Họ liều mạng để thách thức Hitler

22 8 / 2022
Đăng bởi: lovebird21c

Họ liều mạng để thách thức Hitler

nguồn: New York Times,

biên dịch: Takya Đỗ,

Risking Their Lives to Defy Hitler

 

Họ liều mạng để thách thức Hitler

 

 


 

Halik Kochanski’s “Resistance” traces the underground opposition to the Nazis across the continent of Europe.

 

Tác phẩm “Resistance” (tạm dịch “Kháng chiến”) của Halik Kochanski miêu tả hoạt động bí mật chống đối Đức Quốc xã trên khắp lục địa châu Âu.

 

 

 

For continental Europeans World War II was a vastly different experience than it was for the people of the British Commonwealth or the United States.

 

Đối với những người châu Âu sống trên lục địa, Thế chiến II là một trải nghiệm vô cùng khác so với những người ở Khối thịnh vượng chung thuộc Anh  hoặc ở Mỹ.

 

 

 

In the English-speaking world the war was largely a long narrative of military operations happening somewhere else — sometimes going very badly, but always going, and ending in a comfortably self-affirming victory.

 

Trong thế giới nói tiếng Anh, cuộc Thế chiến này đa phần là một câu chuyện dài về những chiến dịch quân sự xảy ra ở nơi nào đó khác – đôi khi diễn ra rất nguy cấp, nhưng vẫn luôn diễn tiến, và kết thúc bằng một chiến thắng tự khẳng định mình một cách khoan khoái.

 

 

 

They were spared the hardships, horrors, moral dilemmas and later recriminations of foreign occupation.

 

Họ đã được miễn khỏi những thử thách cam go, những nỗi khủng khiếp, những tình thế khó xử về đạo đức và sau đó là những phản tố  về việc bị ngoại bang chiếm cứ.

 

 

 

Not so with the peoples of Czechoslovakia, Poland, Norway, France, Yugoslavia, much of the Soviet Union and many, many others.

 

Nhưng chuyện xảy ra với nhân dân các nước Tiệp Khắc, Ba Lan, Na Uy, Pháp, Nam Tư, phần lớn Liên Xô và rất nhiều nước khác lại chẳng được như vậy.

 

 

 

For them, the war involved either a surrender without a fight or a surrender after a humiliatingly rapid military defeat, followed by years of fear, hunger, oppression and often inconceivable brutality.

 

Đối với họ, cuộc Thế chiến này có nghĩa là hoặc đầu hàng dù chưa đánh đấm gì hoặc đầu hàng sau một lần chiến bại nhanh chóng và nhục nhã, kéo theo những năm tháng đầy khiếp sợ, đói khổ, bị áp bức và thường bị đối xử tàn bạo đến mức không thể tưởng tượng nổi.

 

 

 

Occupied peoples had to make choices virtually every day — how much to go along or “collaborate,” how much to push back against the occupier, resist.

 

Nhân dân các nước bị chiếm đóng hầu như mỗi ngày đều phải lựa chọn – hòa mình chung sống hoặc “cộng tác” đến mức nào, chống lại kẻ chiếm đóng đến mức nào, phản kháng đến mức nào.

 

 

 

These differences in how the war was lived continue to shape our politics today, from Brexit to the war in Ukraine.

 

Những khác biệt về cách trải qua cuộc chiến đó đến nay vẫn tiếp tục định hình nền chính trị của chúng ta, từ Brexit đến cuộc chiến ở Ukraine.

 

 

 

Of course, some Europeans made the choice to fight back against their occupiers and engage in active resistance.

 

Dĩ nhiên, một số dân châu Âu đã chọn cách chiến đấu chống lại những kẻ chiếm đóng nước họ và tích cực tham gia vào hoạt động kháng chiến.

 

 

 

How and why they did so, and how it all went, is the subject of “Resistance,” a thorough and well-researched  new book by the British historian Halik Kochanski.

 

Bằng cách nào và vì sao họ hành động như vậy, và mọi việc đã diễn ra như thế nào chính là chủ đề của “Resistance”, cuốn sách được nghiên cứu kỹ lưỡng và sâu sắc vừa mới ra mắt của nhà sử học người Anh Halik Kochanski.

 

 

 

German-occupied Europe was mostly the product of a remarkable series of victories in the continent’s east, north and west between 1939 and 1941.

 

Châu Âu bị Đức chiếm đóng chủ yếu là kết quả của một loạt những chiến thắng đáng kể ở phía đông, phía bắc và phía tây của lục địa này trong khoảng những năm 1939-1941.

 

 

 

In the earlier years, opposition in most places was limited and feeble.

 

Những năm trước đó, sự chống trả ở hầu hết mọi nơi đều hạn chế và yếu ớt.

 

 

 

One of the lessons that emerges clearly from “Resistance” is that people would choose defiance in proportion to the severity of German occupation policies.

 

Một trong những bài học hiện lên sắc nét từ cuốn “Resistance” là dân chúng sẽ lựa chọn cách kháng cự tương ứng với mức độ hà khắc trong những chính sách chiếm đóng của Đức.

 

 

 

These, in turn, varied in accordance with Nazi racial thinking.

 

Những chính sách này, về phần mình, lại thay đổi theo tư duy chủng tộc của Đức Quốc xã.

 

 

 

The Nazis had a high regard for the “Aryan” peoples of northern Europe, a moderate regard for the French and nothing but contempt for anyone to the east of Germany.

 

Đức Quốc xã rất coi trọng chủng tộc "Arya" ở Bắc Âu, coi trọng dân Pháp ở mức vừa phải và tuyệt đối coi khinh bất kỳ chủng tộc nào ở phía đông nước Đức.

 

 

 

The Danes, Norwegians and French were therefore allowed to retain some measure of self-government.

 

Vì thế người Đan Mạch, người Na Uy và người Pháp được phép duy trì chế độ tự trị ở chừng mực nào đó.

 

 

 

The Danes even held a free parliamentary election in 1943, won by social democratic and conservative parties.

 

Năm 1943 người Đan Mạch thậm chí còn tổ chức một cuộc bầu cử quốc hội tự do, mà đảng bảo thủ và đảng dân chủ xã hội đã giành chiến thắng.

 

 

 

The Germans would generally look the other way even in the face of mild gestures of protest.

 

Người Đức nhìn chung sẽ ngó lơ ngay cả khi đối mặt với những hành động phản đối ôn hòa.

 

 

 

In these conditions, the incentive to risk resistance was weak, and there was little of it.

 

Trong hoàn cảnh này, động cơ thúc đẩy người ta liều lĩnh kháng cự là rất yếu, và rất ít.

 

 

 

Not so in places like Poland, Yugoslavia or the western regions of the Soviet Union after the German invasion of June 1941.

 

Song sự thể lại khác xa ở những nơi như Ba Lan, Nam Tư hay các khu vực phía tây của Liên Xô sau cuộc xâm lược của Đức tháng 6 năm 1941.

 

 

 

In these countries, the almost inconceivable brutality of the German assault left people little option but to fight back.

 

Ở những nước này, cuộc tấn công của quân Đức tàn bạo đến mức khó thể tưởng tượng được khiến dân chúng chẳng thể làm gì khác ngoài  đánh trả.

 

 

 

A partisan war behind the lines hampered the German invasion of the Soviet Union from its earliest days, often at a staggeringly high cost to the people of Ukraine and Belarus.

 

Một cuộc chiến tranh du kích phía sau chiến tuyến  đã ngăn cản bước chân xâm lược của Đức vào Liên Xô ngay từ những ngày đầu tiên, mà người dân Ukraine và Belarus thường phải trả một cái giá rất đắt .

 

 

 

By 1942 the increasing intensity of the war pushed the Germans to tighten the screws on Western Europe as well, and the result was predictable.

 

Năm 1942, cường độ chiến tranh ngày càng ác liệt đã đẩy quân Đức đến chỗ cũng phải siết chặt kiểm soát  đối với Tây Âu, và kết quả có thể đoán trước được.

 

 

 

Young men in France, for instance, fled to the hills to avoid being drafted for labor in Germany.

 

Chẳng hạn như thanh niên Pháp đã chạy trốn lên miền đồi núi để tránh bị sung vào đội quân lao động bắt buộc  bên Đức.

 

 

 

The formation of insurgent units like the Maquis constituted one strand in the complex tapestry of French resistance.

 

Việc hình thành các lực lượng nổi dậy như Maquis là một bộ phận trong toàn cảnh rất phức tạp của cuộc kháng chiến của Pháp.

 

 

 

Similar processes were at work elsewhere.

 

Những hành động tương tự cũng đang được tiến hành ở những nơi khác.

 

 

 

Kochanski is careful to note that the rise of resistance was never steady or linear.

 

Kochanski thận trọng lưu ý rằng sự nổi dậy của các lực lượng kháng chiến chẳng bao giờ là kiên định hay thẳng một lèo .

 

 

 

In the summer and fall of 1943 the Germans struck back very successfully at opposition networks across Europe, arresting and killing key leaders like France’s Jean Moulin and rounding up the covert organizations of the British S.O.E. (Special Operations Executive) in several different countries.

 

Mùa hè và mùa thu năm 1943, quân Đức đã rất thành công trong việc trả đũa lại mạng lưới kháng chiến khắp châu Âu, bắt giữ và xử tử những lãnh đạo chủ chốt như Jean Moulin của Pháp và bắt bớ  những tổ chức bí mật của Cục Chiến dịch đặc biệt của Anh (S.O.E.) tại một số nước.

 

 

 

Yet the resistance rose again to make a small but meaningful contribution to the Allied D-Day landings in 1944.

 

Nhưng các lực lượng kháng chiến lại một lần nữa trỗi dậy để đóng góp một phần tuy nhỏ bé song rất ý nghĩa vào những cuộc đổ bộ Ngày D [D-Day]  của quân Đồng minh năm 1944.

 

 

 

These groups also profoundly shaped the politics of Europe after the war, through both their alliances and their bitter enmities.

 

Các lực lượng này cũng có ảnh hưởng sâu rộng lên nền chính trị của châu Âu sau chiến tranh, bởi cả những hành động liên minh lẫn những hành động thù địch của họ.

 

 

 

It is fascinating to catch a glimpse of Alcide de Gaspari, Italy’s Christian Democratic prime minister from 1945 to 1953, appearing at a crucial meeting of Italian anti-Fascists in 1943.

 

Thật thú vị khi thoáng bắt gặp Alcide de Gaspari, vị Thủ tướng thuộc Đảng Dân chủ Thiên chúa giáo của Ý từ năm 1945 đến năm 1953, xuất hiện tại một hội nghị quan trọng của những người chống phát xít của Ý năm 1943.

 

 

 

Charles de Gaulle would never have become the dominant figure in postwar France without his hard-won leadership of the resistance inside France and the Free French forces abroad.

 

Charles de Gaulle đã chẳng thể trở thành một nhân vật có ảnh hưởng lớn ở nước Pháp sau thế chiến nếu không ở vị trí lãnh đạo lực lượng kháng chiến Pháp trong nước và các lực lượng Nước Pháp Tự do ở nước ngoài mà ông khó nhọc mới giành được.

 

 

 

And as Kochanski points out, when the British decided (mainly from expediency) to favor Josip Broz Tito’s Communist Partisans in Yugoslavia rather than the conservative, royalist Cetniks, they effectively determined that postwar Yugoslavia would be a Communist state.

 

Và như Kochanski đã chỉ ra, khi người Anh quyết định (chủ yếu là do động cơ cá nhân) thiên vị lực lượng Du kích Cộng sản của Josip Broz Tito ở Nam Tư hơn lực lượng bảo hoàng Cetniks [biệt đội của quân đội Nam Tư], thì thực ra là họ đã quyết đinh rằng Nam Tư hậu chiến sẽ là một quốc gia cộng sản.

 

 

 

Greece’s late 1940s civil war was a legacy of bitter conflicts among rival resistance groups.

 

Cuộc nội chiến ở Hy Lạp cuối những năm 1940 là hệ quả của những xung đột gay gắt giữa những lực lượng kháng chiến thù địch với nhau.

 

 

 

How much did resistance forces contribute to winning the war?

 

Vậy những lực lượng kháng chiến đã đóng góp bao nhiêu  vào việc giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến?

 

 

 

The obvious temptation for the author of a book like this is to play up the impact of all the human bravery it depicts.

 

Sự cám dỗ hiển nhiên đối với tác giả của một cuốn sách như thế này là tâng bốc để lợi dụng tầm ảnh hưởng của mọi bản lĩnh con người mà nó miêu tả.

 

 

 

Kochanski resists it.

 

Kochanski đã kháng cự lại sự cám dỗ này.

 

 

 

“It was only just worth it,” is her sobering conclusion, quoting a British S.O.E. officer.

 

“Điều đó cũng chẳng đáng  gì mấy,” là kết luận tỉnh táo của bà, dẫn lời một sĩ quan S.O.E của Anh.

 

 

 

No resistance movement could drive out the occupiers on its own, or even stage a successful local uprising (as the famous Warsaw uprising of 1944 tragically demonstrated).

 

Không có phong trào kháng chiến nào có thể đánh đuổi quân xâm lược chỉ bằng lực lượng của mình, hoặc thậm chí thực hiện thành công một cuộc nổi dậy cấp địa phương (như cuộc nổi dậy Warsaw nổi tiếng năm 1944 đã chứng minh một cách bi thảm).

 

 

 

But sabotage could slow the movement of German soldiers and supplies, and the intelligence resisters provided to the Allies was often crucial.

 

Song việc phá hoại có thể làm chậm hoạt động chuyển quân và quân nhu của Đức, và tin tức tình báo mà những người kháng chiến cung cấp cho Đồng minh thường rất quan trọng.

 

 

 

Kochanski tells this story effectively on the basis of deep research (although almost entirely in English-language sources).

 

Kochanski kể câu chuyện này một cách thành công dựa trên nghiên cứu sâu rộng (mặc dù hầu hết bằng những nguồn tiếng Anh).

 

 

 

Her long book is always interesting and readable, sensitive to the powerful human drama it presents.

 

Cuốn sách dài của bà luôn thú vị và đọc rất vào, dễ xúc cảm với kịch tính nhân văn  có tác động mạnh mà nó thể hiện.

 

 

 

Often, however, Kochanski undermines the depth of her research through her rigid way of thinking about it.

 

Tuy vậy, Kochanski cũng thường khiến chiều sâu nghiên cứu của bà bị hạn hẹp bởi tư duy thiếu linh hoạt của bà về nó.

 

 

 

The most glaring example is her exclusion of German internal resistance from the story.

 

Ví dụ rõ nhất là việc bà không đưa vào cuốn sách này sự phản kháng nội bộ ở Đức.

 

 

 

Kochanski tells us she wants to write a “balanced” portrait of all European resistance that avoids the “pitfalls of nationalism.”

 

Kochanski cho chúng ta biết rằng bà muốn miêu tả một hình tượng "cân bằng" về toàn bộ phong trào kháng chiến của châu Âu đã ngăn ngừa "những cạm bẫy của chủ nghĩa dân tộc".

 

 

 

But she also tells us that since Germany was neither invaded nor occupied, “there was nothing to resist.”

 

Nhưng bà cũng cho chúng ta biết rằng do nước Đức đã không bị xâm lược cũng chẳng bị chiếm đóng, nên "ở đó đâu có gì để phản kháng."

 

 

 

The German opposition, Kochanski says, aimed only at preventing its country from losing the war.

 

Kochanski cho rằng sự chống đối của người Đức chỉ nhằm mục đích ngăn ngừa đất nước này thua trận.

 

 

 

“The internal opposition within a conquering nation,” she concludes, “has nothing in common with the resistance in the countries it has defeated and occupied.”

 

“Sự phản kháng nội bộ trong lòng một quốc gia đang đi xâm lược,“ bà kết luận, “chẳng có điểm gì tương đồng với sự phản kháng ở các quốc gia mà nó đã đánh bại và chiếm đóng.”

 

 

 

This is nonsense.

 

Nói thế thì thật vô lý.

 

 

 

That German resisters sought only German victory, or at least to avoid defeat, is a caricature even of the conservative military resistance that culminated in the famous Valkyrie plot of 1944, many of whose members were driven by moral repugnance at Hitler’s crimes and whose roots reached back before the war.

 

Rằng những người phản kháng ở Đức chỉ mưu cầu chiến thắng của Đức, hoặc ít nhất là để tránh chiến bại, là một sự bóp méo thậm chí là về cuộc phản kháng quân sự của phe bảo thủ mà đỉnh điểm là Chiến dịch Valkyrie  nổi tiếng năm 1944 – động cơ khiến nhiều người tham gia vào chiến dịch này là mối ghê tởm về mặt đạo đức đối với những tội ác của Hitler, và căn nguyên của chiến dịch bắt nguồn từ trước cuộc thế chiến này.

 

 

 

But in any case the largest number of resistance activists in Nazi Germany came not from the nationalist right but from the Communist left.

 

Song bất luận thế nào thì đa phần những người hoạt động phản kháng ở Đức Quốc xã là người thuộc cánh tả Cộng sản chứ không phải cánh hữu dân tộc chủ nghĩa.

 

 

 

There were about 300,000 Communist Party members in Germany in 1933.

 

Năm 1933 ở Đức có khoảng 300.000 đảng viên Đảng Cộng sản.

 

 

 

An estimated 30,000 of them formed underground resistance cells, and perhaps 60,000 spent at least some time in a concentration camp.

 

Ước tính khoảng 30.000 người trong số họ đã thành lập những chi bộ kháng chiến ngầm , và có lẽ 60.000 người đã phải trải qua ít nhất một thời gian nào đó trong trại tập trung.

 

 

 

This dwarfs any other movement, and the motivation of these activists (ideological opposition to Nazism) and the problems and challenges they faced (the dangers of working underground and living a double life) were no different than anywhere else in Europe.

 

Điều này khiến bất kỳ phong trào nào khác đều có vẻ nhỏ bé hơn, và động lực của những nhà hoạt động này (tư tưởng phản đối chủ nghĩa Quốc xã) cũng như những vấn đề và thách thức mà họ phải đối mặt (những nguy hiểm khi hoạt động dưới lòng đất và sống cuộc sống hai mặt) chẳng khác gì bất kỳ nơi nào khác ở châu Âu.

 

 

 

Indeed, many of the resistance fighters Kochanski talks about, in France or Norway for instance, also faced the problem of fighting their own government.

 

Trên thực tế, nhiều người trong số những chiến sĩ kháng chiến mà Kochanski đề cập đến, chẳng hạn như ở Pháp hay Na Uy, cũng phải đối mặt với vấn đề đấu tranh chống lại chính phủ của chính họ.

 

 

 

Still, this is an instructive book.

 

Dẫu vậy, đây là một cuốn sách mang đến rất nhiều thông tin.

 

 

 

Kochanski tells us of Norwegian teachers who stood up to their puppet government’s demands to reshape the school curriculum, and of the oath of the pro-fascist Vichy French police force, the Milice, whose members swore their opposition to “democracy, individualism and international capitalism” and their support for “an authoritarian, national socialist regime.”

 

Kochanski kể cho chúng ta nghe về những giáo viên Na Uy đã đứng lên chống lại yêu cầu của chính phủ bù nhìn của họ đòi họ phải định hình lại chương trình giảng dạy ở nhà trường, và về lời tuyên thệ của lực lượng cảnh sát Milice thuộc chính phủ Vichy thân phát-xít của Pháp , các thành viên của lực lượng này đã tuyên thệ chống lại “dân chủ, chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tư bản quốc tế” và ủng hộ “một chế độ quốc xã độc tài.”

 

 

 

One does not need to listen too closely to detect the melancholy echoes in our own time.

 

Chẳng cần phải chăm chú lắng nghe cũng nhận ra những tiếng vọng u buồn vào thời đại chúng ta.


RESISTANCE: The Underground War Against Hitler, 1939-1945, by Halik Kochanski | pp. | Liveright | $45

Chia sẻ: