Vì sao án tử hình đang dần chấm dứt?

8 1 / 2022
Đăng bởi: lovebird21c

Vì sao án tử hình đang dần chấm dứt?

nguồn: New York Times,

biên dịch: Quỳnh Anh,

Why the Death Penalty Is Dying: A New Book Tells the Surprising Story

 

Vì sao án tử hình đang dần chấm dứt: Cuốn sách mới kể về câu chuyện khiến ta sửng sốt

 

 


 

In 1972, the Supreme Court meted out a death sentence.

 

Năm 1972, Tòa án Tối cao đưa ra một bản án tử.

 

 

 

The condemned was the death penalty itself.

 

Kẻ bị kết án chính là hình thức án tử hình.

 

 

 

The American apparatus of state killing was effectively shut down, the punishment judged too final given the flawed human beings who gave it.

 

Bộ máy thi hành án tử hình của nước Mỹ thực sự bị bãi bỏ, hình phạt này bị đánh giá là quá tuyệt tận trong khi những con người đưa ra phán quyết thì không hoàn mỹ.

 

 

 

But this death wasn’t final.

 

Nhưng không phải thế là mức án đã chết hẳn.

 

 

 

A bipartisan band of bloodlust resurrected the death penalty, needling the annual count back up to a peak of 98 executions in 1999.

 

Một nhóm khát máu của cả hai đảng phục hồi lại án tử hình, đưa con số hằng năm lên tới đỉnh điểm là 98 vụ hành quyết hồi năm 1999.

 

 

 

From there, the death penalty began again to die.

 

Kể từ đó, án tử hình bắt đầu ngừng lại.

 

 

 

This time, it wasn’t a high edict that doomed it, but the unsung, helter-skelter, hydra-headed, revolution-by-a-thousand-cuts process through which real change often comes.

 

Lần này, không phải do sắc lệnh cấp cao nào bắt chấm dứt, mà nhờ một quá trình bí ẩn, rối rắm, rộng khắp, là cuộc cách mạng góp gió thành bão mà thường nhờ đó mang lại thay đổi thực sự.

 

 

 

The journalist Maurice Chammah’s sober, densely reported first book, “Let the Lord Sort Them,” promises a history of “the rise and fall of the death penalty.”

 

Cuốn sách đầu tiên của nhà báo Maurice Chammah, được viết rất thận trọng và chứa đựng nhiều thông tin, có nhan đề "Let the Lord Sort Them” (Hãy để Chúa an bài), kể về lịch sử "những thăng trầm của án tử hình."

 

 

 

But as it tells that focused tale, it becomes — almost unwittingly — a case study that speaks more broadly to our current moment, about building monumental change brick by brick.

 

Nhưng khi đang kể về nội dung chính ấy, cuốn sách — gần như vô tình — dần trở thành bản nghiên cứu tình huống nói rộng hơn về thời điểm hiện tại của chúng ta, và về việc tạo nên chuyển biến lớn từ thay đổi từng việc nhỏ.

 

 

 

How?

 

Bằng cách nào?

 

 

 

Not through big ideas in Washington, D.C., but through tedious grass-roots whittling.

 

Không phải nhờ những kế hoạch lớn ở cấp độ Washington D.C., mà nhờ nỗ lực nước chảy đá mòn từ cấp độ thường dân.

 

 

 

Not through purity tests but through unlikely coalitions of the righteous, the tainted and the grappling.

 

Không phải qua các bài kiểm tra tính cách xem độ ngây thơ vô tội mà thông qua sự kết hợp kì lạ giữa những con người đạo đức, những kẻ từng lầm lỗi và những người đang phải vật lộn với cuộc sống.

 

 

 

Not by raising an issue’s visibility but by keeping its profile down.

 

Không phải nhờ nâng cao nhận thức về vấn đề mà lại bằng cách tránh nhắc đến nó.

 

 

 

In a season of American life when so many want to get big things done and few seem to get anywhere, this story of the slow slaying of the death penalty — one that flies against many of my own intuitions — serves as a vaccine against the virus of fatalism.

 

Trong thời kỳ đời sống ở Mỹ luôn có rất nhiều người muốn làm việc lớn và dường như ít ai thành công, câu chuyện về cách từ từ chấm dứt án tử hình — vấn đề đi ngược lại cảm thức của chính tôi — đóng vai trò như một liều vắc-xin chống lại virus thuyết định mệnh.

 

 

 

Like much that seems immovable, the death penalty is ancient.

 

Giống như nhiều điều dường như luôn bất di bất dịch, hình phạt tử hình có từ thời cổ xưa.

 

 

 

But it appears on the way out now, and, as Chammah, a staff writer for The Marshall Project, shows, it was on the wane once before, in the years leading up to the Supreme Court’s 1972 blow:

 

Nhưng giờ đây có vẻ hình thức này đang trên đà giảm dần và, tác giả Chammah, từng là nhân viên viết bài cho Kế hoạch Marshall, chỉ ra hình thức án tử hình trước đây từng một lần thoái trào, trong những năm trước đó dẫn đến quyết định mạnh mẽ năm 1972 của Tòa án Tối cao:

 

 

 

“The news of American military atrocities in Vietnam — along with the discovery of German death camps a generation before — gave new power to the argument that governments should be restrained in their power over life and death.”

 

“Tin tức về hành động tàn bạo của quân đội Mỹ ở Việt Nam — cùng với tiết lộ về các trại tử thần của Đức một thế hệ trước — tạo ra sức nặng mới trong lý lẽ cho rằng các chính phủ nên bị hạn chế quyền lực trong chuyện quyết định vấn đề sinh tử.”

 

 

 

When the Supreme Court finally ruled in 1972, in Furman v. Georgia, it didn’t declare execution unconstitutional in principle.

 

Khi Tòa án Tối cao ra phán quyết cuối cùng năm 1972, trong vụ Furman và Georgia, về nguyên tắc, Tòa án không tuyên bố việc hành quyết có tính chất vi hiến.

 

 

 

Rather, a divided court found capital punishment to be ruled by caprice, irregularity and discrimination, and thus, as Justice Potter Stewart put it, a “cruel and unusual” violation of the Eighth Amendment.

 

Nhưng tòa thượng thẩm thấy rằng hình phạt tử hình được đưa ra có điểm bất thường, trái quy tắc và mang tính kỳ thị, do vậy, như Thẩm phán Potter Stewart nói, đó là sự vi phạm "tàn nhẫn và bất thường" đối với Tu chính án Thứ tám.

 

 

 

And what you have to understand about America, and about the state Chammah focuses on, Texas — which is to America what America is to the world — is that many interpreted this historic ruling not as an invitation to step back and reimagine the justice system but as an invitation to retool the death penalty to get those heartbeats stopping again.

 

Và điều bạn cần phải hiểu về nước Mỹ, và về tiểu bang tác giả Chammah tập trung vào, Texas — bang này đối với nước Mỹ không khác gì nước Mỹ đối với thế giới — đó là nhiều người không coi phán quyết lịch sử này là cơ hội để bình tĩnh ngẫm lại hệ thống tư pháp mà là lời khiêu khích họ tìm cách sửa đổi án tử hình để lại có thể thực hiện việc hành quyết.

 

 

 

The ensuing rise and fall of “the death,” as some inmates are known to call it, is a national phenomenon, but Chammah homes in on Texas, because of what can be called its exceptionalism, as captured by the historian T. R. Fehrenbach:

 

Những thăng trầm kể từ đó của chính “cái chết,” theo cách một số tù nhân quen gọi, là hiện tượng quốc gia, nhưng tác giả Chammah chủ yếu nói về Texas, bởi cái có thể coi là tính ngoại lệ đặc biệt của bang này, theo lời nhà sử học T.R. Fehrenbach miêu tả:

 

 

 

“its almost theatrical codes and courtesies, its incipient feudalism, its touchy independence and determined self-reliance, its — exaggerated as it seemed to more crowded cultures — individual self-importance and its tribal territoriality.”

 

“những quy tắc và tác phong sống có phần điệu bộ, chế độ phong kiến sơ khai, tính độc lập nhạy cảm và thái độ tự lực kiên định, và — có lẽ hơi phóng đại đối với các vùng văn hóa nhộn nhịp hơn — tính tự đại cá nhân và tính lãnh thổ kiểu bộ lạc.”

 

 

 

For state legislators in Texas, the Furman ruling was a spur to get back to work.

 

Đối với các nhà lập pháp ở tiểu bang Texas, phán quyết vụ Furman là cú hích buộc họ phải hành động.

 

 

 

How could the death penalty be more carefully engineered and administered to get the bad guys dying again?

 

Làm sao bố trí và quản lý án tử hình cho thật thận trọng để lại có thể khiến kẻ xấu phải mất mạng?

 

 

 

Texas eventually narrowed the type and number of crimes eligible for death and settled on a new way of handing down that penalty: instructing juries to ask themselves certain questions about the defendant and the crime, including whether they perceived a “probability” of future dangerousness and, later on, whether anything in the defendant’s past mitigated his or her deed, from mental ability to an abusive childhood.

 

Texas cuối cùng cũng thu hẹp loại hình và số lượng tội phạm đủ điều kiện kết án tử hình và dàn xếp được phương thức mới thực hiện án phạt này: dẫn dắt bồi thẩm đoàn tự hỏi những câu hỏi nhất định về bị cáo và tội ác, bao gồm cả câu hỏi liệu bồi thẩm đoàn có nhận thức về “khả năng” nguy hiểm trong tương lai hay không, và sau này thêm cả vấn đề có bất kỳ điều gì trong quá khứ của bị cáo làm giảm nhẹ hành vi của người này hay không, từ năng lực tâm thần cho đến thời thơ ấu bị bạo hành.

 

 

 

If Chammah can be a dry writer, he is at his most enjoyable in unpacking the philosophical puzzles raised by the death penalty.

 

Nếu Chammah là nhà văn khô khan, thì điểm thú vị nhất của tác giả là ở chỗ có thể mở ra những nan đề mang tính triết học phát sinh từ án tử hình.

 

 

 

He understands that the questions given to juries and judges in such cases are among the most profound that human beings can answer:

 

Tác giả hiểu rằng những câu hỏi đặt ra cho bồi thẩm đoàn và thẩm phán trong những trường hợp như vậy là một trong những vấn đề sâu sắc nhất con người có thể trả lời:

 

 

 

“Can a person be ‘evil’?

 

“Một con người có thể 'ác' không?

 

 

 

What does ‘justice’ mean?” he writes, before nicely phrase-checking Joan Didion:

 

'Công lý' nghĩa là gì?" tác giả viết, trước khi tinh tế diễn đạt lại lời Joan Didion:

 

 

 

“If you look closely you’ll see the stories they are telling us about ourselves.”

 

“Nếu ngẫm cho kỹ, bạn sẽ thấy câu chuyện họ đang kể cho chúng ta về bản thân chúng ta.”

 

 

 

“In the battle over future dangerousness,” Chammah writes later on, “each side confronts a logical conundrum.

 

Sau đó tác giả Chammah viết: “Trong cuộc chiến về mối nguy hiểm trong tương lai, mỗi bên phải đối mặt với một câu hỏi hóc búa mang tính logic.

 

 

 

The prosecution needs to portray a defendant who has used his free will to get to a place where he committed a terrible crime but who is now beyond change for the better and will continue to hurt people.

 

Bên công tố cần cho thấy bị cáo là người sử dụng ý chí tự do của bản thân để rồi đi đến tình trạng phạm phải tội ác khủng khiếp nhưng giờ đây người này không thể thay đổi cho tốt hơn và sẽ tiếp tục gây hại cho người khác.

 

 

 

The defense, on the other hand, needs to portray a defendant who has been molded by the circumstances of his life to do something terrible but now has the ability to use his free will in order to choose not to do so again.

 

Mặt khác, bên bào chữa cần khắc họa bị cáo là người bị hoàn cảnh cuộc đời nhào nặn dẫn đến phạm phải tội ác khủng khiếp nhưng giờ đây có khả năng sử dụng ý chí tự do của bản thân để lựa chọn không làm như vậy nữa.

 

 

 

Both sides need to downplay and amplify free will, only at different moments in their narratives.”

 

Cả hai bên đều cần phải hạ thấp và khuếch đại sức nặng của ý chí tự do, chỉ khác nhau ở thời điểm trong mạch diễn giải câu chuyện."

 

 

 

So the death has its Easter, rises back to life in this new, more structured form.

 

Bởi vậy, cái chết cũng có thời điểm Phục sinh, sống lại dưới hình thức mới, và có cấu trúc hơn.

 

 

 

And, as soon as the executions start rolling again, now mostly by lethal injection instead of the electric chair, a group of lawyers, activists and others resume the struggle to bring the number back down.

 

Và, ngay sau khi các vụ hành quyết bắt đầu tái diễn, hiện nay chủ yếu bằng cách tiêm thuốc độc thay cho ghế điện, một nhóm luật sư, các nhà hoạt động và nhiều thành phần khác lại tiếp tục cuộc đấu tranh để giảm con số này xuống.

 

 

 

Yet the approach many of them take is not to chase a silver-bullet court ruling (though obviously that would be nice) so much as to pursue a multifarious, bottom-up process of inexorable erosion.

 

Tuy nhiên, cách tiếp cận nhiều người trong số này thực hiện không phải là giải pháp đơn giản cứ theo đuổi phán quyết của tòa án (mặc dù rõ ràng như thế cũng sẽ rất tốt) mà theo đuổi một quá trình đa dạng, từ dưới lên, kiểu nước chảy đá mòn.

 

 

 

Organizations like the NAACP Legal Defense Fund and the Texas Resource Center chip away at the death penalty.

 

Các tổ chức như Quỹ Phòng vệ Hợp pháp NAACP và Trung tâm Tài nguyên Texas dần dần đập vụn án tử hình.

 

 

 

Every chunk of marble that falls to the ground, every particle of marble dust, is a step.

 

Mỗi mảnh rơi xuống đất, mỗi hạt bụi vỡ ra, đều là một bước tiến.

 

 

 

They chip away at executions of those with mental impairments.

 

Có mảnh vỡ là việc thực hiện hành quyết với người bị thiểu năng trí tuệ.

 

 

 

They chip away at executions of people who committed their crimes as minors.

 

Có mảnh vỡ là việc thực hiện hành quyết với người phạm tội khi ở độ tuổi vị thành niên.

 

 

 

They chip away at executions tainted by somnolent lawyering.

 

Có mảnh vỡ là việc thực hiện hành quyết trong các vụ bị ảnh hưởng do luật sư yếu kém.

 

 

 

They chip away at the fairness of the jury questions that perhaps more properly belong to a freshman dorm bull session the night before the Sartre quiz than to the justice system.

 

Có mảnh vỡ là tính công bằng trong các câu hỏi của bồi thẩm đoàn, những câu hỏi có lẽ thích hợp với sinh viên năm nhất ôn thi buổi đêm trước bài kiểm tra về Sartre chứ không phải với hệ thống tư pháp.

 

 

 

The chipping worked, in Texas and beyond.

 

Phương pháp đập vụn này thành công, ở Texas và hơn cả thế.

 

 

 

Chammah reports:

 

Tác giả Chammah thuật lại:

 

 

 

“In 1994, Texas juries sent 43 people to death row.

 

“Năm 1994, bồi thẩm đoàn Texas kết án 43 người vào khung tử hình.

 

 

 

After 2014, that number never rose beyond 10, and in 2015 it dropped to two.

 

Sau năm 2014, con số này không bao giờ vượt quá 10, và năm 2015 giảm xuống chỉ còn là 2.

 

 

 

In 2019, death rows around the country reached their smallest total population since 1992.”

 

Năm 2019, số tử tù trong cả nước đạt tổng số nhỏ nhất kể từ năm 1992.”

 

 

 

The death lives on, but it is not well (despite the recent spate of executions by the Trump administration).

 

‘Cái chết’ vẫn còn tồn tại, nhưng chỉ thoi thóp (bất chấp động thái thực hiện án tử hình gần đây của chính quyền Trump).

 

 

 

Chammah intersperses this history with the stories of people who shaped and resisted these changes.

 

Chammah xen kẽ đoạn lịch sử này với câu chuyện về những người đã định hình và chống lại những thay đổi này.

 

 

 

We meet Craig Washington, a crusading Texas lawmaker who works to help his colleagues see that “the true history of the death penalty in his country, and his state, lay not in Revolutionary-era hangings, nor in a gauzy vision of the frontier, but in the horrors of Southern lynching” — and who ends up becoming a frustrated member of Congress, accused of corruption.

 

Chúng ta được gặp Craig Washington, nhà lập pháp Texas đang vận động để khiến đồng nghiệp của ông hiểu rằng “lịch sử thực sự của án tử hình ở đất nước của ông, và bang của ông, không nằm trong các vụ treo cổ từ thời Cách mạng Mỹ, cũng không phải trong tầm nhìn xa xôi về phía biên giới, mà nằm trong lối tử hình công khai (lynching) của miền Nam nước Mỹ” — cuối cùng ông này trở thành thành viên của Quốc hội, nản lòng thoái chí, và bị buộc tội tham nhũng.

 

 

 

We meet Elsa Alcala, orphaned as a girl, who rises through the ranks of the Texas justice system, first as a Republican prosecutor who ambivalently seeks and gets the death penalty, then as a judge who presides over a system she increasingly regards as unjust.

 

Chúng ta gặp Elsa Alcala, mồ côi từ khi còn nhỏ, dần thăng tiến trong hệ thống tư pháp Texas, ban đầu bà là công tố viên Đảng Cộng hòa ngầm có thái độ mâu thuẫn trong khi đưa ra yêu cầu và kết án ở mức án tử hình, sau này bà là một thẩm phán chủ trì một hệ thống chính bà ngày càng thấy bất công.

 

 

 

We meet Danalynn Recer, a scrappy investigator turned lawyer who practices what she calls “bakesale justice,” chiseling away at an edifice of injustice with little but her own energy and righteousness, and succeeds.

 

Chúng ta gặp Danalynn Recer, một điều tra viên hăng hái sau này trở thành luật sư thực hành cái cô gọi là “công lý kiểu bán bánh gây quỹ” (bakesale justice), đục vỡ dần cả khối bất công to lớn bằng chút năng lượng và tính chính trực của riêng cô ấy, và đã thành công.

 

 

 

Along the way, we learn frightening and funny and astonishing things about the justice system, and the death in particular.

 

Cùng lúc đó, chúng ta cũng biết thêm nhiều điều đáng sợ, hài hước và đáng kinh ngạc về hệ thống pháp lý nói chung, và về án tử nói riêng.

 

 

 

A warden presiding over an execution is using a cane, apparently because he was in a car accident that killed a person and he was facing drunken-driving charges — a paltry misdemeanor compared with the felony murder punishment he’s supervising.

 

Viên quản ngục chủ trì một cuộc hành quyết phải chống  gậy, có vẻ bởi ông ta dính vào một tai nạn xe hơi làm chết một người và ông ta phải đối mặt với án phạt lái xe khi say rượu — mức tội nhẹ không đáng kể so với tội giết người hình sự ông ta đang giám sát.

 

 

 

We learn that lawyers call death row inmates who kill themselves or stop appealing their executions “volunteers.”

 

Chúng ta biết được rằng luật sư gọi những tử tù tự sát hoặc ngừng kháng cáo việc hành quyết là “người tình nguyện.”

 

 

 

That the amount of sodium pentothal used in Texas’ lethal injections was — at least for a while — far more than needed because an official didn’t want to fill out paperwork explaining the wastage of part of a vial.

 

Biết được rằng lượng natri pentothal sử dụng trong mũi tiêm tử hình ở Texas — ít ra cũng trong một khoảng thời gian — nhiều hơn mức cần thiết vì có quan chức không muốn điền vào thủ tục giấy tờ giải thích lãng phí một phần liều thuốc.

 

 

 

That many inmates are afraid of false rumors of butt plugs on the gurney.

 

Biết được nhiều tù nhân rất sợ tin đồn thất thiệt về những cái cuống cắm vài hậu môn (butt plugs) khi nằm trên băng ca.

 

 

 

That in small, sparsely peopled counties in Texas, officials sometimes have to raise taxes to pay for a death penalty trial.

 

Biết được tại các quận nhỏ, thưa thớt người ở Texas, các quan chức đôi khi phải tăng thuế để trả phí cho một phiên tòa tử hình.

 

 

 

That Dallas prosecutors were told to avoid jurors with “physical afflictions” because of their tendency to sympathize with the accused.

 

Biết được các công tố viên Dallas được yêu cầu tránh bồi thẩm viên có vẻ có “đau đớn về mặt thể chất” vì họ có xu hướng thông cảm với bị cáo.

 

 

 

That one Texas district attorney rewarded a prosecutor who had landed a death sentence with a novelty pen resembling a syringe.

 

Biết được một luật sư của quận Texas từng thưởng cho công tố viên thành công kết án tử hình bằng cây bút mới có hình dạng giống như ống xi-lanh.

 

 

 

That the Ellis Unit, which used to house death row in Texas, greeted visitors with a perplexing acronymic sign:

 

Biết được Ellis Unit, nơi từng giam giữ tử tù ở Texas, chào đón du khách bằng biển hiệu viết tắt khó hiểu:

 

 

 

“Everyone lives longer if safety is first.”

 

"Mọi người đều sống lâu hơn nếu an toàn là trên hết."

 

 

 

Throughout the book, such details stand out — and compensate for the fact that Chammah’s writing can be workmanlike and staid.

 

Xuyên suốt cuốn sách, những chi tiết kể trên rất nổi bật — và bù đắp cho thực tế là lối viết của Chammah có thể quá chi tiết và nghiêm cẩn.

 

 

 

At times, there are almost too many lines of fact to keep track of — too many minor characters whose names we must recall, too many sad death cases to keep straight.

 

Đôi khi, có quá nhiều tuyến tình tiết thực tế khiến người đọc khó theo dõi — quá nhiều nhân vật phụ chúng ta phải nhớ tên, quá nhiều vụ hành quyết đáng buồn khiến chúng ta khó nhớ rõ ràng.

 

 

 

Sometimes you long for a through-line. Then it hit me.

 

Nhiều khi người đọc mong muốn có một mạch truyện. Rồi tôi chợt hiểu ra.

 

 

 

The book’s form and its limitations underscore its barely explicit but unmistakable thesis: that change doesn’t happen because of singular heroes; that it isn’t elegant or linear; that it comes through the planting of many seeds, only a small number of which will sprout; that you never know precisely where you are in the process.

 

Hình thức và những hạn chế của cuốn sách nhấn mạnh luận điểm tuy không rõ ràng nhưng không thể nhầm lẫn ở đây: đó là thay đổi không xảy ra chỉ nhờ một anh hùng đơn độc; nó không rực rỡ và đi theo đường thẳng; nó đến từ gieo xuống rất nhiều hạt giống, chỉ số ít trong đó sẽ nảy mầm; và bạn không bao giờ biết chính xác bạn đang ở đâu trong quá trình này.

 

 

 

In a way, the book is a tribute to legwork.

 

Theo một cách nào đó, cuốn sách là sự tôn vinh đối với công việc chân chính.

 

 

 

It also illustrates how change is sometimes made possible not by raising the stakes and notoriety of an issue but rather by pulling the poppy down so it doesn’t get mowed.

 

Cuốn sách cũng minh họa cho thấy đôi khi có thể tạo ra sự thay đổi không phải bằng cách làm lớn chuyện và nâng cao nhận thức về vấn đề mà bằng cách ngấm ngầm mưa dầm thấm lâu.

 

 

 

Pick your issue:

 

Cứ lấy ra bất kỳ vấn đề nào bạn quan tâm:

 

 

 

Medicare for all, immigration, a wealth tax.

 

Chăm sóc y tế cho toàn dân, nhập cư, thuế tài sản người giàu.

 

 

 

These days, once the national gaze falls on an issue, that issue is already polarized.

 

Ngày nay, một khi cả quốc gia đổ dồn ánh nhìn vào một vấn đề, vấn đề đó liền bị phân cực.

 

 

 

The camps are sorted and no one will budge an inch.

 

Thế là ván đã đóng thuyền và chẳng ai làm gì nữa.

 

 

 

While the death penalty has never disappeared from national or local discussion, “Let the Lord Sort Them” portrays opponents who realized that a spotlight doesn’t always help.

 

Trong khi án tử hình chưa bao giờ biến mất khỏi các cuộc thảo luận quốc gia hoặc địa phương, "Let the Lord Sort Them" miêu tả về những người chống lại án tử đã nhận ra ánh đèn sân khấu không phải lúc nào cũng có ích.

 

 

 

And it shows how setting the death penalty on a path to extinction was achieved by a strange, haphazard coming together — of true believers like Recer; of prophetic if unheeded leaders like Washington; of system insiders like Alcala, who grappled with moral questions and changed their minds; of Republican officials like George Ryan, the former governor of Illinois, who supported capital punishment but was open to evidence that it was not foolproof; and of conservative columnists and Tea Party activists who found right-wing arguments about governmental costs and overreach to achieve a traditionally liberal result.

 

Và cuốn sách cho thấy đưa án tử hình lên con đường tuyệt chủng đã đạt được thành công như thế nào nhờ sự kết hợp lộn xộn đến kỳ lạ — những người chân chính chống án tử hình như Recer; các nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa nhưng bị ngó lơ như Washington; những người nằm trong chính hệ thống pháp lý như Alcala, đã trăn trở với những vấn về đạo đức và thay đổi suy nghĩ của họ; các quan chức Đảng Cộng hòa như George Ryan, cựu thống đốc Illinois, từng ủng hộ hình phạt tử hình nhưng công khai cho rằng khung hình phạt này không phải luôn hiệu quả; và những nhà báo theo chủ nghĩa bảo thủ và các nhà hoạt động Tiệc Trà, những người đặt nền móng cho lý lẽ của cánh hữu về chi phí chính phủ và hành động quá mức nhằm đạt được kết quả thường mang tính tiến bộ.

 

 

 

Chammah is here to remind us that in our lifetimes a sea change has happened.

 

Tác giả Chammah ở đây để nhắc nhở chúng ta rằng trong cuộc đời chúng ta đã có chuyển biến to lớn.

 

 

 

It’s not over yet.

 

Và vẫn chưa kết thúc.

 

 

 

But it’s a triumph all the same.

 

Nhưng đó vẫn là chiến thắng.

 

 

 

And if you’re one of those people who despair that nothing changes, and dream that something can, this is a story of how it does.

 

Và nếu bạn là một trong những người tuyệt vọng bởi không có gì thay đổi, và ước có điều gì đó có thể khác đi, thì đây là câu chuyện kể lại chuyển biến xảy ra như thế nào.


LET THE LORD SORT THEM
The Rise and Fall of the Death Penalty
By Maurice Chammah
354 pp. Crown. $28.

Chia sẻ: