Kỷ nguyên vàng của du hành hàng không qua kiểm chứng thực tế

25 5 / 2022
Đăng bởi: lovebird21c

Kỷ nguyên vàng của du hành hàng không qua kiểm chứng thực tế

nguồn: New York Times,

biên dịch: Takya Đỗ,

The Golden Age of Air Travel Gets a Reality Check

 

Kỷ nguyên vàng của du hành hàng không qua kiểm chứng thực tế

 

 


 

Two new books trace the evolution of the industry from the perspective of women who worked in it.

 

Hai cuốn sách mới nói về sự phát triển của ngành này từ quan điểm của những phụ nữ làm việc trong ngành.

 

 

 

As the so-called Golden Age of Travel boomed in the 1960s and ’70s, the airline industry left no doubt about what it was selling.

 

Khi cái gọi là Kỷ nguyên Vàng của Du lịch bùng nổ vào những năm 1960 và 1970, ngành hàng không đã khiến mọi người tin chắc về những gì nó đang bán.

 

 

 

The ability to get from one place to another was assumed; the real lure was the pretty young stewardesses, whose desirability and explicit availability were used as sexual bait to entice the nation’s burgeoning corps of male business travelers.

 

Khả năng đi từ nơi này đến nơi khác đã được thừa nhận; cái thực sự cám dỗ là những nữ tiếp viên xinh đẹp trẻ trung, những người khiến người khác ham muốn và luôn tỏ ra sẵn sàng đó đã được sử dụng làm những con mồi tình dục để nhử đám hành khách nam doanh nhân đang ngày càng tăng trên cả nước.

“I’m Cheryl. Fly me,” National Airlines suggested coyly in an era-defining ad.

 

“Tôi là Cheryl. Hãy lái tôi bay”, Hãng hàng không Quốc gia gợi ý một cách duyên dáng trong một quảng cáo xác định tính thời đại.

 

 

 

“We make love 80 times a day!” Southwest promised in its “Somebody Else Up There Who Loves You” campaign.

 

"Chúng tôi làm tình 80 lần một ngày!" Southwest hứa hẹn trong chiến dịch “Ai đó tít trên cao yêu bạn” của mình.

 

 

 

“Have You Ever Done It the French Way?” Air France inquired.

 

"Bạn đã từng làm việc ấy theo kiểu Pháp chưa?" Air France hỏi han.

 

 

 

Beauty was the most important job requirement, a point reinforced by the pageant-winner sashes Southwest Airlines wrapped around its stewardesses:

 

Sắc đẹp là yêu cầu quan trọng nhất của công việc này, một quan điểm được củng cố bởi những dải băng chiến thắng cuộc thi sắc đẹp mà Southwest Airlines quàng lên vai các tiếp viên của hãng:

 

 

 

Here’s Miss San Diego! How do you like Miss Los Angeles?

 

Đây là Hoa hậu San Diego! Bạn có thích Hoa hậu Los Angeles không?

 

 

 

The early period when they wore trim suits gave way to the go-go years of hot pants, white boots, raccoon hats and flimsy paper uniforms.

 

Thời kỳ sơ khai khi họ mặc những bộ vét ôm khít đã nhường chỗ cho những năm sôi động với quần soóc cộc, giày bốt trắng, mũ ca-lô và đồng phục mỏng như giấy pơ-luya.

 

 

 

If those weren’t titillating enough, Finnair offered the tanned torso of a bikini-clad stewardess whose exposed back was branded with the black lines of interlocking destinations.

 

Nếu những điều đó vẫn chưa đủ gây kích thích, Finnair đã trưng ra thân mình rám nắng của một nữ tiếp viên mặc bikini mà phần lưng trần được ghi dấu ấn bằng những tuyến màu đen gồm những điểm đến đan xen vào nhau.

 

 

 

“Take a good look at Finnair’s summer routes,” the airline urged customers with a wink and a nudge.

 

“Hãy quan sát kỹ những tuyến bay mùa hè của Finnair,” hãng hàng không này khuyến khích khách hàng bằng một cái nháy mắt và một cú huých.

 

 

 

“They’re not hard to take.”

 

"Thực hiện chúng đâu có khó."

 

 

 

And no one questioned men’s right to take whatever they wanted; marketed as the Playboy Bunnies of the sky, stewardesses were presented as property, like so many airborne party favors, with the mystique of the mile-high club emerging as a bucket-list goal for countless men.

 

Và không ai thắc mắc về quyền của đàn ông được lấy bất kỳ thứ gì họ muốn; được đem ra tiếp thị như những cô thỏ Bunny của tạp chí Playboy  trên bầu trời, nữ tiếp viên hàng không được đưa ra trình diễn như tài sản, cũng như rất nhiều quà tặng tại các bữa tiệc trên không, với sự huyền bí của cái câu lạc bộ “làm tình trong nhà vệ sinh máy bay” đang nổi lên như một mục tiêu trong danh sách những thứ cần trải nghiệm của vô số đàn ông.

 

 

 

“People keep stealing our stewardesses,” American Airlines mock-complained in an ad featuring a businessman dragging one off, his hand clapped over her mouth so she couldn’t scream.

 

“Người ta cứ đánh cắp nữ tiếp viên của chúng tôi hoài”, American Airlines giả bộ phàn nàn trong một quảng cáo có cảnh một doanh nhân đang kéo một nữ tiếp viên đi, tay anh ta bịt miệng cô để cô không la hét được.

 

 

 

Kissing passengers when they left the plane was another job requirement, and men grew adept at last-minute head swivels that turned a peck on the cheek into a full-mouth slobber.

 

Hôn hành khách khi họ rời máy bay là một yêu cầu khác của công việc, và đàn ông ngày càng thành thạo cú xoay đầu vào phút chót để biến một cái hôn phớt lên má thành một nụ hôn môi ướt át.

 

 

 

Stripping also became part of the job when Braniff unveiled “Introducing the Air Strip,” a campaign that featured stewardesses wearing four-part uniforms they could shed, piece by piece, as the flight wore on.

 

Thoát y cũng trở thành một phần của công việc khi hãng Braniff mở màn “Giới thiệu thoát y trên không”, một chiến dịch có những nữ tiếp viên mặc bộ đồng phục bốn món mà họ có thể cởi ra từng mảnh một trong khi chuyến bay vẫn đều đều bay tiếp.

 

 

 

Catering to men’s desires, the stewardesses were all guaranteed to be good-looking, young and single.

 

Để mua vui cho những ham muốn của đàn ông, các nữ tiếp viên hàng không đều được đảm bảo có ngoại hình xinh đẹp, trẻ trung và độc thân.

 

 

 

They could get fired at 32 for being too old, and until then, they were certified as available:

 

Họ có thể bị sa thải ở tuổi 32 vì quá già, và trước cái tuổi đó, họ được chứng thực là luôn sẵn sàng:

 

 

 

Marriage could get you fired, as could pregnancy.

 

Kết hôn có thể khiến bạn bị sa thải, cũng như có thai.

 

 

 

Stewardesses resorted to harrowing strategies to obtain secret abortions that would preserve their ability to earn a living.

 

Các nữ tiếp viên hàng không đã phải cầu viện đến những biện pháp đáng sợ để bí mật phá thai nhằm bảo toàn khả năng kiếm sống của mình.

 

 

 

But the most brutal enforcement focused on the relentless regimen of weight checks and public humiliation if a stewardess gained a pound or two.

 

Nhưng sự bắt buộc tàn bạo nhất tập trung vào chế độ liên tục kiểm tra cân nặng và công khai sỉ nhục nếu một nữ tiếp viên tăng thêm nửa hoặc một cân.

 

 

 

At American Airlines, the upper limit for a 5’5” woman was 129 pounds.

 

Tại hãng American Airlines, giới hạn cân nặng nhất cho một phụ nữ cao 1,65m là 58,5kg.

 

 

 

To Ann Hood, this was the ultimate dream job, one she loved with the earnest, wide-eyed enthusiasm that suffuses her new memoir, “Fly Girl.”

 

Với Ann Hood, đây thực sự là công việc trong mơ, công việc mà chị yêu thích với lòng nhiệt tình tha thiết đáng kinh ngạc tràn ngập cuốn hồi ký mới “Fly Girl” (“Cô gái bay ”) của chị.

 

 

 

Although she later became a novelist and short-story writer, Hood views her youthful years as a flight attendant through such intensely rose-colored glasses that they seem to have obscured much of her vision.

 

Mặc dù sau này chị đã trở thành một tiểu thuyết gia và nhà văn viết truyện ngắn, Hood nhìn những năm tháng tuổi trẻ của mình khi còn là một tiếp viên hàng không qua lăng kính hồng đậm màu đến mức dường như nó làm lu mờ phần lớn tầm nhìn của chị.

 

 

 

This might not be surprising for a stewardess in the 1960s, but the entire culture had changed dramatically by the time Hood got her wings.

 

Điều này có thể chẳng có gì đáng ngạc nhiên đối với một nữ tiếp viên hàng không hồi những năm 1960, nhưng toàn bộ nền văn hóa đó đã thay đổi một cách đáng kinh ngạc vào thời điểm Hood bắt đầu bay.

 

 

 

“Why did I, a smart, 21-year-old woman in 1978 choose to become a flight attendant rather than a banker or pharmaceutical salesperson or teacher or social worker as my college friends had?”

 

“Tại sao tôi, một phụ nữ thông minh 21 tuổi, vào năm 1978 lại quyết định trở thành một tiếp viên hàng không mà không phải một nhân viên ngân hàng, nhân viên bán dược phẩm hoặc giáo viên hay nhân viên xã hội như những người bạn học đại học cùng tôi?”

 

 

 

Hood writes in her prologue. Why, indeed?

 

Hood viết trong lời mở đầu của mình. Quả thực, tại sao nhỉ?

 

 

 

She herself admits that flight attendants were “still stereotyped as not-very-smart sex kittens in airline advertising and in many people’s minds back then.

 

Bản thân chị cũng thừa nhận rằng các tiếp viên hàng không “hồi đó vẫn bị đánh đồng là loại gái lẳng lơ chẳng có đầu óc gì mấy trong quảng cáo hàng không cũng như trong suy nghĩ của nhiều người.

 

 

 

Yet the only job I applied for during my senior year of college was flight attendant.”

 

Tuy nhiên, công việc duy nhất mà tôi ứng tuyển trong năm cuối đại học là tiếp viên hàng không”.

 

 

 

To Hood, the romance and glamour of worldwide travel were irresistible.

 

Với Hood, tính lãng mạn và sức quyến rũ của những chuyến du hành khắp thế giới là điều không thể cưỡng lại.

 

 

 

The book recounting her modest adventures is as airy and insubstantial as cotton candy, and sweet enough to give you a toothache.

 

Cuốn sách kể lại những cuộc phiêu lưu khiêm tốn của chị là thứ hư ảo và phù phiếm chẳng khác gì một cây kẹo bông, và ngọt ngào đến mức khiến ta đau răng.

 

 

 

Hood emphasizes how selective the process of admission was — I lost track of how many times she mentioned that it was harder to get into stewardess school than Harvard — and how rigorous the training.

 

Hood nhấn mạnh quá trình tuyển học viên được sàng lọc kĩ càng đến thế nào – tôi lạc lối trong không biết bao nhiêu lần chị nhắc đến chuyện vào trường đào tạo tiếp viên khó hơn cả vào Harvard – và việc đào tạo nghiêm ngặt như thế nào.

 

 

 

But the overall focus stays fixed on the apparent goal of this memoir, which seems to be convincing readers of how much fun the author had and what a challenging job it was to be a stewardess.

 

Nhưng tiêu điểm tổng thể vẫn dồn vào mục tiêu hiển nhiên của cuốn hồi ký này, cái mục tiêu dường như là thuyết phục người đọc rằng tác giả đã vui thích biết bao và công việc thử thách đến thế nào khi là một nữ tiếp viên hàng không.

 

 

 

If that was her experience, she leaves out an awful lot.

 

Nếu đó là trải nghiệm của chị, thì chị đã bỏ sót rất nhiều thứ.

 

 

 

Reading “Fly Girl” is like watching a vintage Doris Day movie in which the clueless heroine mistakenly wanders out of the 1950s and into the sex, drugs and rock and roll that followed while remaining blissfully oblivious to the political and social turmoil swirling around her, let alone what it represented, how it happened and why it mattered.

 

Đọc “Fly Girl” giống như đang xem một bộ phim kinh điển do Doris Day thủ vai, trong đó nhân vật nữ chính ngây thơ đã nhầm lẫn lang thang ra khỏi những năm 1950 và sau đó lạc vào tình dục, ma túy và nhạc rock and roll trong khi vẫn sung sướng chẳng hay biết gì về sự hỗn loạn chính trị và xã hội đang xáo động quanh cô, chưa nói đến nó đại diện cho cái gì, nó xảy ra như thế nào và tại sao nó lại quan trọng.

 

 

 

For the real story of those years — including all the context cited above — one can turn to “The Great Stewardess Rebellion: How Women Launched a Workplace Revolution at 30,000 Feet,” a meticulously detailed history by the travel writer Nell McShane Wulfhart, who has performed a valuable public service by providing this reality check.

 

Về câu chuyện đích thực của những năm đó – bao gồm toàn bộ bối cảnh được kể đến bên trên – người ta có thể tìm đọc cuốn “The Great Stewardess Rebellion: How Women Launched a Workplace Revolution at 30,000 Feet” ("Cuộc đại loạn của các nữ tiếp viên hàng không: Phụ nữ đã khởi đầu một cuộc cách mạng tại nơi làm việc 30.000 bộ trên cao như thế nào", một cuốn lịch sử chi tiết cực kỳ tỉ mỉ của nhà văn du lịch Nell McShane Wulfhart, người đã thực hiện một dịch vụ công ích quý giá bằng cách cho chúng ta cơ hội kiểm chứng thực tế.

 

 


 

Hood may mention a tearful stewardess who gets fired for gaining a couple of pounds, but Wulfhart tells you about the boxes of methedrine handed out by company doctors, the stewardesses’ growing reliance on “black mollies” and the amphetamine dependencies that resulted.

 

Hood có thể đề cập đến một nữ tiếp viên nước mắt ròng ròng khi bị sa thải vì tăng vài cân, song Wulfhart kể cho ta về những hộp thuốc methedrine do các bác sĩ của hãng phân phát, các tiếp viên hàng không ngày càng phụ thuộc vào những “viên đen ” và dẫn đến sự phụ thuộc vào amphetamine.

 

 

 

If Hood glosses over the impact of the age limit for stewardesses, Wulfhart gives you the haunting life and death of Ann Davis, who killed herself after losing her job and sinking into despair about being “old and useless.”

 

Nếu Hood che đậy ảnh hưởng của việc giới hạn độ tuổi đối với nữ tiếp viên hàng không, thì Wulfhart cho ta thấy cuộc đời và cái chết đầy ám ảnh của Ann Davis, cô đã tự sát sau khi bị mất việc và chìm trong nỗi tuyệt vọng vì đã thành “già và vô dụng”.

 

 

 

As gut-wrenching as such stories may be, the overall saga is inspiring; who could remain unmoved by the ways in which a generation of increasingly determined activists won better pay, improved working conditions and other badly needed reforms?

 

Dù những câu chuyện như vậy có thể khiến bạn đau lòng đến mấy, song huyền thoại tổng thể là rất hứng khởi; ai có thể cứ thản nhiên không xúc động với những cách thức mà nhờ vào đó một thế hệ các nhà hoạt động ngày càng quyết tâm đã giành được mức lương cao hơn, cải thiện điều kiện làm việc và những cải cách bức thiết khác?

 

 

 

The jacket copy of Wulfhart’s book promises “the rollicking unknown story of how they took action, harnessing the power of the feminist movement and the labor movement, and changed history.”

 

Cuốn sách  của Wulfhart hứa hẹn “câu chuyện vui nhộn chưa từng thấy về cái cách họ hành động, khai thác sức mạnh của phong trào nữ quyền và phong trào lao động, và thay đổi lịch sử ra sao”.

 

 

 

Rollicking it may be, but other words that come to mind include shocking, infuriating and excruciating.

 

Có thể nó vui nhộn thật, nhưng những từ khác chợt hiện trong đầu ta là sửng sốt, tức giận và đau xót.

 

 

 

As the stewardesses — abetted by an emerging cadre of legal and political allies elsewhere — won each hard-earned victory, they were impeded at every turn by the vicious misogyny as well as the careless inhumanity of all the sexist men who opposed their goals, not only in the airline industry but in Congress, at the E.E.O.C. and throughout the labor union movement.

 

Trong khi các tiếp viên – được hỗ trợ bởi một nhóm đồng minh chính trị và pháp lý mới nổi ở đâu đó – giành được từng chiến thắng nhọc nhằn, họ bị cản trở mọi nơi mọi lúc bởi sự thù ghét đàn bà dữ dội cũng như tính vô nhân đạo bất cần của tất cả những người đàn ông phân biệt giới tính, những người phản đối mục tiêu của họ, không chỉ trong ngành hàng không mà còn tại Quốc hội, tại E.E.O.C. (Ủy ban Cơ hội việc làm công bằng) và suốt cả phong trào công đoàn.

 

 

 

The Transport Workers Union was so dismissive that the stewardesses eventually seceded and organized their own union.

 

Transport Workers Union (Công đoàn Vận tải Mỹ) đã thờ ơ đến mức các nữ tiếp viên hàng không rốt cuộc đã ly khai và thành lập nghiệp đoàn của riêng họ.

 

 

 

“For the TWU, the mass movement of flight attendants into independent unions was a bloodbath,” Wulfhart reports.

 

Wulfhart thuật lại: “Đối với Công đoàn Vận tải, phong trào hàng loạt tiếp viên hàng không gia nhập những công đoàn độc lập là một cuộc tắm máu”.

 

 

 

Such victories had lasting impact.

 

Những chiến thắng như vậy đã tạo ra ảnh hưởng lâu dài.

 

 

 

“The stewardess rebellion changed the entire airline industry, one of the largest businesses in the United States,” Wulfhart writes.

 

“Cuộc nổi loạn của các nữ tiếp viên hàng không đã thay đổi toàn bộ ngành hàng không, một trong những ngành kinh doanh lớn nhất ở Mỹ”, Wulfhart viết.

 

 

 

Her account credits those women as having played a pioneering role in fighting sex discrimination, and she tells the story well.

 

Câu chuyện của chị ca ngợi những người phụ nữ đó đã đóng vai trò tiên phong trong việc chống phân biệt giới tính, và chị đã kể câu chuyện rất hay.

 

 

 

And yet reading the details feels like pouring salt in a very old wound that has yet to heal; it is dramatic, invigorating and instructive as a textbook example of the courage, ingenuity and persistence it takes to effect such progress — but it’s also incredibly painful.

 

Thế nhưng khi đọc chi tiết có cảm giác như xát muối vào vết thương cũ chưa kịp lành; nó gây xúc động, tiếp thêm sinh lực và có truyền kiến thức như một thí dụ trong sách giáo khoa về lòng dũng cảm, sự khéo léo và kiên trì cần có để đem lại sự tiến bộ như vậy – nhưng nó cũng vô cùng đau đớn.

 

 

 

The day I finished reading “The Great Stewardess Rebellion,” headlines described the Idaho legislation that criminalizes abortion after six weeks, including any termination of ectopic pregnancies, which can be fatal to women carrying them.

 

Vào hôm tôi vừa đọc xong “The Great Stewardess Rebellion”, dòng tít tóm tắt tin chính ở đầu bản tin đã thuật lại việc luật pháp bang Idaho hình sự hóa việc phá thai sau sáu tuần [thai kỳ], bao gồm cả sự chấm dứt tình trạng mang thai ngoài dạ con, cái tình trạng có thể gây tử vong cho người phụ nữ mang thai.

 

 

 

The new measure also encourages vigilantes to profit from such medicalized persecution; its sponsor says that if a rapist has ten siblings, each can sue the rape victim for $20,000 as punishment for terminating any pregnancy resulting from the violent criminal assault on her body.

 

Biện pháp mới này còn khuyến khích những kẻ trừng phạt tự phát  hưởng lợi từ sự ngược đãi được y tế hóa như vậy; người đề xuất luật này nói rằng nếu một kẻ hiếp dâm có mười anh chị em, mỗi người có thể kiện nạn nhân bị hiếp dâm* với số tiền 20.000 USD như một hình phạt đối với việc phá cái thai là kết quả của sự tấn công bạo lực vô đạo đức lên cơ thể cô ấy .

 

 

 

A $200,000 bonus for the rapist’s bounty-hunting relatives — your tax dollars at work!

 

Một phần thưởng 200.000 USD cho những người thân săn tiền thưởng của kẻ hiếp dâm – những đồng đô-la ta đóng thuế mới hiệu quả làm sao!

 

 

 

Other headlines cover the current epidemic of “unruly passengers,” a euphemism for the rage-filled travelers who are punching, sexually assaulting, urinating on, knocking out the teeth of and verbally abusing flight attendants.

 

Những dòng tít tóm tắt tin khác đưa tin về nạn dịch “những hành khách ngang ngược” hiện thời, một uyển ngữ chỉ những hành khách giận dữ điên cuồng đang đấm đá, tấn công tình dục, tiểu tiện lên người, đánh cho gãy răng và chửi mắng các tiếp viên hàng không.

 

 

 

More than one offender has had to be duct-taped to his seat until the plane landed safely.

 

Không chỉ một kẻ tội phạm đã bị quấn băng keo vào ghế của mình cho đến khi máy bay hạ cánh an toàn.

 

 

 

Today’s routine crises require a lot more than a pretty face from the nation’s beleaguered flight attendants.

 

Ngày nay, các cuộc khủng hoảng thường nhật thường đòi hỏi những tiếp viên hàng không đang bị quấy rối trên cả nước không chỉ một khuôn mặt xinh đẹp [mà còn nhiều phẩm chất khác nữa].

 

 

 

But even though flight attendants can now get married, grow older and gain a few pounds without losing their jobs, women’s bodies everywhere are still being policed by bureaucracies that insist on the right to control their physical and sexual autonomy.

 

Song mặc dù hiện nay những tiếp viên hàng không đã có thể kết hôn, già đi và tăng vài cân mà không bị mất việc làm, thân thể người phụ nữ ở mọi nơi vẫn đang bị khống chế bởi những bộ máy quan liêu khăng khăng đòi quyền kiểm soát cái quyền tự chủ về thân thể và tình dục của họ.

 

 

 

The infrastructure of patriarchy isn’t something we dismantled a long time ago; it’s just as savagely implacable as it was when stewardesses got organized.

 

Hạ tầng cơ sở của chế độ phụ hệ không phải là cái thứ chúng ta đã triệt phá được từ lâu; nó cũng vẫn tàn nhẫn man rợ không kém gì lúc những nữ tiếp viên hàng không được tổ chức thành nghiệp đoàn.

 

 

 

Even if we’ve come a long way, baby, most of us don’t need a travel writer to tell us what a long, hard way we still have to go.

 

Dẫu rằng chúng ta đã tiến được một chặng đường dài, em yêu  ơi, đa phần chúng ta không cần một nhà văn du lịch cho chúng ta biết chúng ta còn phải đi một chặng đường dài và khó khăn đến thế nào.

 

 

 

Wulfhart’s epilogue reminds us of the enduring truth that the stewardess rebellion bestowed as a key component of its legacy:

 

Lời bạt của Wulfhart nhắc nhở chúng ta về chân lý trường tồn mà cuộc nổi loạn của những nữ tiếp viên hàng không đã dành tặng như một thành phần quan trọng trong di sản của nó:

 

 

 

“By standing up to an industry that preferred its women docile, pretty and young, they demonstrated to the world that power was available — you just had to reach out and grab it.”

 

"Bằng cách đứng lên chống lại một ngành nghề chỉ ưa chuộng phụ nữ ngoan ngoãn, xinh đẹp và trẻ trung, họ đã chứng minh cho cả thế giới thấy rằng quyền lực vốn sẵn có – bạn chỉ cần đưa tay ra và nắm lấy.”


* --> song như bài viết trên Vaniti Fair thì họ kiện bác sĩ phá thai 
On Monday, the Idaho House passed Senate Bill 1309, which, like in Texas, would prevent pregnant people from obtaining abortions after six weeks. Idaho’s spin? Rather than  empowering any old private citizens to sue to enforce the law, it specifically allows family members of the fetus—including family members of a rapists— to sue abortion providers for up to four years after the procedure, for a minimum of $20,000 in damages. 

FLY GIRL: A Memoir, by Ann Hood | 269 pp. | W.W. Norton & Co. | $26.95

THE GREAT STEWARDESS REBELLION: How Women Launched a Workplace Revolution at 30,000 Feet, by Nell McShane Wulfhart | 309 pp. | Doubleday. $30

Chia sẻ: