Họ định cư tại Louisiana. Trái ngược với ý muốn của họ.

5 6 / 2022
Đăng bởi: lovebird21c

Họ định cư tại Louisiana. Trái ngược với ý muốn của họ.

nguồn: New York Times,

biên dịch: Takya Đỗ,

They Populated Louisiana. Against Their Will.

 

Họ định cư tại Louisiana. Trái ngược với ý muốn của họ.

 

 


 

“Is a miscarriage of justice any less grievous because it took place three centuries ago?”

 

"Có phải một vụ án oan sai sẽ bớt trầm trọng hơn vì nó đã xảy ra cách đây ba thế kỷ?"

 

 

 

Joan DeJean asks toward the end of “Mutinous Women.”

 

Joan DeJean đặt câu hỏi ở gần cuối cuốn sách “Mutinous Women” (“Những người đàn bà nổi loạn”).

 

 

 

In this, her 12th book, the scholar of French history and culture painstakingly pieces together the often shocking stories of dozens of Frenchwomen in the first decades of the 18th century.

 

Trong cuốn sách này, là cuốn sách thứ 12 của bà, học giả về lịch sử và văn hóa Pháp đã tỉ mỉ ghép nối những câu chuyện thường gây sốc của hàng tá phụ nữ Pháp trong những thập niên đầu của thế kỷ 18.

 

 

 

Many were guilty of no greater crime than homelessness or poverty; all were incarcerated and then shipped off, shackled and against their will, to populate the wilderness of French colonial Louisiana.

 

Nhiều người đã chẳng có tội tình gì lớn hơn là vô gia cư hoặc nghèo đói; tất cả đều bị tống giam, và sau đó bị lùa xuống tàu đưa đi, bị xiềng xích và trái với ý muốn của họ, để định cư tại vùng đất Louisiana hoang vu thuộc địa của Pháp.

 

 

 

Who were these women?

 

Những người phụ nữ ấy là ai?

 

 

 

They were laundresses falsely accused of theft; servants who’d had the misfortune of attracting their employers’ amorous attentions and then been denounced by resentful wives; daughters who became unwelcome mouths to feed after a mother’s death and a father’s second marriage; or those who paid for their adolescent defiance of familial authority with imprisonment.

 

Ấy là những người thợ giặt bị buộc oan tội trộm cắp; những người đầy tớ chẳng may khiến chủ nhân của họ say đắm và rồi bị những người vợ phẫn nộ tố cáo; những đứa con gái trở thành những cái miệng phải nuôi không mong muốn sau cái chết của người mẹ và cuộc hôn nhân thứ hai của người cha; hoặc là những người đã phải trả giá bằng tù tội vì sự bất tuân quyền lực gia đình khi họ còn vị thành niên.

 

 

 

Consider Marie Igonnet, a teenager from the mountainous Auvergne, one of the poorest and most remote regions of France.

 

Hãy xem trường hợp Marie Igonnet, một thiếu nữ quê ở miền núi Auvergne, một trong những vùng nghèo nhất và xa xôi nhất của nước Pháp.

 

 

 

There she helped her father, a weaver, look after the altar in their village church.

 

Nơi đó, cô đã phụ giúp cha mình, một người thợ dệt, trông coi án thờ trong nhà thờ ở làng của họ.

 

 

 

One day in 1710, while carrying the church’s ciborium to a neighboring town’s goldsmith for repair, she realized that the vessel was filled with consecrated hosts — and in that cruel winter of widespread starvation, she ate them.

 

Một ngày nọ vào năm 1710, khi đang mang bình đựng nước thánh của nhà thờ đến thợ kim hoàn của thị trấn lân cận để sửa chữa, cô nhận thấy chiếc bình đó chứa đầy bánh thánh – và trong cái mùa đông tàn khốc khi nạn đói đang lan rộng, cô đã ăn những mẩu bánh đó.

 

 

 

For this crime of divine lèse-majesté Igonnet, who was 17 years old and illiterate, was sentenced to be burned at the stake, but in a rare show of royal mercy, her sentence was commuted to lifetime imprisonment.

 

Với tội phạm thánh này, Igonnet, mới 17 tuổi và mù chữ, đã bị kết tội trói vào cọc thiêu sống, nhưng trong một cử chỉ hiếm hoi thể hiện lòng khoan dung của hoàng gia, bản án của cô được giảm xuống tù chung thân.

 

 

 

Nine years later, Marie Igonnet’s name would appear on a list drawn up by Marguerite Pancatelin, the notoriously harsh warden of La Force.

 

Chín năm sau, tên của Marie Igonnet sẽ xuất hiện trong danh sách được lập bởi Marguerite Pancatelin, mụ cai ngục khét tiếng tàn ác của nhà tù La Force.

 

 

 

That insalubrious, overcrowded women’s prison was situated on the grounds of La Salpêtrière, a vast Parisian hospice for the poor.

 

Cái nhà tù dành cho phụ nữ quá tải và độc hại đó nằm trong khuôn viên của La Salpêtrière, một nhà tế bần rất rộng của Paris dành cho người nghèo.

 

 

 

Prisoners endured brutal discipline, sardine-like accommodations and starvation rations.

 

Tù nhân ở đây phải chịu đựng kỷ luật tàn bạo, những phòng giam vô cùng chật hẹp và khẩu phần ăn chết đói.

 

 

 

Is it any wonder that they repeatedly revolted?

 

Bảo sao mà họ chẳng liên tục nổi dậy?

 

 

 

In 1719, seeking to rid herself of a recent insurrection’s ringleaders, Pancatelin came up with a novel idea.

 

Năm 1719, trong lúc tìm cách tống khứ những kẻ cầm đầu cuộc nổi dậy gần đây, Pancatelin nảy ra một ý mới.

 

 

 

She applied to have these troublemakers, along with Igonnet and others whom she deemed incorrigibly “debauched,” deported to “the islands” — a plan to effectively banish the women for life to the French colonies.

 

Mụ đã gửi yêu cầu để những kẻ gây rối này, cùng với Igonnet và những người khác mà mụ coi là "đồi trụy" không thể sửa chữa được, bị phát vãng đến "các đảo" – một kế hoạch mà thực tế là để đày ải chung thân những phụ nữ đó đến các thuộc địa của Pháp.

 

 

 

Pancatelin’s scheme dovetailed perfectly with the outsize ambitions of John Law, a louche Scotsman charged for a few brief years with remaking the shambolic French economy, which the late King Louis XIV’s wars had saddled with crippling national debt.

 

Mưu mô của Pancatelin ăn khớp một cách hoàn hảo với những tham vọng cực kỳ to lớn của John Law, một người Scotland ám muội được giao nhiệm vụ trong vài năm ngắn ngủi tái thiết nền kinh tế bung bét của Pháp, cái nền kinh tế bị lụn bại bởi các cuộc chiến tranh của Vua Louis XIV quá cố đã chất nặng lên nó gánh nợ quốc gia.

 

 

 

Law created France’s first banking institution, introduced paper currency and proposed selling stock — “a new type of money” — in his newly formed Company of the West, which had been granted a trading monopoly with French colonial Louisiana.

 

Law đã thành lập tổ chức ngân hàng đầu tiên của Pháp, bước đầu đưa tiền giấy vào sử dụng và đề xuất việc bán cổ phần – “một loại tiền mới” – trong Công ty Phương Tây (Company of the West) mới thành lập của ông ta, cái công ty được cho phép độc quyền kinh doanh với xứ Louisiana thuộc địa của Pháp.

 

 

 

He promoted the vast territory along the lower Mississippi Valley as a land of opportunity, with soil capable of producing the finest tobacco, and mines of gold and silver.

 

Ông ta đã quảng cáo cái lãnh thổ rộng lớn dọc theo Thung lũng Mississippi ở hạ lưu đó như vùng đất đầy cơ hội, với đất trồng có khả năng sản xuất thuốc lá tốt nhất, và những mỏ vàng mỏ bạc.

 

 

 

The company’s stock boomed, minting the world’s first overnight millionaires, “lords and ladies of Mississippi” swathed in diamonds and flush with cash, and investment frenzy gripped whole sectors of Parisian society.

 

Cổ phần của công ty bùng nổ, sinh ra những triệu phú tức thời đầu tiên trên thế giới, “những quý ngài và quý bà của Mississippi” ngập trong kim cương và tiền bạc, và cơn sốt đầu tư đã thu hút mọi khu vực của xã hội Paris.

 

 

 

None of Law’s claims turned out to be true.

 

Hóa ra chẳng có lời tuyên bố nào của Law là sự thật.

 

 

 

Worse still, Louisiana was run “on the cheap,” its handful of settlements in Biloxi, Mobile and New Orleans little more than ramshackle collections of huts.

 

Còn tệ hơn thế, Louisiana được vận hành “một cách rẻ mạt”, một nhúm các khu định cư ở Biloxi, Mobile và New Orleans của nó chả hơn những dãy lều lán xiêu vẹo là mấy.

 

 

 

Agriculture, given the lack of imported tools, faltered; the colonists tried growing wheat, a staple of the French diet, but the Gulf Coast climate defeated them, and famine in those early years was a constant threat.

 

Nền nông nghiệp, do thiếu những công cụ nhập khẩu, đã bị đình trệ; các thực dân ở đó đã cố thử trồng lúa mì, loại lương thực chủ lực trong chế độ ăn uống của người Pháp, song khí hậu vùng Gulf Coast đã khiến họ thất bại, và nạn đói trong những năm đầu đó là một mối đe dọa thường xuyên.

 

 

 

The financial bubble around Louisiana would soon burst.

 

Bong bóng tài chính quanh Louisiana sẽ sớm nổ tung.

 

 

 

But while it lasted, Law strove to make good on his promise to transport another 6,000 colonists to the region, and he found in Pancatelin an enthusiastic collaborator.

 

Nhưng trong khi nó còn lay lứt, Law cố gắng thực hiện lời hứa của mình là vận chuyển 6.000 thực dân khác đến khu vực này, và ông ta đã thấy ở Pancatelin một kẻ cộng tác nhiệt tình.

 

 

 

During the summer of 1719, a first ship, Les Deux Frères, set sail for the three-month crossing to Louisiana, carrying 36 female prisoners — chained, clothed in rags and malnourished — in its hold.

 

Trong khoảng mùa hè năm 1719, con tàu đầu tiên Les Deux Frères đã căng buồm ra khơi với chuyến vượt biển ba tháng trời để đến Louisiana, chở theo 36 nữ tù nhân – bị xiềng xích, quần áo rách rưới và đói khát – trong khoang tàu.

 

 

 

From that moment on, DeJean writes, “the hunt was on to find human cargo” for a second vessel, “the ship named La Mutine, or The Mutinous Woman.”

 

Ngay từ lúc đó, DeJean viết, “cuộc săn lùng đã diễn ra để kiếm loại hàng hóa là con người” cho con tàu thứ hai, “con tàu có tên La Mutine, hay Người đàn bà nổi loạn”.

 

 

 

Working with a chaotic and often confusing historical record, DeJean traces the constellation of forces — including avarice, corruption and misogyny — that permitted the rapid roundup of another 96 or so female prisoners to be transported in the dank hold of La Mutine.

 

Sử dụng những ghi chép lịch sử lộn xộn và thường gây nhầm lẫn, DeJean lần theo dấu vết của tập hợp các thế lực – bao gồm sự hám lợi, tham nhũng và tính căm ghét phụ nữ –  đã cho phép nhanh chóng vây bắt khoảng 96 nữ tù nhân khác được vận chuyển trong khoang tàu ẩm ướt nhớp nháp của La Mutine.

 

 

 

The horrific conditions of the women’s journey, and the will to survive that must have sustained them when they were set down, largely without resources, in a barren, swampy, inhospitable land, are evoked in vivid detail.

 

Những điều kiện khủng khiếp trong chuyến hải trình của những người đàn bà ấy, và cái ý chí sinh tồn hẳn đã giúp họ trụ được khi bị bỏ lại, hầu như không có nguồn sống, ở một vùng đất hoang vu, lầy lội, không thể trú ngụ được, đã được khơi dậy bằng những chi tiết sống động.

 

 

 

Pancatelin had labeled the majority of the women she earmarked for deportation as “morally depraved” or “prostitutes,” and subsequent historians have largely taken her word for it, but DeJean effectively pokes holes in the shaky legal cases surrounding their crimes.

 

Pancatelin đã gán cho hầu hết những phụ nữ mà mụ đánh dấu riêng để phát vãng cái nhãn "đạo đức sa đọa" hoặc "gái điếm", và những nhà sử học sau này phần đông đã tin lời mụ nói là thật, nhưng DeJean thực sự đã chọc vào những kẽ hở trong các vụ tố tụng vô căn cứ về tội lỗi của họ.

 

 

 

And whatever their pasts, she holds up the women’s subsequent lives in colonial Louisiana, where most of them labored honorably alongside their new husbands, where many acquired substantial property and repeatedly served as godmothers to one another’s children, as proof of their fortitude and upstanding character.

 

Và bất kể quá khứ của họ thế nào, bà vẫn đề cao cuộc sống sau này của những phụ nữ ấy ở xứ Louisiana thuộc địa, là nơi mà đa số họ đã đổ mồ hôi sôi nước mắt một cách đáng kính bên cạnh những người chồng mới của họ, là nơi mà nhiều người đã kiếm được tài sản đáng kể và lần lượt làm mẹ đỡ đầu cho những đứa con của nhau, như một bằng chứng về sự dũng cảm và tính cách trung thực của họ.

 

 

 

Their descendants on the Gulf Coast are legion.

 

Con cháu của họ ở Gulf Coast đông đàn dài lũ.

 

 

 

Perhaps it’s inevitable that a group portrait of some 130 women, all of them with complex back stories, many with multiple marriages, and seemingly half of them named Marie, is stymied by problems of pacing, repetition and narrative structure.

 

Có lẽ điều không thể tránh khỏi là chân dung một nhóm gồm khoảng 130 phụ nữ – mà tất cả đều có tiền sử phức tạp, nhiều người đã trải qua nhiều cuộc hôn nhân và dường như một nửa trong số họ đều tên là Marie – bị xáo trộn bởi những vấn đề như nhịp độ, sự lặp lại và cấu trúc câu chuyện.

 

 

 

For me, keeping the women’s identities straight as they reappeared over the course of DeJean’s nearly 400 pages proved challenging.

 

Với tôi, việc giữ cho đúng danh tính của những người phụ nữ khi họ hiện đi hiện lại trong suốt gần 400 trang của DeJean là cả một thách thức.

 

 

 

Did any of them dream of a life beyond the harsh confines of frontier hearth and home?

 

Đã có ai trong số họ mơ về một cuộc sống bên ngoài vòng tù túng ngặt nghèo của mái ấm gia đình nơi biên viễn không?

 

 

 

DeJean offers us tantalizing glimpses of such aspirations — in the story of Marie Baron, for example, banished from France as an impoverished adolescent for the alleged theft of a ribbon, and the only deportee on La Mutine known to have ever returned home.

 

DeJean cho chúng ta những cảnh thoáng hiện rất đỗi giày vò của những khát vọng như vậy – ví dụ như trong câu chuyện về Marie Baron, lúc còn là một đứa trẻ vị thành niên nghèo khổ đã bị phát vãng khỏi đất Pháp vì bị cáo buộc đánh cắp một dải ruy-băng, và là người duy nhất bị phát vãng trên con tàu La Mutine được biết đến là đã trở về nhà.

 

 

 

(After surviving months of captivity by the Natchez and Choctaw nations as a prisoner in their conflicts with colonial forces, Baron made the journey back to France with her second husband, a former Royal naval officer; the couple also traveled farther abroad, to Mauritius and Pondicherry. Movie rights, anyone?)

 

(Sau khi sống sót sau nhiều tháng bị các bộ tộc Natchez và Choctaw giam giữ như một tù nhân trong những cuộc xung đột của họ với các lực lượng vũ trang thực dân, Baron đã lên đường quay lại Pháp với người chồng thứ hai của mình, một cựu sĩ quan hải quân Hoàng gia; hai vợ chồng họ cũng đi xa hơn ra tận nước ngoài, đến Mauritius và Pondicherry. Bản quyền làm phim, có ai [muốn] không?)

 

 

 

I longed to hear Baron’s and other women’s voices, to find them taking on more flesh and character, but perhaps that would take a novelist’s skill.

 

Tôi mong được nghe thấy giọng nói của Baron và những người phụ nữ khác, để thấy họ hiện ra bằng xương bằng thịt hơn và có tính cách hơn, nhưng có lẽ điều đó đòi hỏi kỹ năng của một tiểu thuyết gia.

 

 

 

And in fact, it is in literature and opera that the deportees of Les Deux Frères and La Mutine also left an enduring mark.

 

Và trên thực tế, chính trong văn học và opera là nơi mà những người bị phát vãng trên hai con tàu Les Deux Frères và La Mutine cũng đã để lại dấu ấn lâu dài.

 

 

 

Former French majors may recall Abbé Prévost’s 1731 novel, “Manon Lescaut,” whose heroine, the lowborn mistress of a young aristocrat, is eventually imprisoned at La Salpêtrière and deported to Louisiana.

 

Các cựu quý tộc Pháp có thể nhớ lại cuốn tiểu thuyết “Manon Lescaut” xuất bản năm 1731 của Abbé Prévost, mà nhân vật nữ chính của nó – là người tình xuất thân từ tầng lớp dưới của một quý tộc trẻ – rốt cuộc bị giam cầm tại La Salpêtrière và bị phát vãng đến Louisiana.

 

 

 

Her lover (and the story’s narrator) remains utterly besotted with her and chooses to share her fate.

 

Người tình của nàng (và là người kể chuyện) vẫn vô cùng si mê nàng và quyết định chia sẻ số phận với nàng.

 

 

 

Massenet and Puccini composed operas based upon the novel, but DeJean doesn’t mention this most famous of all the women convicts sent to Louisiana — either because the character of Manon Lescaut is profoundly amoral, or because the seductive charmer remains the figment of a masculine imagination.

 

Massenet và Puccini đã sáng tác những vở opera dựa trên cuốn tiểu thuyết này, song DeJean không nhắc đến người phụ nữ nổi danh nhất trong số tất cả những người phụ nữ bị kết án phát vãng đến Louisiana này – có thể do nhân vật Manon Lescaut cực kỳ vô đạo, hoặc cũng có thể do kẻ bỏ bùa quyến rũ đó vẫn là sự bịa đặt của một người đàn ông giàu trí tưởng tượng.

 

 

 

Yet Manon Lescaut’s ghost hangs over DeJean’s hugely ambitious, sometimes unwieldy book, an attempt to counter the myth of the femme fatale with the evidence of lives of substance and toil.

 

Tuy vậy, bóng ma của Manon Lescaut vẫn lơ lửng trên cuốn sách vô cùng tham vọng và đôi khi dềnh dang của DeJean, một nỗ lực nhằm phản bác lại cái huyền thoại về người đàn bà quyến rũ đàn ông vào nguy hiểm kia với những bằng chứng về những cuộc đời có thực và vất vả nhọc nhằn.


MUTINOUS WOMEN
How French Convicts Became Founding Mothers of the Gulf Coast
By Joan DeJean
Illustrated. 448 pp. Basic Books. $18.99.

Chia sẻ: