Cuốn tiểu sử sinh động viết cách đây 50 năm về Che Guevara vẫn còn mới mẻ

5 5 / 2022
Đăng bởi: lovebird21c

Cuốn tiểu sử sinh động viết cách đây 50 năm về Che Guevara vẫn còn mới mẻ

nguồn: New York Times,

biên dịch: Quỳnh Anh,

A 50-Year-Old Graphic Biography of Che Guevara That Still Feels Fresh

 

Cuốn tiểu sử sinh động viết cách đây 50 năm về Che Guevara vẫn còn mới mẻ

 

 


 

First published in Argentina in 1969, Héctor Germán Oesterheld’s “Life of Che” has finally been translated into English.

 

Được xuất bản lần đầu tiên tại Argentina năm 1969, cuốn “Life of Che” (“Cuộc đời Che”) của Héctor Germán Oesterheld cuối cùng cũng được dịch sang tiếng Anh.

 

 

 

Ernesto “Che” Guevara may be a timeless revolutionary icon, but that doesn’t mean his biography is necessarily a story for our time.

 

Mặc dù Ernesto “Che” Guevara có lẽ là biểu tượng cách mạng vượt thời gian, nhưng tiểu sử của ông chưa chắc là câu chuyện cho thời đại của chúng ta.

 

 

 

If Héctor Germán Oesterheld weren’t a remarkable writer, it probably wouldn’t be.

 

Nếu tác giả Héctor Germán Oesterheld không phải một nhà văn xuất sắc, thì có lẽ tác phẩm sẽ không còn mang tính thời đại.

 

 

 

Revolution was an inherently Marxist concept for Guevara, who gave up his key role in building Fidel Castro’s new Cuba to fight for global communism, guerrilla-style.

 

Cách mạng vốn là một khái niệm của chủ nghĩa Mác đối với Guevara, ông đã từ bỏ vai trò chủ chốt trong sự nghiệp xây dựng đất nước Cuba mới của Fidel Castro để chiến đấu cho chủ nghĩa cộng sản quốc tế, theo kiểu du kích.

 

 

 

His outlook doesn’t translate very well to a world that’s watching Ukraine — a republic that won independence when the Soviet Union fell — attempt to defend itself from an authoritarian Russia.

 

Tầm nhìn của ông không phù hợp lắm khi thế giới đang theo dõi Ukraine — một nước cộng hòa độc lập khi Liên Xô sụp đổ — nỗ lực tự vệ trước nước Nga độc tài.

 

 

 

Or does it?

 

Thật vậy chăng?

 

 

 

As told by Oesterheld in the graphic biography “Life of Che,” Guevara’s story is about values far deeper than communism — the same values that, in fact, have inspired people around the world to express support for Ukraine.

 

Theo lời tác giả Oesterheld kể lại trong cuốn tiểu sử đặc sắc “Life of Che”, câu chuyện của Guevara nói về những giá trị sâu xa hơn chủ nghĩa cộng sản — chính những giá trị trên thực tế đã truyền động lực cho mọi người trên khắp thế giới bày tỏ sự ủng hộ đối với Ukraine.

 

 

 

Oesterheld’s Guevara calls for economic and political fairness, self-determination for little countries and the need to keep big countries in check.

 

Cuốn Guevara của Oesterheld kêu gọi sự công bằng về kinh tế và chính trị, quyền tự quyết cho các nước nhỏ và sự cần thiết phải kiểm soát các nước lớn.

 

 

 

Those values transcended even his commitment to global communism, as Oesterheld shows.

 

Những giá trị đó vượt qua cả bổn phận của ông đối với chủ nghĩa cộng sản quốc tế, như tác giả Oesterheld cho ta thấy.

 

 

 

At first inclined to view the United States as the main enemy, Guevara grew disillusioned with imperialism hiding under the guise of communism in the U.S.S.R. as well as Chairman Mao’s games of international chess.

 

Ban đầu tuy có khuynh hướng coi Mỹ là kẻ thù chính, Guevara dần vỡ mộng về chủ nghĩa đế quốc núp dưới bóng chủ nghĩa cộng sản ở Liên Xô cũng như các ván cờ quốc tế của Chủ tịch Mao.

 

 

 

Other biographers have grappled with Guevara’s brutality and ruthlessness, condemning or excusing him according to their own ideological predispositions.

 

Những người viết tiểu sử khác gặp khó khăn khi xử lý tính tàn bạo và tàn nhẫn của Guevara, lên án hoặc bào chữa cho ông theo khuynh hướng ý thức hệ của riêng họ.

 

 

 

Oesterheld crafts an ode to a larger-than-life figure and the principles he believed in — even if Guevara didn’t always embody them.

 

Tác giả Oesterheld thì viết nên lời ca về một nhân vật vĩ đại và những nguyên tắc ông luôn tin tưởng — ngay cả khi không phải lúc nào Guevara cũng là hiện thân của những nguyên tắc ấy.

 

 

 

This approach might seem jejune, even inhumane, were it not for Oesterheld’s own life story and the story of this book.

 

Cách tiếp cận này có vẻ nguy hiểm, thậm chí còn vô nhân đạo, nếu không bàn đến câu chuyện về chính cuộc đời của tác giả Oesterheld và câu chuyện trong cuốn sách này.

 

 

 

“Life of Che” was first published in Argentina in 1969, barely a year after Guevara’s death.

 

“Life of Che” được xuất bản lần đầu ở Argentina năm 1969, chỉ một năm sau cái chết của Guevara.

 

 

 

Oesterheld teamed up with the artist Alberto Breccia, with whom he’d created the acclaimed “Mort Cinder” in 1962, and Breccia’s son, Enrique.

 

Oesterheld hợp tác với nghệ sĩ Alberto Breccia, ông đã cùng bà tạo ra tác phẩm “Mort Cinder” nổi tiếng năm 1962, và cả đứa con trai của Breccia có tên Enrique.

 

 

 

As Pablo Turnes notes in a terrific afterword, it was the publisher J. Álvarez who suggested that the father and son illustrate alternating sections of Oesterheld’s narrative.

 

Theo lời kể của Pablo Turnes trong phần lời bạt xuất sắc, thì chính nhà xuất bản J. Álvarez đề xuất hai cha con minh họa các phần khác nhau trong tác phẩm của Oesterheld.

 

 

 

Both artists work in black and white, with no shades of gray.

 

Cả hai nghệ sĩ đều chỉ dùng màu đen và trắng, không có màu xám.

 

 

 

Alberto’s style is formal, his compositions expert.

 

Phong cách của Alberto trang trọng, và phối cảnh rất xuất sắc.

 

 

 

He combines woodcuts, collage and wild scrawls of ink to depict Guevara’s biography from his youth up until he launches his guerrilla campaigns in Congo and Bolivia.

 

Ông kết hợp tranh khắc gỗ, nghệ thuật cắt dán và dùng nhiều nét mực để minh họa tiểu sử của Guevara từ khi còn trẻ cho đến khi ông bắt đầu các chiến dịch du kích ở Congo và Bolivia.

 

 

 

Alberto’s panels don’t have the propulsive “bam, pow!” commonly associated with comics.

 

Khung hình của Alberto không có "bùm, chíu!" như thường có trong truyện tranh minh họa.

 

 

 

They’re a sequence of separate artworks, each vibrating on its own frequency.

 

Đó là chuỗi các tác phẩm nghệ thuật riêng biệt, mỗi tác phẩm rung động theo tần số riêng.

 

 

 

Enrique’s compositions are more youthful, reflecting the influences of Pop Art, German Expressionism and ’60s advertising.

 

Các sáng tác của Enrique trẻ trung hơn, phản ánh những ảnh hưởng của nghệ thuật đại chúng, chủ nghĩa biểu hiện Đức và quảng cáo thập niên 1960.

 

 

 

His panels are unnerving, full of depersonalized soldiers and treacherous peasants with weird, rictus grins.

 

Những khung hình của anh rất đáng sợ, đầy hình ảnh những người lính vô nhân tính và những người nông dân xảo trá với nụ cười quái dị nhăn nhở.

 

 

 

The ferocity of the Breccias’ art serves as an ironical counterweight to Oesterheld’s and Guevara’s idealism.

 

Sự dữ dội trong nghệ thuật của Breccias đóng vai trò đối trọng châm biếm đối với chủ nghĩa lý tưởng của tác giả Oesterheld và Guevara.

 

 

 

The first printing of“Life of Che” sold out immediately, but soon after, the Argentine government raided its publisher and apparently destroyed the original pages.

 

Bản in đầu tiên của “Life of Che” bán hết sạch tức thì, nhưng ngay sau đó, chính phủ Argentina truy quét nhà xuất bản và có vẻ đã phá hủy bản gốc.

 

 

 

It was unavailable for many years, and never — until now — in English.

 

Bản đó không thể tìm được trong nhiều năm, và chưa bao giờ — cho đến bây giờ — có bản tiếng Anh.

 

 

 

Oesterheld’s fate was bleaker still.

 

Số phận của tác giả Oesterheld thì rất đáng thương.

 

 

 

After a military junta seized power in Argentina in the late 1970s, he saw his four daughters (who, along with him, were involved in an armed leftist resistance group) “disappeared” or killed outright.

 

Sau khi một chính quyền quân phiệt nắm quyền ở Argentina cuối những năm 1970, ông chứng kiến bốn cô con gái của mình (đã cùng ông tham gia một nhóm kháng chiến cánh tả có vũ trang) “biến mất” hoặc bị giết ngay lập tức.

 

 

 

He was himself kidnapped on April 27, 1977.

 

Bản thân ông cũng bị bắt cóc ngày 27 tháng 4 năm 1977.

 

 

 

After he spent time in different detention facilities, Turnes reports, “it is suspected that he was executed in 1978, in a field outside the town of Mercedes.”

 

Sau khi trải qua nhiều cơ sở giam giữ khác nhau, theo lời kể của Turnes, "người ta nghi ngờ ông ấy đã bị hành quyết năm 1978, tại một cánh đồng bên ngoài thị trấn Mercedes."

 

 

 

Oesterheld’s depiction of Guevara is too forgiving, a hagiography rather than a proper work of history.

 

Những miêu tả của tác giả Oesterheld về Guevara là quá bao dung, có phần giống tiểu sử ca ngợi hơn là một tác phẩm lịch sử thực sự.

 

 

 

Still, at a moment that eludes any ideology Guevara would recognize, the ideals underlying this 50-year-old book are stubbornly affecting.

 

Tuy nhiên, tại thời điểm không còn ý thức hệ nào mà Guevara còn có thể nhận ra, thì những lý tưởng nằm trong cuốn sách viết cách đây 50 năm này vẫn còn đang ảnh hưởng dai dẳng.

 

 

 

Take, for example, Guevara’s farewell message to his children (before he abandoned them to go join various ragtag resistance movements):

 

Chẳng hạn, thông điệp chia tay của Guevara dành cho các con mình (trước khi ông bỏ con lại để tham gia các phong trào kháng chiến của người nghèo):

 

 

 

“Above all, be always able to feel in your depths any injustice committed in any part of the world. It’s the most beautiful quality of a revolutionary.”

 

“Trên tất cả, hãy luôn cảm nhận trong sâu thẳm bất kỳ sự bất công nào xảy ra ở bất kỳ nơi đâu trên thế giới. Đó là phẩm chất cao đẹp nhất của một nhà cách mạng.”

 

 

 

Actually, it’s a beautiful quality in anyone, revolutionary or not.

 

Thực ra, đó là phẩm chất cao đẹp ở bất kỳ ai, dù họ có theo cách mạng hay không.


LIFE OF CHE: An Impressionistic Biography, by Héctor Germán Oesterheld | Translated by Erica Mena | Illustrated by Alberto Breccia and Enrique Breccia | Fantagraphics | 88 pp. | $19.99

Chia sẻ: