‘The Romanovs: 1613-1918,’ by Simon Sebag Montefiore
|
|
“The Romanovs: 1613-1918” của
Simon Sebag Montefiore
|
|
|
|
The story of the Romanov dynasty began in 1613 with Michael Romanov,
chosen as Russia’s czar in the Time of Troubles, and ended in 1918 with
Alexei Romanov, shot alongside his parents and sisters in the basement of a
house in the Urals.
|
|
Câu chuyện về triều đại
Romanov khởi nguyên năm 1613 khi Michael Romanov được chọn làm Sa hoàng của
Nga trong Thời kỳ Loạn lạc, và kết thúc vào năm 1918 khi Alexei Romanov bị bắn
chết cùng với cha mẹ và các chị em gái của mình trong tầng hầm của một ngôi
nhà ở Urals.
|
|
|
|
During the three turbulent centuries that separated these two
“fragile, innocent and ailing” boys, the dynasty produced 20 monarchs and
several regents, including two rulers of genius — Peter and Catherine, the
“Greats.”
|
|
Trong ba thế kỷ đầy biến động
phân cách hai cậu bé “mong manh, ngây thơ và ốm yếu” này, vương triều đã sản
sinh ra 20 vị vua và một số vị nhiếp chính, trong đó có hai nhà cai trị thiên
tài – Pyotr và Ekaterina, những “Đại đế”.
|
|
|
|
The czars wielded absolute power and led lives that were truly
extraordinary, larger than other lives, consecrated by the mystical mission,
the sacred compact between the ruler and Russia — the compact whose roots
went deep into the medieval land of peasants and rituals, of myth and
religion, of Byzantine icons and golden eagles, yet which survived, virtually
unchanged, into the 20th century, until swept away by the revolution.
|
|
Các sa hoàng này đã nắm
quyền lực tuyệt đối và sống cuộc đời thực sự phi thường, vĩ đại hơn những cuộc
đời khác, được phong thánh bởi sứ mệnh huyền bí: cái giao kèo thiêng liêng giữa
kẻ thống trị và nước Nga – thứ giao
kèo đã bắt rễ rất sâu vào miền đất thời trung cổ của nông dân và nghi lễ, của
thần thoại và tôn giáo, của những tượng thánh Byzantine và đại bàng vàng, vẫn
còn tồn tại hầu như không thay đổi khi bước vào thế kỷ 20, cho đến lúc bị cuộc
cách mạng quét sạch.
|
|
|
|
In his mammoth 744-page opus, “The Romanovs,” Simon Sebag Montefiore,
the eminent biographer of Joseph Stalin and Grigory Potemkin, covers the
entire dynasty, from its rise to its apogee to its fall — an enterprise that
has been accomplished only twice before, for reasons that become apparent
just pages into the volume:
|
|
Trong tác phẩm đồ sộ dài
744 trang của mình, cuốn “The Romanovs: 1613-1918” (“Hoàng tộc Romanov”),
Simon Sebag Montefiore, nhà viết tiểu sử kiệt xuất về Joseph Stalin và
Grigory Potemkin, đã bao quát toàn bộ triều đại này, từ khi mới khởi lập đến
khi sụp đổ – một công trình mà trước nó mới chỉ được hoàn thành hai lần, vì
những lý do sẽ trở nên hiển nhiên ngay trong vài trang đầu cuốn sách:
|
|
|
|
It takes true historical daring to tackle such an immense subject.
|
|
Phải có bản lĩnh thực sự về
lịch sử mới dám động chạm đến một chủ đề lớn lao đến vậy.
|
|
|
|
The Romanovs inhabited a world of turmoil and excess, “a world where
obscure strangers suddenly claim to be dead monarchs reborn, brides are
poisoned, fathers torture their sons to death, sons kill fathers, wives
murder husbands, . .
|
|
Hoàng tộc Romanov sống
trong một thế giới hỗn loạn và quá dư thừa, “một thế giới nơi những kẻ lạ mặt
vô danh đột nhiên tự xưng là những vị vua đã chết tái sinh, những cô dâu bị đầu
độc, cha tra tấn con trai đến chết, con giết cha, vợ giết chồng... thợ cắt
tóc và nông dân leo lên ngôi vị tối cao”, và còn nhiều nhiều nữa.
|
|
|
|
. barbers and peasants ascend to supremacy,” and more and more.
Endless visions of horror, splendor and absurdity — chopped-off heads soaked
in vodka and courtiers traveling with their own portable gardens, children
roasted and eaten in pogroms and wedding palaces carved out of ice, courtiers
made to dress as chickens and sit clucking for hours and carriages pulled by
bears — crowd one another so closely that the sheer concentration of history
can become overwhelming.
|
|
Những ảo ảnh vô tận về nỗi
kinh hãi, sự xa hoa tráng lệ và sự phi lý – những cái đầu bị chặt ra ngâm
trong rượu vodka và các cận thần đi đó đi đây với khu vườn di động của riêng
họ, trẻ em bị quay lên và ăn thịt trong những cuộc tàn sát người Do Thái và
những lâu đài tổ chức hôn lễ được tạo bằng băng tuyết, đám triều thần bị bắt
mặc giả trang làm những con gà và ngồi kêu cục cục hàng giờ và những xe ngựa
do gấu kéo – ngồn ngộn dữ kiện lịch sử đến quá ngợp.
|
|
|
|
So dense is the material, in fact, that a single page bears the
accounts of Czar Alexei’s courtship and marriage, a conspiracy involving
accusations of sorcery, the birth of Peter the Great, the Cossack uprising of
Stenka Razin complete with Razin’s gruesome execution, and a governmental
reshuffle thrown into a footnote; and such pages are far from rare.
|
|
Quả thực, văn liệu này dày
đặc đến nỗi chỉ một trang đã chứa đựng câu chuyện về cuộc tỏ tình và hôn nhân
của Sa hoàng Alexei, một âm mưu liên quan đến cáo buộc về ma thuật, sự ra đời
của Pyotr Đại đế, cuộc nổi dậy của người Cossack do Stenka Razin lãnh đạo kết
thúc với vụ hành quyết Razin khủng khiếp, và một cuộc cải tổ chính phủ được đẩy
vào phần chú thích; và những trang như vậy chẳng hiếm gì.
|
|
|
|
(The footnotes, incidentally, contain some of the liveliest details,
so readers are well advised not to skip them.)
|
|
(Nhân tiện, phần chú thích
có chứa một số chi tiết sinh động nhất, vì vậy độc giả được khuyên là không
nên bỏ qua.)
|
|
|
|
The backbone of the narrative, the theme that underlies the wealth of
information, is the nature of autocracy, with its daily power struggles,
succession troubles, assassination attempts, plots and rebellions.
|
|
Cốt truyện, hay cái chủ đề
làm nền tảng cho rất nhiều thông tin, chính là bản chất của chế độ chuyên chế,
với những cuộc tranh giành quyền lực diễn ra hằng ngày, những rắc rối về quyền
kế vị, những nỗ lực ám sát, những âm mưu và những cuộc nổi loạn.
|
|
|
|
Montefiore describes his work as “a study of character and the
distorting effect of absolute power on personality,” “a family story of love,
marriage, adultery and children” made “extraordinary because power both
sweetens and contaminates the traditional familial chemistry.”
|
|
Montefiore miêu tả tác phẩm
của mình là “một nghiên cứu về tính cách và tác động của quyền lực tuyệt đối
làm méo mó nhân cách”, “một câu chuyện gia tộc gồm yêu đương, hôn nhân, ngoại
tình và con cái” được biến thành “phi thường vì quyền lực vừa làm trong sạch
bản chất gia đình truyền thống lại vừa khiến nó bị ô nhiễm”.
|
|
|
|
Other themes run through the book as well — the treatment of ethnic
and religious minorities and the role of chance in history among them — but
the author’s investigation into the nature of power, “that mysterious,
invisible alchemy of personality, fear and authority,” remains his foremost
concern.
|
|
Những chủ đề khác cũng
xuyên suốt cuốn sách – chính sách đối xử với các dân tộc thiểu số và các
nhánh tôn giáo nhỏ, cũng như vai trò của sự tình cờ may rủi trong lịch sử giữa
bọn họ – song cuộc điều nghiên của tác giả về bản chất của quyền lực, “thuật
giả kim bí ẩn, vô hình đó của nhân cách, nỗi sợ hãi và quyền lực”, vẫn là mối
quan tâm hàng đầu của ông.
|
|
|
|
His insights tend to be pithy and sharp.
|
|
Sự thấu thị của ông có xu
hướng súc tích và sắc sảo.
|
|
|
|
“The vanishing of royal children at the hands of power-hungry
relatives has a fitting way of destroying the very power they seek,” he says
of the murky death of Ivan the Terrible’s youngest son, Dmitri.
|
|
“Sự biến mất của đám con
cái hoàng gia do bàn tay của những họ hàng thân thích thèm khát quyền lực có
một cách phù hợp để tiêu diệt chính cái quyền lực mà họ tìm kiếm”, ông nói về
cái chết không minh bạch của Dmitri con trai út của Ivan Bạo chúa.
|
|
|
|
“As an autocrat becomes older, the struggle for influence
intensifies, which in turn makes the sovereign more suspicious and therefore
more dangerous,” he comments on the reign of Anna, while the assassination of
Paul elicits an aside:
|
|
“Lúc một kẻ chuyên chế về
già, cuộc tranh giành ảnh hưởng càng thêm khốc liệt, điều đó lại khiến cho kẻ
chuyên chế này trở nên nghi ngờ hơn và và vì thế trở nên nguy hiểm hơn”, ông
bình luận về triều đại của Anna, trong khi vụ ám sát Paul gợi ra một nhận xét
ngẫu nhiên:
|
|
|
|
“A fortress is only as safe as the men who guard it.”
|
|
“Một pháo đài cũng chỉ an
toàn như những người đang bảo vệ nó mà thôi".
|
|
|
|
Coming from the notable historian of Stalin, such aphorisms carry
much weight.
|
|
Từ miệng một nhà sử học nổi
tiếng về Stalin, những câu cách ngôn như vậy rất có trọng lượng.
|
|
|
|
One may wish for more of them, as well as more overall context, more
grounding of the events in the general cultural and economic climate, which
is touched upon infrequently and briefly.
|
|
Người ta có thể mong muốn
có nhiều câu như thế hơn, cũng như ngữ cảnh tổng thể hơn, có cơ sở hơn về các
sự kiện trong bối cảnh kinh tế và văn hóa chung, được đề cập đến không thường
xuyên và ngắn gọn.
|
|
|
|
But, perhaps inevitably in a study so concentrated, Montefiore’s
approach favors facts over analysis and atmosphere.
|
|
Tuy nhiên, có lẽ là điều
không tránh khỏi trong một nghiên cứu quá tập trung, cách tiếp cận của
Montefiore thiên về sự kiện hơn là phân tích và giọng văn.
|
|
|
|
The facts themselves, many of them results of original research, are
fascinating enough to speak for themselves, although there are occasional dry
patches.
|
|
Bản thân các sự kiện, rất nhiều
trong số đó là kết quả của nghiên cứu gốc, đã đủ hấp dẫn để tự biện minh cho
chúng, mặc dù đôi chỗ cũng có những đoạn khô khan.
|
|
|
|
Wars tend to become chronological lists of commanders replaced, troops
moved, fortresses taken and lost, as the same players — Sweden, Poland, the
Ottomans, later Prussia, France, Britain — jostle for prominence on the great
chessboard of Europe and later the world.
|
|
Những cuộc chiến tranh có
khuynh hướng trở thành bản liệt kê theo thứ tự thời gian của các vị chỉ huy bị
thay thế, lính tráng hành quân, pháo đài bị đánh chiếm và thất thủ, như những
bên tham chiến giống nhau – Thụy Điển, Ba Lan, Ottoman, sau này là Phổ, Pháp,
Anh – tranh giành vị trí nổi bật trên bàn cờ vĩ đại của châu Âu và sau này là
của thế giới.
|
|
|
|
Discussions of interior policy at times resemble a relentless parade
of back-stabbing courtiers rewarded, dismissed, executed, pardoned, with
complex plots and alliances made doubly obscure by complicated family
connections, until one can sympathize with the loutish Alexander III, who was
prone to shouting, “As for the ministers, the Devil take them.”
|
|
Những cuộc thảo luận về
chính sách đối nội có những lúc giống như một cuộc diễu hành không nghỉ của
đám triều thần chuyên đâm lén sau lưng được khen thưởng, bị thải hồi, bị hành
quyết, được ân xá, với những âm mưu phức tạp và các liên minh bị làm cho mập
mờ nước đôi bởi những mối quan hệ phức tạp trong gia đình, cho đến khi người
ta có thể đồng cảm với Alexander III lỗ mãng, người dễ thét ầm lên "Về
phần các quan thượng thư, quỷ tha ma bắt họ đi".
|
|
|
|
Montefiore’s novelistic gift of drawing vivid characters with a few
choice words never fails him — a greedy favorite is likened to the “shark
that can clean its gills only by eating more,” while an official is described
as “snoozing astride foreign policy like a somnolent, sickly sloth”; but,
given the encyclopedic nature of the work, minor personalities come and go
abruptly, and their individual time on the stage is simply too brief to make
them distinguishable.
|
|
Tài năng tiểu thuyết của
Montefiore là vẽ nên những nhân vật sinh động với một ít từ ngữ chọn lọc, cái
tài năng không bao giờ phụ ông – một sủng thần tham lam được ví như “con cá mập
có thể làm sạch hai bên mang của mình chỉ bằng cách ăn thêm nữa”, trong khi một
viên quan được miêu tả là “khiến chính sách đối ngoại ngủ gà ngủ gật chân
dang ra như một con lười đờ đẫn uể oải”; nhưng, với tính chất bách khoa của
tác phẩm này, những nhân vật phụ đến và đi bất chợt, và thời gian của họ trên
sân khấu thực sự là quá ngắn ngủi để người ta có thể nhận ra họ.
|
|
|
|
The main portraits, on the other hand, are invariably memorable.
|
|
Mặt khác, chân dung các
nhân vật chính luôn đáng nhớ.
|
|
|
|
Here is the red-bearded giant Alexei habitually tossing trussed-up
boyars into a freezing river as punishment for their oversleeping his dawn
church services; or Peter the Great having a beautiful ex-lover beheaded,
then lifting her bloodied head, kissing it on the lips and lecturing the
crowd on the windpipe and arteries; or the “Russian Venus” Elizaveta banning
her ladies from wearing her favorite color, pink, then punishing a beauty who
dared to wear a pink rose in her hair by having her tongue ripped out at a
scaffold; or Catherine the Great, in the midst of a predawn revolution that
would make her the ruler of Russia, commandeering a French hairdresser to fix
her hair (“always important in a coup,” notes the author with a rare flash of
humor).
|
|
Đây là người khổng lồ râu
đỏ Alexei thường ném các boyar [tạm hiểu
là quốc công] bị trói gô lại xuống dòng sông băng giá để phạt họ vì tội ngủ
quên không tham dự những buổi lễ nhà thờ từ sáng tinh mơ của ông ta; hay
Pyotr Đại đế ra lệnh chặt đầu người tình cũ xinh đẹp, rồi nâng cái đầu máu chảy
ròng ròng của nàng lên, hôn lên đôi môi ấy và giảng giải cho đám đông về khí
quản và động mạch; hay “Nàng Vệ nữ Nga” Elizaveta cấm các tùy nữ của mình mặc
màu hồng mà nàng yêu thích, sau đó trừng phạt một mỹ nhân dám cài một bông hồng
màu hồng trên tóc bằng cách kéo lưỡi cô này ra trên đoạn đầu đài; hoặc
Ekaterina Đại đế, giữa lúc một cuộc cách mạng lúc rạng đông sẽ đưa bà lên
ngôi thống trị nước Nga, cho đòi cho một thợ làm đầu người Pháp sửa lại mái
tóc cho bà (“cái luôn quan trọng trong một cuộc đảo chính”, tác giả lưu ý với
một chút hài hước hiếm thấy).
|
|
|
|
The rulers’ characters are further enriched by generous quotations
from primary sources, including their own letters and diaries.
|
|
Tính cách của những bậc
quân vương đó được làm phong phú thêm bằng các trích dẫn hào phóng từ các nguồn
tin hàng đầu, bao gồm cả thư từ và nhật ký của chính họ.
|
|
|
|
(Peter is forceful and blunt: “Time is death.” Catherine is cautious
and manipulative: “One must do things in such a way that people think they
themselves want it to be done this way.”)
|
|
(Pyotr mạnh mẽ và thẳng thừng: “Thời gian là cái
chết”. Ekaterina thận trọng và khôn khéo: “Một người phải làm việc theo cái cách
mà mọi người cho rằng chính tự họ muốn việc ấy được thực hiện theo cách đó”.)
|
|
|
|
When the story moves into the 19th century, the age of the three
Alexanders and the two Nicholases, the narrative slows down somewhat, taken
over by military maneuvers and royal love affairs; yet there is always plenty
of interest to keep one’s attention, until, at the turn of the 20th century,
the drama intensifies once again as the story reaches the dark sweep of its
spellbinding last chapters.
|
|
Khi câu chuyện sang đến thế
kỷ 19, thời đại của ba Sa hoàng đều có tên là Alexander và hai Sa hoàng đều
có tên là Nicholas, mạch truyện có phần chậm lại, bị chi phối bởi các cuộc
thao diễn quân sự và các cuộc tình vụng trộm của hoàng gia; tuy vậy, luôn có
nhiều điều thú vị để thu hút sự chú ý của mọi người, cho đến khi bước sang thế
kỷ 20, kịch tính một lần nữa lên đến cao trào khi câu chuyện đi đến sự thanh
trừng triệt để rất ám muội ở những chương cuối đầy mê hoặc của nó.
|
|
|
|
Given the profusion of scandalous events and characters like
Nicholas II and Rasputin who have passed from history into myth, it can be a
challenge to keep the tone objective, and here Montefiore succeeds with
seeming ease, offering a scholar’s well-balanced perspective on some of the
more notorious episodes.
|
|
Căn cứ vào những sự kiện
tai tiếng nhiều vô kể và những nhân vật như Nicholas II và Rasputin đã từ lịch
sử biến thành thần thoại, thì giữ cho giọng văn khách quan là việc khó khăn,
và ở điểm này Montefiore thành công một cách có vẻ dễ dàng khi ông đưa ra
quan điểm đúng mực của một học giả về một số trong những tình tiết nhiều tai
tiếng hơn.
|
|
|
|
He dispels the myth of Catherine the Great as the “nymphomaniac of
legend,” downplays the possibility that Alexander I faked his own death and
casually drops a number of bombshells that remain, appropriately, unexploded;
for instance, Catherine, wife of Peter III, claimed that their heir, the
future Paul I, born in 1754, was in actuality her lover’s son, prompting a
single matter-of-fact comment:
|
|
Ông xua tan cái huyền thoại
về Ekaterina Đại đế là “người đàn bà nổi tiếng cuồng dâm”, làm giảm khinh khả
năng Alexander I đã tự mình giả chết và vô tình thả một số quả bom mà thật vừa
khéo là vẫn không phát nổ; chẳng hạn, Ekaterina [Đại đế], vợ của Sa hoàng
Pyotr III, tuyên bố rằng người nối ngôi họ, tức là Sa hoàng Paul I tương lai,
sinh năm 1754, thực ra lại là đứa con trai bà có với nhân tình của bà, gợi ra
một nhận xét thực tế duy nhất:
|
|
|
|
“which would make the entire dynasty down to 1917 Saltykov, not
Romanov.”
|
|
“điều đó sẽ biến toàn bộ
triều đại này cho đến năm 1917 thành triều đại Saltykov, chứ không phải Romanov”.
|
|
|
|
The account remains even-keeled throughout, and the last years of the
dynasty especially are treated with a restraint and objectivity for which one
is grateful.
|
|
Câu chuyện này vẫn nhất
quán từ đầu đến cuối, và những năm cuối cùng của triều đại đó đặc biệt được đề
cập với sự kiềm chế và khách quan mà người ta thấy hài lòng.
|
|
|
|
Overall, while not the easiest introduction to the subject, this
monumental work is an essential addition to the library of anyone interested
in Russian history and the doomed dynasty of Romanovs, “blood-spattered,
gold-plated, diamond-studded, swash-buckled, bodice-ripping and
star-crossed.”
|
|
Nhìn chung, tuy không đóng
vai trò một lời giới thiệu dễ đọc nhất về chủ đề này, song tác phẩm đồ sộ này
là một sự bổ sung cần thiết cho thư viện của bất kỳ ai quan tâm đến lịch sử
nước Nga và triều đại Romanov đã diệt vong, "đổ-máu, mạ-vàng, nạm-kim-cương,
phiêu lưu-ly kỳ, thâm-cung-bí-sử và sao-xấu-chiếu-mệnh".
|