Throughout history, great (male) thinkers have argued that while animals (and women) run after their emotions and impulses, the human mind is at its noblest when it transcends these.

 

Suốt chiều dài lịch sử, các nhà tư tưởng vĩ đại (nam giới) đã lập luận rằng trái lại với động vật (và phụ nữ) chạy theo cảm xúc và những cơn bốc đồng của mình, trí tuệ con người đạt mức ưu tú nhất khi nó vượt lên trên những thứ ấy.

 

 

 

They proudly declared “man” the only rational being on the planet.

 

Họ tự hào tuyên bố “đàn ông” là sinh vật có lý trí duy nhất trên hành tinh.

 

 

 

Modern neuroscience and psychology, in contrast, teach that the ancient dichotomy between “cold” logic and “hot” passion is as misleading as is the idea of a gender difference.

 

Trái lại, ngành thần kinh học và tâm lý học hiện đại dạy rằng sự lưỡng phân xa xưa giữa logic “lạnh lùng” và đam mê “nóng bỏng” cũng lầm lạc chẳng khác gì cái quan niệm về sự khác biệt giới tính.

 

 

 

Dirac obviously never lacked feelings, and men are guided by them just as much as are women.

 

Hiển nhiên Dirac chưa bao giờ thiếu xúc cảm, và đàn ông cũng được xúc cảm dẫn dắt y hệt phụ nữ.

 

 

 

Nonmaterial, emotion-free minds are a figment of the imagination.

 

Những bộ óc phi vật chất, phi-cảm-xúc là điều tưởng tượng.

 

 

 

“No body, never mind,” wrote the neuroscientist Antonio Damasio.

 

Nhà thần kinh học Antonio Damasio viết: “Không có thân thể, không bao giờ có trí tuệ”.

 

 

 

Since mind, brain and body are one, it’s impossible to disentangle our vaunted rationality from the emotions.

 

Vì trí tuệ, bộ não và thân thể là nhất thể, nên không thể tách rời cái lý trí được ca tụng của ta ra khỏi cảm xúc được.

 

 

 

It is interesting to see this argument being developed by a writer who started his career as a theoretical physicist.

 

Thật thú vị khi thấy lập luận này được phát triển bởi một nhà văn đã khởi đầu sự nghiệp của mình là một nhà vật lý lý thuyết.

 

 

 

Mlodinow has written previous books with and about his late friend Stephen Hawking, and others that explained how randomness permeates our lives.

 

Mlodinow đã viết những cuốn sách trước đó cùng với và về người bạn quá cố Stephen Hawking của ông, và những cuốn sách khác lý giải sự ngẫu nhiên ngấm vào cuộc sống của chúng ta như thế nào.

 

 

 

With “Emotional,” he dives into a field that is clearly not his own.

 

Với cuốn “Emotions” ("Xúc cảm"), ông đi sâu vào một lĩnh vực hiển nhiên không phải của mình.

 

 

 

The result is a rather intellectualized version of the emotions without all of their bodily manifestations and long evolutionary history.

 

Kết quả là một phiên bản của cảm xúc có phần được trí tuệ hóa mà không có mọi biểu hiện thể xác và lịch sử tiến hóa lâu dài của nó.

 

 

 

Charles Darwin is duly mentioned, but we don’t read about some of the greats, such as the psychologist Paul Ekman or the neuroscientist Jaak Panksepp, who placed facial expressions and emotional brain circuitry in an evolutionary context.

 

Charles Darwin được nhắc đến một cách thích đáng, song chúng ta đâu có đọc về một số vĩ nhân, chẳng hạn như nhà tâm lý học Paul Ekman hoặc nhà thần kinh học Jaak Panksepp, người đã đặt các biểu hiện trên khuôn mặt và hệ mạch não cảm xúc vào bối cảnh tiến hóa.

 

 

 

This isn’t Mlodinow’s focus.

 

Đây không phải là trọng tâm của Mlodinow.

 

 

 

Those interested in understanding how feelings unconsciously steer thought, however, are in for a stimulating read.

 

Tuy nhiên, những người quan tâm đến việc tìm hiểu xem cảm xúc lèo lái suy nghĩ một cách vô thức như thế nào chắc chắn sẽ được trải nghiệm một cuốn sách đọc rất hào hứng.

 

 

 

Mlodinow handles this topic astutely with compelling examples and attention to the latest research, which is quite spectacular.

 

Mlodinow luận giải chủ đề này một cách sắc sảo với những ví dụ thuyết phục và chú ý đến nghiên cứu mới nhất, việc ấy khá là hấp dẫn.

 

 

 

He writes in a brisk, friendly style that easily draws you in and makes you reflect on both the recounted anecdotes and your own way of handling comparable situations.

 

Ông viết bằng một văn phong khoáng hoạt, thân thiện, dễ dàng cuốn hút ta và khiến ta suy ngẫm cả về những giai thoại được kể lại và cách xử lý của chính ta với những tình huống tương tự.

 

 

 

In this regard, I found it a plus that the author came to this field from the outside.

 

Về mặt đó, tôi thấy đây là một điểm cộng vì tác giả là người ngoại đạo đến với lĩnh vực này.

 

 

 

He wastes little time on the academic controversies of the day, such as whether or not feelings are culturally constructed, and turns instead to the basics, such as motivation, determination and the ill-defined concept of “emotional intelligence.”

 

Ông chỉ phí chút ít thời gian cho những tranh luận học thuật lâm thời, chẳng hạn như liệu cảm xúc có được hình thành theo văn hóa hay không, và thay vào đó, ông quay sang những vấn đề cơ bản, chẳng hạn như động lực, quyết tâm và cái khái niệm mập mờ về “trí tuệ cảm xúc”.

 

 

 

Since both of his parents survived German concentration camps during World War II, some of Mlodinow’s examples refer to this period of upheaval and horror.

 

Do cả hai bậc sinh thành ra ông đều sống sót từ các trại tập trung của Đức trong Thế chiến II, nên một số ví dụ của Mlodinow đề cập đến thời kỳ đầy biến động và kinh hoàng này.

 

 

 

He relates, for example, how his emaciated father was liberated at Buchenwald by the U.S. Army, in 1945.

 

Chẳng hạn như ông kể lại việc người cha tiều tụy của mình đã được quân đội Mỹ giải phóng tại Buchenwald năm 1945.

 

 

 

The American soldiers generously handed out fresh water, cigarettes, chocolate and food to the starving prisoners.

 

Binh lính Mỹ hào phóng lấy nước ngọt, thuốc lá, sô-cô-la và thức ăn của mình ra cho những tù nhân đang chết đói.

 

 

 

While his father’s friend Moshe couldn’t stop eating, and ended up consuming an entire salami, Mlodinow’s father managed to control himself.

 

Trong khi người bạn của cha ông là Moshe không thể ngừng ăn và cuối cùng đã ăn hết nguyên một cuộn xúc xích salami, thì cha của Mlodinow đã cố gắng kiềm chế bản thân.

 

 

 

Within a couple of hours, Moshe suffered from intense intestinal distress.

 

Trong vòng vài giờ, Moshe bị đau ruột cấp dữ dội.

 

 

 

He died the next day.

 

Ông ta qua đời vào ngày hôm sau.

 

 

 

The author’s father survived thanks to his restraint.

 

Cha của tác giả đã sống sót được nhờ sự kiềm chế của mình.

 

 

 

This story serves to introduce impulse control and why we so often fail at it, such as when we get addicted to gambling, gaming, smoking, pornography, and foods that are fattening and sweet.

 

Câu chuyện này được dùng để giới thiệu về khả năng kiềm chế sự bốc đồng và lý do vì sao ta thường thất bại trong việc kiềm chế nó, chẳng hạn như khi ta nghiện cờ bạc, chơi game, hút thuốc, phim khiêu dâm và các loại thực phẩm giàu chất béo và ngọt.

 

 

 

We allow companies to bombard us with technologically “optimized” foods that fool the human taste buds and reward system.

 

Ta cho phép các công ty oanh tạc ta bằng các loại thực phẩm được “tối ưu hóa” bằng công nghệ để đánh lừa vị giác của con người và hệ thần kinh khích lệ.

 

 

 

They trigger uncontrollable cravings, leading to obesity, which contributes to deadly conditions like heart disease and diabetes.

 

Chúng gây ra cảm giác thèm ăn không thể kiềm chế được, dẫn đến béo phì, góp phần gây ra các căn bệnh nguy hiểm chết người như bệnh tim và tiểu đường.

 

 

 

Clearly, the ways in which we handle our emotions have real-life consequences.

 

Lẽ đương nhiên, cái cách chúng ta xử lý cảm xúc của mình có những hệ quả thực tế.

 

 

 

Mlodinow is skilled in setting up topics with gripping anecdotes while subsequently fleshing them out by explaining recent scientific discoveries.

 

Mlodinow rất khéo léo thiết lập các chủ đề với những giai thoại thú vị rồi ngay sau đó thêm da thêm thịt cho chúng bằng cách lý giải các khám phá khoa học gần đây.

 

 

 

Among them is the fact that a tiny brain region makes all the difference between whether we are determined to act or remain passive.

 

Trong số đó có sự kiện thực tế là một vùng não nhỏ xíu tạo ra sự khác biệt quan trọng giữa việc chúng ta quyết tâm hành động hay vẫn giữ nguyên trạng thái thụ động.

 

 

 

It seems to serve as a “grit switch.”

 

Có vẻ nó đóng vai trò như một “công tắc dũng khí”.

 

 

 

Or there is the discovery that liking and wanting are not the same thing.

 

Hoặc có một khám phá rằng thích và muốn không giống nhau.

 

 

 

They are controlled by different brain circuits.

 

Chúng được điều khiển bởi các mạch não khác nhau.

 

 

 

We want a particular pleasure only after we have determined that it is worthy and possible to pursue it.

 

Ta mong muốn có một niềm vui cụ thể chỉ sau khi ta đã xác định rằng nó xứng đáng và có thể theo đuổi nó.

 

 

 

These discoveries make you think.

 

Những khám phá này khiến ta phải suy tư.

 

 

 

Whereas emotions and desires arise automatically, they don’t necessarily tell us how to behave.

 

Trong khi cảm xúc và ham muốn tự động nảy sinh, chúng không nhất thiết phải cho ta biết cách cư xử thế nào.

 

 

 

This gives the emotions an enormous leg up over reflexive reactions and instincts.

 

Điều này nâng tầm cảm xúc cao hơn nhiều so với các phản ứng và bản năng phản xạ.

 

 

 

Other species, too, don’t just follow their impulses.

 

Các loài khác cũng thế, chúng không chỉ làm theo sự thôi thúc bốc đồng của chúng.

 

 

 

Despite the common misperception that they lack self-regulation, every animal needs to be able to keep its emotional impulses in check while deciding on the best course of action.

 

Bất chấp nhận thức sai lầm thường thấy rằng chúng thiếu khả năng tự-kỷ-luật, mọi loài động vật đều cần có khả năng kiểm soát những bốc đồng cảm tính của mình trong lúc quyết định cách hành động tốt nhất.

 

 

 

As the author repeatedly reminds us, emotions may urge us to behave this way or that, but most of the time we remain in control of the steering wheel.

 

Như tác giả nhắc đi nhắc lại với chúng ta, cảm xúc có thể thôi thúc chúng ta hành xử theo cách này hay cách khác, nhưng phần lớn thời gian chúng ta vẫn kiểm soát được tay lái.

 

 

 

Toward the end, Mlodinow turns a corner that I found unnecessary and out of his league.

 

Về cuối cuốn sách, Mlodinow rẽ vào một ngách mà tôi thấy là không cần thiết và chệch ra khỏi đẳng cấp của ông.

 

 

 

His book all of a sudden heads for the self-help section.

 

Cuốn sách của ông đột nhiên hướng về phần self-help [tự lực].

 

 

 

He produces questionnaires that allow us to rate ourselves on shame, anxiety, anger, joy and so on.

 

Ông đưa ra bảng câu hỏi cho phép chúng ta tự đánh giá về những cảm xúc hổ thẹn, lo lắng, tức giận, vui vẻ, và vân vân.

 

 

 

He also offers recommendations on how to control our emotions, such as by trying to remove ourselves from a situation, take a walk, take deep breaths or let the passage of time calm us.

 

Ông cũng đưa ra những khuyến nghị về cách kiểm soát cảm xúc của chúng ta, chẳng hạn như cố gắng đưa bản thân ra khỏi tình huống, đi dạo, hít thở sâu hoặc để thời gian trôi qua khiến chúng ta bình tĩnh.

 

 

 

Perhaps some readers will find his advice useful, but for me the value of this book is as a lively exposé of the growing consensus about the limited power of rationality and decision-making.

 

Có lẽ một số độc giả sẽ thấy lời khuyên của ông hữu ích, nhưng đối với tôi, giá trị của cuốn sách này là ở chỗ nó trình bày một cách sinh động rằng người ta ngày càng nhất trí về sức mạnh hữu hạn của lý trí và việc ra quyết định.

 

 

 

They are never as free as we’ve made them out to be.

 

Những cái đó chẳng bao giờ tự do như ta đã biến chúng thành.

 

 

 

They walk on the leash of ancient emotions.

 

Chúng luôn đi với sợi xích buộc cổ bện bằng những cảm xúc từ thời cổ đại.


EMOTIONAL
How Feelings Shape Our Thinking
By Leonard Mlodinow
272 pp. Pantheon. $28.95.

Chia sẻ: