Cuốn sách ‘Vagina Obscura’ vén bức màn bí mật về giải phẫu phụ nữ

21 5 / 2022
Đăng bởi: lovebird21c

Cuốn sách ‘Vagina Obscura’ vén bức màn bí mật về giải phẫu phụ nữ

nguồn: New York Times,

biên dịch: Takya Đỗ,

‘Vagina Obscura’ Demystifies Female Anatomy

 

Cuốn sách ‘Vagina Obscura’ vén bức màn bí mật về giải phẫu phụ nữ

 

 


 

There’s a reason women know so little about our own bodies.

 

Phụ nữ biết quá ít về cơ thể của chính mình cũng có nguyên do cả.

 

 

 

Your vagina is a mystery, an enigma, a world that has been largely uncharted, underestimated and misunderstood since the start of humankind.

 

Âm đạo của bạn là điều huyền bí, một bí ẩn, một thế giới hầu như chưa được khám phá, bị đánh giá thấp và hiểu lầm kể từ khởi thủy của loài người.

 

 

 

It holds more secrets than the Sphinx and can seem more distant than Mars, more unfamiliar than the ocean floor.

 

Nó chứa đựng nhiều bí mật hơn cả tượng Nhân sư và có vẻ xa xôi hơn sao Hỏa, xa lạ hơn đáy đại dương.

 

 

 

Because, until recent decades — when people with vaginas have made painstaking headway into the realms of science and health — the pursuit of such knowledge has been left to men.

 

Bởi vì, trước những thập kỷ gần đây – khi giới có âm đạo đã bằng mồ hôi nước mắt tiến vào lĩnh vực khoa học và sức khỏe – thì việc tìm hiểu về nó vẫn được dành cho nam giới.

 

 

 

To put it lightly, they blew it.

 

Nói một cách giảm khinh là họ chẳng lý gì đến nó.

 

 

 

As Rachel E. Gross proves in “Vagina Obscura,” the impact of this neglect cannot be overstated.

 

Như Rachel E. Gross đã chứng minh trong cuốn sách “Vagina Obscura” (“Sự mịt mờ về âm đạo”), không thể nói ảnh hưởng của sự thờ ơ này đã bị cường điệu lên.

 

 

 

Taking readers on an expansive journey across continents, cultures, centuries and even species, Gross reveals a stunning disparity in Western medicine and academia:

 

Bằng cách đưa độc giả vào một cuộc hành trình trải dài qua những lục địa, những nền văn hóa, những thế kỷ và thậm chí cả các loài, Gross phát lộ ra sự bất bình đẳng đến kinh ngạc trong y học và giới học thuật phương Tây:

 

 

 

While huge amounts of money and dedication are poured into the understanding of penises, the female body is disregarded.

 

Trong khi những khoản tiền khổng lồ và sự tận tâm được dồn hết vào việc tìm hiểu dương vật, thì cơ thể phụ nữ lại bị xem thường.

 

 

 

Like lore, this misinformation and shame are still being passed down to girls today.

 

Giống như kiến thức truyền khẩu, thông tin sai lệch và sự xấu hổ này vẫn đang được truyền lại cho các cô gái ngày nay.

 

 

 

Gross experienced this “knowledge gap” firsthand at 29, when she was prescribed what was “basically rat poison” to treat a bacterial infection in her vagina.

 

Gross đã tự mình trải nghiệm “lỗ hổng kiến thức” này năm 29 tuổi, khi cô được kê đơn cái thứ “căn bản là thuốc diệt chuột” để điều trị chứng nhiễm khuẩn âm đạo của cô.

 

 

 

It was then that she realized “I knew almost nothing about how my vagina worked” — and that no one else really does either.

 

Sau đó, cô nhận ra "Tôi gần như không biết âm đạo của tôi hoạt động thế nào" – và thực tế là chẳng ai biết cả.

 

 

 

She cites Darwin’s journal entry declaring that a woman’s purpose was to be “a nice soft wife,” “an object to be beloved and played with. Better than a dog anyhow.”

 

Cô trích dẫn ghi chép của Darwin tuyên bố rằng mục đích của phụ nữ là trở thành “một người vợ ngoan hiền dịu dàng”, “một đối tượng để được yêu và vui chơi cùng. Dù thế nào cũng tốt hơn một con chó ”.

 

 

 

Freud, who admitted he knew little about womankind (that “little creature without a penis”), would influence gynecology through the 20th century, and even today.

 

Freud, người thừa nhận rằng mình biết rất ít về nữ  giới (cái “sinh vật nhỏ bé không có dương vật” đó), đã có ảnh hưởng đến ngành phụ khoa trong suốt thế kỷ 20 và thậm chí cả ngày nay.

 

 

 

Not until 1993 did a federal mandate require that “women and minorities” be included in clinical trials.

 

Mãi đến năm 1993 mới có một lệnh của liên bang quy định “phụ nữ và các dân tộc thiểu số” phải được bao gồm trong các thử nghiệm lâm sàng.

 

 

 

Only in 2014 did the National Institutes of Health start a branch to study vulvas, vaginas, ovaries and uteruses.

 

Tận năm 2014, Viện Y tế Quốc gia mới khởi động một nhánh nghiên cứu âm hộ, âm đạo, buồng trứng và tử cung.

 

 

 

And in 2009, the bioengineer Linda Griffith opened America’s first and only lab (at M.I.T.) to research endometriosis.

 

Và vào năm 2009, nhà kỹ thuật y sinh Linda Griffith đã mở phòng thí nghiệm đầu tiên và duy nhất của Mỹ (tại Đại học M.I.T.) để nghiên cứu bệnh lạc nội mạc tử cung.

 

 

 

“My niece who’s 16 was just diagnosed,” Griffith says in the book.

 

“Cháu gái 16 tuổi của tôi vừa được chẩn đoán bệnh này,” Griffith kể trong cuốn sách.

 

 

 

“And there’s no better treatment for her — 30 years younger than me — than there was for me when I was 16.”

 

"Và chẳng có phương pháp điều trị nào cho cháu – nó trẻ hơn tôi đến 30 tuổi – tốt hơn là phương pháp điều trị cho tôi khi tôi 16 tuổi."

 

 

 

In the 1980s, medical textbooks called endometriosis “the career woman’s disease” — language that had been recirculated for generations.

 

Những năm 1980, sách giáo khoa y học gọi chứng lạc nội mạc tử cung là “bệnh của phụ nữ mải mê nghề nghiệp” – cái cách gọi đã được lặp đi lặp lại qua nhiều thế hệ.

 

 

 

A century earlier, coinciding with first-wave feminism in Europe, doctors — buttressed by Freud’s 1895 “Studies on Hysteria” — suggested that higher education and careers “might siphon blood from their uteruses to their brains.”

 

Một thế kỷ trước đó, trùng hợp với làn sóng nữ quyền đầu tiên ở châu Âu, các bác sĩ – được củng cố bằng tác phẩm “Studies on Hysteria” (“Nghiên cứu về chứng rối loạn phân ly”) năm 1895 của Freud – đã cho rằng giáo dục đại học và nghề nghiệp “có thể khiến máu rút từ tử cung truyền lên não bộ của họ”.

 

 

 

In the 1870s, higher education was thought to “shrivel a woman’s ovaries and keep her from her motherly duties.”

 

Những năm 1870, giáo dục đại học được cho là “làm teo buồng trứng của phụ nữ và ngăn cản họ thực hiện nghĩa vụ làm mẹ của mình”.

 

 

 

Of course, the word “hysteria” — derived from the Greek hystera, or womb — has been used to degrade women for centuries, as one of the first mental health conditions attributed only to them.

 

Tất nhiên, thuật ngữ “hysteria” (“rối loạn phân ly”) – có nguồn gốc từ thuật ngữ hystera trong tiếng Hy Lạp, nghĩa là tử cung – đã được sử dụng để hạ thấp phụ nữ hàng thế kỷ nay, là một trong những chứng bệnh về sức khỏe tâm thần đầu tiên chỉ được quy riêng cho nữ giới.

 

 

 

Gross adds to this history the recent argument that hysteria was endometriosis all along.

 

Gross bổ sung cho lịch sử này một luận cứ mới rằng hysteria chính là chứng lạc nội mạc tử cung.

 

 

 

If true, “this would constitute one of the most colossal mass misdiagnoses in human history,” according to a 2012 paper by Iranian endometriosis surgeons, one that “has subjected women to murder, madhouses and lives of unremitting physical, social and psychological pain.”

 

Nếu đúng, “điều này sẽ tạo ra một trong những chẩn đoán sai hàng loạt lớn nhất trong lịch sử nhân loại”, theo một chuyên luận năm 2012 của các bác sĩ phẫu thuật lạc nội mạc tử cung ở Iran, một chẩn đoán “đã đưa phụ nữ đến chỗ bị sát hại, vào nhà thương điên và sống với nỗi đau thân thể, xã hội và tâm lý không ngơi ngớt”.

 

 

 

Gross takes on a herculean task, exploring female anatomy from a medical, social and historical perspective, in eight chapters ranging in topic from the glans clitoris to the egg cell to the vaginal microbiome.

 

Gross nhận về mình một nhiệm vụ hết sức nặng nề, khám phá giải phẫu phụ nữ từ góc độ y tế, xã hội và lịch sử, trong tám chương sắp xếp theo chủ đề từ đầu âm vật đến tế bào trứng đến hệ vi sinh vật âm đạo.

 

 

 

Some passages skew medically dense and might be wince-inducing for the squeamish.

 

Một số đoạn văn xuyên tạc dày đặc về mặt y học và có thể khiến người đọc khó tính phải nhăn mặt.

 

 

 

But Gross manages to make palatable the sawing of cadavers and the injecting of silicone into two-pronged snake vaginas, without undercutting the gravity of their resulting revelations.

 

Nhưng Gross đã thành công khi làm cho việc cưa xác và bơm silicone vào âm đạo của con rắn có hai âm đạo thành thú vị, mà không bớt xén đi sự hấp dẫn trong những phát hiện về chúng nhờ việc này.

 

 

 

She achieves this by way of personal stories, like those of Miriam Menkin, the first researcher to fertilize a human egg outside the body; the OB-GYN Ghada Hatem, who performs clitoral restoration surgery on women who have endured genital cutting; Aminata Soumare, a young Frenchwoman whose clitoris was excised when she was a baby in Mali; and the gynecologist Marci Bowers, who has elevated gender-affirming surgery to an art form, prioritizing the construction of a functioning, sensitive clitoris.

 

Cô làm được điều này bằng cách kể những câu chuyện cá nhân, như chuyện về Miriam Menkin, nhà nghiên cứu đầu tiên thụ tinh một quả trứng của con người bên ngoài cơ thể; về bác sĩ sản phụ khoa Ghada Hatem, người thực hiện phẫu thuật phục hồi âm vật cho những phụ nữ đã bị cắt âm vật; về Aminata Soumare, một phụ nữ Pháp trẻ tuổi bị cắt âm vật khi còn là một đứa trẻ ở Mali; và về bác sĩ phụ khoa Marci Bowers, người đã nâng phẫu thuật khẳng định giới tính lên tầm nghệ thuật, ưu tiên tạo ra một âm vật thực hiện được chức năng của nó và nhạy cảm.

 

 

 

And it is no wonder that the clitoris has been “demonized, dismissed and left to the trash heap of history.”

 

Và chẳng có gì ngạc nhiên khi âm vật đã bị “ma quỷ hóa, loại bỏ và bỏ lại cho đống rác của lịch sử”.

 

 

 

An organ that exists almost entirely beneath the body’s surface, it was termed “membre honteux,” or “the shameful member,” by a French anatomist in 1545.

 

Là một cơ quan mà hầu như hoàn toàn tồn tại bên dưới bề mặt cơ thể, năm 1545 nó đã được một nhà giải phẫu học người Pháp gọi là “membre honteux” nghĩa là “bộ phận đáng xấu hổ”.

 

 

 

Because, extraordinarily, it is the only human organ whose primary function is pleasure.

 

Bởi vì, thật phi thường, nó là cơ quan duy nhất của con người có chức năng hàng đầu là cảm thụ khoái lạc tình dục.


VAGINA OBSCURA
An Anatomical Voyage
By Rachel E. Gross
Illustrated. 307 pp. W.W. Norton & Company. $30.

Chia sẻ: