Lời ngợi ca của Carl Bernstein dành cho ngành báo chí

10 2 / 2022
Đăng bởi: lovebird21c

Lời ngợi ca của Carl Bernstein dành cho ngành báo chí

nguồn: New York Times,

biên dịch: Takya Đỗ,

Carl Bernstein’s Eulogy for the Newspaper Business

 

Lời ngợi ca của Carl Bernstein dành cho ngành báo chí

 

 


 

Nearly 25 percent of the 9,000 U.S. newspapers that were published 15 years ago are gone, leaving behind a vast news desert and signs of a weakened democracy.

 

Gần 25% trong số 9.000 tờ báo Mỹ 15 năm trước vẫn còn xuất bản đã ra đi, để lại sau lưng một sa mạc tin tức rộng lớn và những dấu hiệu của một nền dân chủ đã suy vi.

 

 

 

So it’s bittersweet to read Carl Bernstein’s “Chasing History,” a rollicking memoir about the golden age of newspapers.

 

Thế nên có cảm giác vừa cay đắng vừa ngọt ngào khi đọc cuốn “Chasing History” (“Săn đuổi Lịch sử”) của Carl Bernstein, một cuốn hồi ký rất rộn ràng về thời hoàng kim của báo chí.

 

 

 

Bernstein ignores the bad karma engulfing the newspaper industry to recreate his rookie days at The Washington Evening Star, a robust afternoon paper that ceased publication in 1981.

 

Bernstein phớt lờ nghiệp chướng đang nhận chìm ngành báo chí để tái hiện những ngày ông mới chập chững vào nghề tại The Washington Evening Star, một tờ báo đầy sức sống phát hành mỗi buổi chiều mà đã ngừng xuất bản năm 1981.

 

 

 

Bernstein’s nostalgia for those times is so deep that after the first 30 pages I could hear ghostly voices shouting, “Honey, get me rewrite.”

 

Nỗi nhớ tiếc của Bernstein về thời gian đó sâu đậm đến đỗi sau khi đọc 30 trang đầu, tôi như nghe thấy những giọng ma quỷ kêu lên: "Cưng ơi, hãy bảo tôi viết lại".

 

 

 

If you count the books Bernstein co-authored with Bob Woodward about their legendary coverage of Watergate for The Washington Post (“All the President’s Men” and “The Final Days”) and “Loyalties,” the book he published in 1989 about his parents’ struggles during McCarthyism, this is Bernstein’s fourth time writing about his life and work.

 

Nếu ta điểm những cuốn sách mà Bernstein là đồng tác giả với Bob Woodward kể về vụ đưa tin Watergate huyền thoại của họ cho tờ The Washington Post (“All the President’s Men” (“Tất cả những người bên Tổng thống” và “The Final Days” (“Những ngày cuối”)) và cuốn “Loyalties” (“Lòng trung thành”) – cuốn sách ông xuất bản năm 1989 về cuộc vật lộn của cha mẹ ông trong thời kỳ chủ nghĩa McCarthy [chiến dịch chống lại những người bị cáo buộc là cộng sản ở Mỹ giai đoạn 1950-1954 dưới thời Thượng nghị sĩ Joseph McCarthy] – thì đây là lần thứ tư Bernstein viết về thân thế và sự nghiệp của mình.

 

 

 

Even for one of the country’s most famous reporters, that’s a lot of Bernstein.

 

Thậm chí là đối với một trong những phóng viên nổi tiếng nhất nước, thì thế cũng là quá nhiều Bernstein.

 

 

 

But he’s as well placed as anyone to tell the story of what gets lost when the presses stop.

 

Nhưng ông được đề cao như bất kỳ ai kể câu chuyện về những mất mát khi những tờ báo đó ngừng xuất bản.

 

 

 

Counting his current work as a CNN political analyst, Bernstein, 77, has been a journalist for more than half a century.

 

Tính cả công việc hiện tại của ông với tư cách là nhà phân tích chính trị của CNN, thì Bernstein, 77 tuổi, cho đến nay đã là nhà báo hơn nửa thế kỷ.

 

 

 

His career spans the profession’s best of times and the worst, though the story he tells in “Chasing History” evokes only the happy days.

 

Sự nghiệp của ông bắc cầu từ thời kỳ tốt đẹp nhất sang thời kỳ đen tối nhất, dẫu rằng câu chuyện mà ông kể trong “Chasing History” chỉ gợi lên những ngày hạnh phúc.

 

 

 

The Carl Bernstein who stars here isn’t the trench-coated investigative reporter from “All the President’s Men.”

 

Carl Bernstein, người thủ vai chính trong cuốn sách này không phải là chàng phóng viên điều tra khoác áo choàng trench coat từ cuốn “All the President’s Men”.

 

 

 

He’s a teenage version of Hildy Johnson, the wisecracking ace reporter in the 1928 stage classic “The Front Page.”

 

Anh là phiên bản tuổi teen của Hildy Johnson, phóng viên ưu tú lém lỉnh trong hài kịch kinh điển năm 1928 “The Front Page” (“Trang nhất”).

 

 

 

After buying a cheap, cream-colored suit from the cousin of a street vendor, young Carl managed to fast-talk his way into getting hired as a copyboy at The Evening Star, then the chief rival of The Washington Post.

 

Sau khi mua một bộ com-lê màu kem rẻ tiền từ gã anh em họ của một người bán hàng rong, chàng trai trẻ Carl đã xoay xở thuyết phục bằng mồm mép để được thuê làm copyboy [người chạy việc] tại tờ The Evening Star, thời đó là đối thủ chính của The Washington Post.

 

 

 

He was only 16 and still in high school.

 

Chàng ta mới 16 tuổi và còn đang học trung học.

 

 

 

Unsurprisingly, it was love at first sight once he entered the newsroom.

 

Chẳng có gì đáng ngạc nhiên, đó là tình yêu sét đánh khi anh bước vào phòng tin tức đó.

 

 

 

“People were shouting.

 

“Mọi người đang hò hét.

 

 

 

Typewriters clattered and chinged.

 

Máy đánh chữ kêu lách cách và lanh canh.

 

 

 

Beneath my feet I could feel the rumble of the presses,” he recalls.

 

Tôi có thể cảm thấy tiếng máy in chạy rầm rập dưới chân mình”, anh kể lại.

 

 

 

“In my whole life I had never heard such glorious chaos or seen such purposeful commotion as I now beheld in that newsroom.

 

“Từ trước tới nay, tôi chưa từng nghe thấy sự hỗn độn hoành tráng hay chứng kiến sự náo loạn có mục đích như cái mà lúc này tôi thấy trong phòng tin tức đó.

 

 

 

By the time I had walked from one end to the other, I knew that I wanted to be a newspaperman.”

 

Lúc đi từ đầu này đến đầu kia phòng, tôi đã biết rằng tôi muốn trở thành một người làm báo."

 

 

 

Bernstein quickly graduated from copyboy to the dictation desk, the now-extinct place where reporters once phoned in their stories and where Bernstein’s typing skills won accolades from top editors.

 

Bernstein nhanh chóng thăng tiến từ vị trí copyboy lên bàn ghi chép lời đọc, cái nơi hiện giờ đã tuyệt chủng mà một thời các phóng viên từng gọi điện về để đọc những câu chuyện của họ và là nơi kỹ năng đánh máy của Bernstein được các biên tập viên hàng đầu hết lời khen ngợi.

 

 

 

It didn’t take long for the talented kid to find himself at a local hangout, swilling after-deadline martinis with The Star’s stars.

 

Chẳng mấy lâu sau cậu bé tài năng đó đã thấy mình có mặt tại tụ điểm mà các phóng viên thường xuyên lui tới, nốc những ly cocktail martini sau-hạn-nộp-bài với các ngôi sao của The Star.

 

 

 

All of this is good fun, though the book is clotted with a dizzying number of names, people, streets and stores.

 

Toàn bộ chuyện này rất thú vị, mặc dù cuốn sách dày đặc vì một số lượng nhiều đến chóng mặt những tên tuổi, nhân vật, đường phố và cửa hàng.

 

 

 

And there’s an ever-present cloud called school.

 

Và luôn có một bóng mây bao phủ có tên là trường học.

 

 

 

Bernstein almost flunked out of high school and then got kicked out of the University of Maryland.

 

Bernstein suýt bị đuổi khỏi trường trung học vì điểm kém và rồi sau đó bị đuổi khỏi Đại học Maryland.

 

 

 

School assignments were no competition for the bylines he coveted and proudly pasted into his Washington Star scrapbook.

 

Các bài tập ở trường làm sao có thể sánh được với những dòng đầu hay dòng cuối những bài báo mà anh thèm muốn và tự hào cắt dán vào cuốn sổ lưu niệm thời làm việc tại Washington Star của mình.

 

 

 

Although his nose for news was unquestioned, Bernstein could not be promoted to full reporter without a college diploma.

 

Mặc dù khả năng thính nhạy tin tức của anh là điều không thể bàn cãi, Bernstein không thể được thăng lên hàng phóng viên chính thức vì không có bằng tốt nghiệp đại học.

 

 

 

His early career coincided with journalism’s transition away from a trade for poker-playing, working-class tough guys to a more genteel profession recruiting from the Ivy League.

 

Sự nghiệp ban đầu của anh trùng vào lúc nghề làm báo đang quá độ từ một nghề dành cho những những gã chơi bài poker thuộc tầng lớp lao động rắn mặt sang một nghề thượng lưu hơn tuyển dụng người từ Ivy League.

 

 

 

A few women have cameos in “Chasing History,” including frustrated reporters confined to the women’s department.

 

Vài ba phụ nữ xuất hiện trong “Chasing History”, bao gồm cả những phóng viên chán nản bị giam chân ở ban phụ nữ.

 

 

 

Bernstein almost married one of them when he was 19.

 

Bernstein thiếu chút nữa thì kết hôn với một trong số họ khi anh 19 tuổi.

 

 

 

“Chasing History” vividly captures the bonds between a local newspaper and the community it covers.

 

“Chasing History” miêu tả rất sinh động mối gắn kết giữa một tờ báo địa phương và cộng đồng mà tờ báo đó đưa tin.

 

 

 

Reporters truly knew the people and territory they wrote about.

 

Các phóng viên biết đích xác những con người và địa hạt mà họ viết về.

 

 

 

Bernstein, for example, grew up in suburban Washington, where one of his neighbors was a United States senator.

 

Bernstein, chẳng hạn, lớn lên ở ngoại ô Washington, nơi một trong những hàng xóm của anh là thượng nghị sĩ Mỹ.

 

 

 

A great-aunt from Silver Spring, Md., who spoke Yiddish with a twang, offered him an education about the area’s grandees.

 

Một bà cô ở Silver Spring, Maryland, nói tiếng Yiddish bằng giọng mũi, đã cho anh kiến thức về những nhân vật quan trọng trong vùng.

 

 

 

She called them “the Wesorts,” as in “We sorts of people are different than you sorts of people.”

 

Bà gọi họ là “Wesorts”, như trong câu “We sorts of people are different than you sorts of people.” (“Chúng tôi không cùng một loại với các người”).

 

 

 

Papers like The Evening Star were trusted because they published accurately reported stories that actually impacted the lives of their readers.

 

 Những tờ báo như The Evening Star được tín nhiệm vì chúng đã đăng những câu chuyện được thuật lại chính xác mà có ảnh hưởng thực sự đến đời sống của độc giả.

 

 

 

The Star was known as a writer’s paper, often more creative and entertaining than the stodgier Post.

 

Tờ The Star được biết đến như một tờ báo của các nhà văn, thường có tính sáng tạo và giải trí cao hơn so với tờ Post tẻ nhạt.

 

 

 

It was the early proving ground for some of the best journalists of our time, including the national political reporter David Broder, who eventually migrated to The Post, the investigative star Jane Mayer of The New Yorker and The New York Times’s columnist Maureen Dowd.

 

Đó là nơi thử nghiệm ban đầu cho một số nhà báo giỏi nhất của thời đại chúng ta, bao gồm phóng viên chính trị quốc gia David Broder, người cuối cùng đã chuyển sang tờ The Post, ngôi sao điều tra Jane Mayer của tờ The New Yorker và Maureen Dowd phụ trách chuyên mục của tờ The New York Times.

 

 

 

It was where Mary McGrory, another must-read political columnist for The Post, sharpened her pen.

 

Đó là nơi Mary McGrory, một người phụ trách chuyên mục chính trị cần-phải-đọc khác của tờ The Post, đã mài giũa ngòi bút của mình.

 

 

 

Having made a living chronicling the lives of others, many journalists understandably feel compelled to write memoirs, even though these books often wind up on the $2 shelves at used-book sales.

 

Đã kiếm sống bằng việc ghi chép lại cuộc đời của những người khác, thì cũng dễ hiểu thôi khi nhiều nhà báo cảm thấy buộc phải viết hồi ký, mặc dù những cuốn sách này rốt cuộc thường lên kệ sách 2 đô-la khi bán sách cũ hạ giá.

 

 

 

(I have a small library of them, including the memoir of a Los Angeles Examiner reporter, Will Fowler, who in 1947 found the severed body of a woman who became known as the Black Dahlia.

 

(Tôi có một tủ sách nhỏ đựng loại này, trong đó có cuốn hồi ký do phóng viên Will Fowler của tờ Los Angeles Examiner viết, năm 1947 ông này đã tìm thấy thi thể bị cắt rời của một phụ nữ được biết đến với biệt danh Black Dahlia.

 

 

 

The most grandiose title in my collection is “From Kristallnacht to Watergate: Memoirs of a Newspaperman,” by the former Post editor Harry Rosenfeld.)

 

Tiêu đề hoành tráng nhất trong bộ sưu tập của tôi là cuốn “From Kristallnacht to Watergate: Memoirs of a Newspaperman” (“Từ Kristallnacht đến Watergate: Hồi ức của một người làm báo”) do cựu biên tập viên Harry Rosenfeld của tờ Post viết.)

 

 

 

McGrory, whom Bernstein absolutely worshiped, resisted memoir-mania and snapped at me when I once asked her if she intended to write one, saying, “I’m much too busy writing my column,” which she produced three times a week.

 

 Bà McGrory – mà Bernstein tuyệt đối tôn thờ – đã chống lại cơn-cuồng-nhiệt-hồi-ký và cáu kỉnh với tôi khi tôi hỏi bà xem liệu bà có định viết một cuốn hồi ký không, bảo rằng: “Tôi quá bận bịu viết chuyên mục của tôi rồi”, là cái chuyên mục mà bà viết ba lần mỗi tuần ấy.

 

 

 

McGrory always said she would have happily worked forever at The Star.

 

McGrory luôn nói rằng lẽ ra bà đã sung sướng làm việc mãi mãi tại tờ The Star.

 

 

 

For his part, Bernstein wanted nothing more than to become its city editor.

 

Về phần mình, Bernstein không muốn gì hơn là trở thành người phụ trách mục tin tài chính của nó.

 

 

 

The well-tailored man who actually held the job, Sidney Epstein, was his role model and is, besides the author, the most intriguing character in the book.

 

Sidney Epstein, người hoàn toàn thích hợp và thực sự nắm giữ vị trí đó, là hình mẫu của anh và, ngoài tác giả ra, Epstein còn là nhân vật hấp dẫn nhất trong cuốn sách.

 

 

 

Epstein mentored his young cub during the hours they spent making up the weekly schedule for all the employees in the city room.

 

Epstein đã dạy dỗ chàng phóng viên trẻ mới vào nghề của mình trong suốt những giờ họ cùng nhau lên lịch công việc hằng tuần cho tất cả các nhân viên trong phòng tin tài chính.

 

 

 

Bernstein’s excitement is palpable when, early on, he watched the city editor marshal his troops to cover the tragedy of two boys electrocuted at a local pool.

 

Sự phấn khích của Bernstein thật hiển nhiên khi mà ngay từ ban đầu anh đã chứng kiến cảnh người phụ trách mục tin tài chính điều động quân đội của mình để đưa tin về thảm kịch hai cậu bé bị điện giật chết tại một bể bơi địa phương.

 

 

 

He also vividly recaptures the paper’s herculean efforts to cover the assassination of John F. Kennedy.

 

Anh cũng thuật lại một cách sống động những nỗ lực khổng lồ của tờ báo này để đưa tin về vụ ám sát John F. Kennedy.

 

 

 

Sadly, Epstein could not save his protégé from the Star’s rule requiring a college diploma, so at age 21 Bernstein quit and, after an interim job at a paper in New Jersey, was snapped up by The Post.

 

Tiếc rằng Epstein đã không thể cứu người được ông bảo trợ vì nguyên tắc của tờ The Star đòi hỏi bằng tốt nghiệp đại học, vì vậy ở tuổi 21 Bernstein thôi việc và sau công việc tạm thời tại một tờ báo ở New Jersey, đã được tờ The Post chộp vội.

 

 

 

As we know, there was plenty of history left for Carl Bernstein to chase.

 

Như chúng ta thấy đấy, trong sách có vô số lịch sử để lại cho Carl Bernstein săn đuổi.

But that’s a story he has already told.

 

Nhưng đó là một câu chuyện mà ông đã kể.

 

 

 

In 2008, as the digital revolution was destroying newspaper advertising and circulation, Clay Shirky, an influential media analyst at New York University, warned in a widely read article called “Newspapers and Thinking the Unthinkable” against spilling tears for the past.

 

Năm 2008, khi cuộc cách mạng kỹ thuật số đang hủy hoại sự nghiệp quảng cáo và lưu hành của báo chí, Clay Shirky, một nhà phân tích truyền thông có ảnh hưởng tại Đại học New York, đã cảnh báo trong một bài báo được rất nhiều người đọc có tên “Báo chí và Nghĩ đến điều không thể nghĩ ra được” chống lại việc rớt nước mắt vì quá khứ.

 

 

 

He argued that the survival of journalism was crucial, but that print newspapers could — and would — fade away.

 

Ông này cho rằng sự sống còn của báo chí là quan trọng, song báo in có thể – và sẽ – tàn lụi.

 

 

 

“They’ll miss us when we’re gone” was not, he chided, a sustainable business model.

 

"Họ sẽ nhớ chúng tôi khi chúng tôi ra đi" không phải là, theo lời chỉ trích của ông ta, một mô hình kinh doanh bền vững.

 

 

 

Maybe not.

 

Có thể không phải.

 

 

 

But people still do value the connection between a newspaper and its readers and want journalists to be knowledgeable about the communities they cover.

 

Nhưng người ta vẫn coi trọng mối gắn kết giữa một tờ báo và độc giả của nó và muốn các nhà báo am hiểu về cộng đồng mà họ đưa tin.

 

 

 

Carl Bernstein’s book, which is ultimately a eulogy for print newspapers, is a passionate reminder of exactly what is being lost.

 

Cuốn sách của Carl Bernstein, mà về căn bản là lời ca tụng dành cho báo in, là một lời nhắc nhở thiết tha về đích xác những gì đang bị mất đi.


CHASING HISTORY
A Kid in the Newsroom
By Carl Bernstein
384 pp. Henry Holt & Company. $29.99.

Chia sẻ: