Quận Queens ở Mỹ gây trở ngại trong việc hòa nhập cộng đồng đối với phụ nữ châu Á lớn lên trong điều kiện công xưởng bóc lột tàn tệ

7 11 / 2022
Đăng bởi: lovebird21c

Quận Queens ở Mỹ gây trở ngại trong việc hòa nhập cộng đồng đối với phụ nữ châu Á lớn lên trong điều kiện công xưởng bóc lột tàn tệ

nguồn: New York Times,

Thu Anh dịch, Quỳnh Anh hiệu đính,

For Asian Women Raised in Sweatshop Conditions, Queens Posed Obstacles to Assimilation

 

Quận Queens ở Mỹ gây trở ngại trong việc hòa nhập cộng đồng đối với phụ nữ châu Á lớn lên trong điều kiện công xưởng bóc lột tàn tệ

 

 


 

Whenever I tell my Chinese grandfather that I love him, he pats me on the back and says, “OK.”

 

Mỗi khi tôi nói với ông nội người Trung Quốc rằng tôi yêu ông, ông sẽ vỗ lưng tôi nói “Ừ”.

 

 

 

Sometimes I get a smile and a nod.

 

Đôi khi tôi nhận được nụ cười và cái gật đầu.

 

 

 

I’ve never heard him say “love” out loud, but I do know that when I fall asleep in his living room after a home-cooked meal, I wake up with two duvets stacked on top of me.

 

Tôi chưa bao giờ được nghe ông nói “yêu cháu” thành tiếng, nhưng tôi biết khi tôi ngủ quên trong phòng khách sau bữa cơm, lúc thức dậy luôn có hai chiếc chăn đắp lên cho tôi.

 

 

 

I know that when I get into my car, he yells, “Seatbelt!” and fills my trunk with rice crackers, pineapple cakes and oranges.

 

Tôi biết lúc ngồi ô tô, ông thường la lên "Thắt dây an toàn vào!" và chỗ tôi luôn có đầy bánh gạo, bánh dứa, và cả cam.

 

 

 

When love is not explicitly expressed, you learn to look for it.

 

Khi tình yêu không được bày tỏ rõ ràng, bạn sẽ học được cách tìm kiếm.

 

 

 

Anna Qu’s “Made in China” and Ly Tran’s “House of Sticks” capture the confusion and wonder of lives spent looking.

 

Cuốn sách “Made in China” của Anna Qu và “House of Sticks” của Ly Trần thể hiện được cảm xúc bối rối và kinh ngạc của những người dành cả đời kiếm tìm.

 

 

 

Both tell the stories of Asian-born girls who immigrate to New York and are exposed early on to sweatshop conditions in Queens; Qu trims loose threads off sleeves in her family’s garment factory, while Tran assembles cummerbunds on her living room floor.

 

Cả hai đều kể câu chuyện về những cô gái gốc Á nhập cư đến New York và sớm tiếp xúc với điều kiện sống ở các công xưởng bóc lột sức lao động tại quận Queens; Qu cắt chỉ thừa trên ống tay áo trong xưởng may của gia đình, còn Trần xếp khăn thắt lưng trên sàn phòng khách.

 

 

 

Their parents are emotionally and physically abusive; ceramic bowls and wire hangers become weapons, and pointed words instill a sense of worthlessness and shame.

 

Cha mẹ của cả hai tác giả đều bạo hành cả về tinh thần và thể chất; bát sứ cùng móc áo trở thành vũ khí, còn lời nói châm chọc gây cảm giác vô dụng và tủi hổ.

 

 

 

Though both make it to college, neither can shake the feeling that she’s undeserving.

 

Dù đều vào đại học, hai tác giả đều không thể rũ bỏ cảm giác mình không xứng đáng.

 

 

 

The skeletons of their stories run parallel, yet each voice and life is its own.

 

Dù có mạch chuyện giống nhau, mỗi câu chuyện đều cất lên tiếng nói và sống động theo cách riêng.

 

 

 

Tran fluctuates between tenderness and quiet rage, while Qu’s narrative is laced with bitterness and aching.

 

Câu chuyện của Trần dao động giữa dịu dàng và ngấm ngầm phẫn nộ, trong khi cuốn sách của Qu pha trộn cả nỗi đắng cay và đau đớn.

 

 

 

As Asian Americans are lumped into a monolith, I savor the details that distinguish Qu’s and Tran’s joys.

 

Bởi người Mỹ gốc Á thường được gộp chung thành một khối, nên tôi thích những chi tiết tách rời khác biệt niềm vui của tác giả Qu và Trần.

 

 

 

Qu loves reading R. L. Stine’s “Goosebumps”; Tran is moved to tears by Toni Morrison’s “The Bluest Eye.”

 

Qu thích đọc loạt truyện kinh dị thiếu nhi “Goosebumps” của R.L. Stine; còn Trn thường xúc động rơi nước mắt với cuốn "The Bluest Eye"của nhà văn Toni Morrison.

 

 

 

Qu and her grandfather “had chopstick fights over the last piece of pig’s heart” and Tran froze cartons of chocolate milk to then “dig my spoon into the sweet, icy shards.”

 

Qu và ông của cô “tranh nhau miếng tim lợn cuối cùng” còn Trn bỏ hộp sữa sô cô la vào ngăn đá để được chọc thìa vào những mảnh băng ngọt ngào.”

 

 

 

Qu was soothed to sleep by the “click and rumble of plastic tiles mixing on an old mahjong table,” while Tran made a home for a cockroach inside the walls of her hands.

 

Qu được ru ngủ bằng tiếng “lách cách lạo xạo khi tráo quân bài mạt chược nhựa trên mặt bàn cũ”, trong khi Trần làm nhà cho con gián trong lòng bàn tay.

 

 

 

Both note the intricacy of identity: the cultural gap between Qu’s Taiwanese stepfather and her mainland, Mandarin and Wenzhounese-speaking mother; the complications of assimilation for Tran’s parents, mocked by other Vietnamese Americans for speaking the Teochew Chinese dialect.

 

Cả hai đều kể đến tính phức tạp của nhân dạng: của Qu là khoảng cách văn hóa giữa cha dượng người Đài Loan và người mẹ gốc Trung Quốc đại lục nói tiếng Quan Thoại và Ôn Châu; của Trần là những khó khăn cha mẹ cô gặp phải khi muốn hòa nhập, bị những người Mỹ gốc Việt khác chế giễu vì nói phương ngữ Triều Châu Trung Quốc.

 

 

 

For each author, childhood means powerlessness, fueled by their parents’ unpredictable cruelty.

 

Với cả hai tác giả, tuổi thơ bất lực, nhen nhóm từ hành vi tàn nhẫn không thể hiểu được của cha mẹ.

 

 

 

At 8 Tran has myopic vision, but her father refuses to get her glasses, believing nearsightedness is a government conspiracy.

 

Năm 8 tuổi, Trn bị cận thị, nhưng cha cô không chịu mua kính cho cô, vì tin rằng cận thị là thuyết âm mưu của chính phủ.

 

 

 

“I wasn’t fine,” Tran writes of the blurry blackboards and headaches.

 

“Tôi thấy không ổn,” Trần viết về những tấm bảng đen mờ nhòe và những cơn đau đầu.

 

 

 

“I had no one to turn to; it never occurred to me that I should tell anyone at school.”

 

“Tôi không có ai để dựa vào; cũng chưa bao giờ nghĩ nên nói cho ai ở trường. "

 

 

 

Qu also suffers, spending hours at the factory after school, breathing in lint, her calves swollen from standing.

 

Qu cũng chịu nhiều vất vả, phải làm việc hàng giờ tại nhà máy sau giờ học, hít xơ vải, bắp chân sưng tấy đứng lâu.

 

 

 

At night, she braces herself against her mother’s temper, punished when the blinds aren’t dusted properly.

 

Ban đêm, cô phải gồng mình chống lại cơn cáu giận của mẹ, khi cô bị trách phạt do không lau sạch rèm cửa.

 

 

 

It seems simple; if you need help, seek it out.

 

Nghe có vẻ đơn giản; nếu cần giúp đỡ, thì hãy tìm người giúp.

 

 

 

But Qu and Tran fear that reaching out will make things worse, surrendering to systems they instinctively distrust.

 

Nhưng Qu và Trn sợ rằng tìm người giúp sẽ khiến mọi việc tồi tệ hơn, và họ đầu hàng với trật tự xã hội chính bản thân họ vốn ngờ vực.

 

 

 

When Tran breaks down and confesses her blindness to the school, her counselor reports a case of child neglect to the Administration for Children’s Services without Tran’s permission.

 

Khi Trn suy sụp và thú nhận tình trạng không nhìn rõ với nhà trường, người cố vấn của trường báo cáo trường hợp trẻ bị bỏ bê sao lãng lên cục Quản lý dịch vụ trẻ em (ACS) mà không được sự cho phép của .

 

 

 

A.C.S. officials arrive at Tran’s door, and that night her father’s war-strewn nightmares return.

 

Cán bộ ACS đến cửa nhà Trn, và đêm đó cơn ác mộng về chiến tranh của cha cô trở lại.

 

 

 

Tran blames herself for his mental upheaval and bursts through her counselor’s door.

 

Trần tự trách mình vì biến động tinh thần ông phải chịutức giận tìm ngay đến người cố vấn.

 

 

 

“You didn’t even try to understand,” Tran says.

 

"Thậm chí các người còn không cố gắng thấu hiểu," Trn nói.

 

 

 

“He spent almost a decade in prison.

 

Ông ấy phải ngồi tù gần một thập kỷ.

 

 

 

He isn’t right in the head.

 

Ông ấy không được tỉnh táo.

 

 

 

He was never trying to hurt me.

 

Ông chưa bao giờ cố gắng làm tổn thương tôi.

 

 

 

He just doesn’t know any better.”

 

Chỉ là ông không biết gì hơn.

Most striking is these young girls’ precocious awareness that Western authority figures lack the capacity to view their immigrant parents as complex individuals with difficult pasts, reducing cultural differences and trauma responses to bad parenting.

 

Điểm đáng chú ý nhất là nhận thức trưởng thành sớm của các cô gái rằng chính quyền phương Tây thiếu khả năng nhìn nhận cha mẹ nhập cư của họ là những cá nhân phức tạp quá khứ khó khăn, thu nhỏ khác biệt văn hóa và phản ứng với sang chấn tâm lý thành kỹ năng nuôi dạy con kém.

 

 

 

Qu also confides in her school guidance counselor, Mrs. V., who then makes an anonymous call on her behalf to child services.

 

Tác giả Qu cũng tâm sự với cố vấn hướng dẫn học đường, bà V., người sau đó thay cô gọi điện nặc danh báo cáo cho dịch vụ chăm sóc trẻ em.

 

 

 

“Mrs. V. had a Queens accent and little to no understanding of what it meant to be Chinese and grow up Chinese American,” Qu writes.

 

"Bà. V. giọng người bản xứ vùng Queens và gần như không hiểu gì về việc người Trung Quốc lớn lên thành người Mỹ gốc Hoa như thế nào,” Qu viết.

 

 

 

“She was ignorant to what my parents had to overcome and the kind of pressure I felt.

 

ấy không hiểu gì về những vất vả bố mẹ tôi phải vượt qua và áp lực tôi trải qua là gì.

 

 

 

… She listened, but many things remained impossible.”

 

Bà ấy lắng nghe, nhưng nhiều điều bà không thể hiểu nổi.

 

 

 

The immigrant child longs to be understood and unload her truths, while simultaneously being tasked with preserving her parents’ humanity.

 

Đứa trẻ con người nhập cư khao khát được thấu hiểu và thổ lộ sự thật, đồng thời còn mang sứ mệnh bảo tồn nhân tính của cha mẹ mình.

 

 

 

The child is the only one who wears a small headlamp, attempting to tunnel into her parent’s pasts and excavate the stories that will locate the source of their erratic behavior, buried fear and sporadic violence, providing a more forgiving lens.

 

Đứa trẻ là người duy nhất đeo chiếc đèn pha nhỏ trên mũ, để cố gắng đào sâu vào đường hầm quá khứ của cha mẹ và khai quật những câu chuyện xác định nguồn gốc của hành vi thất thường, nỗi sợ hãi chôn giấu và bạo lực bất thường nơi họ, để có lăng kính nhìn khoan dung hơn.

 

 

 

Tran’s father “beat us when we didn’t understand our math homework.

 

Cha của Trần “đánh khi chúng tôi không hiểu bài tập toán.

 

 

 

He’d give us equations to solve before we went to bed at night and test us on them in the morning.”

 

Ông giao phương trình phải giải trước khi chúng tôi đi ngủ buổi tối và kiểm tra vào buổi sáng."

 

 

 

An outsider might call this tiger parenting, but Tran learns that her father’s math skills — which landed him a job “plotting coordinates for bombs” in the Vietnam War — “saved him from going out onto the battleground and getting shot.”

 

Người ngoài có thể gọi đây là cách nuôi dạy con kiểu cha mẹ hổ [kiểu nuôi dạy rất nghiêm khắc], nhưng Trn biết kỹ năng toán học của cha thứ giúp ông có được công việc “vẽ tọa độ bom” trong Chiến tranh Việt Nam bảo vệ ông không phải ra chiến trường để rồi bị bắn.”

 

 

 

So, she realizes, “it wasn’t just a question of understanding numbers.

 

Vì vậy, cô nhận ra, “vấn đề không chỉ là hiểu các con số.

 

 

 

He was trying to save our lives.”

 

Ông đang cố gắng bảo vệ chúng tôi.

 

 

 

Qu’s mother is a daunting figure, domineering, capricious, dismissive, bent on souring the energy at home.

 

Mẹ của Qu là kiểu người khó chịu, độc đoán, thất thường, xa lánh, chuyên làm cạn kiệt tinh thần trong gia đình.

 

 

 

“No one cares about you,” she tells Qu. “Do you think you would be here if it wasn’t for me?

 

“Không ai quan tâm đến con đâu,” nói với Qu. “Con nghĩ con có thể ở đây nếu không có mẹ hay sao?

 

 

 

Do you know how lucky you are?”

 

Con có biết mình rất may mắn không?”

 

 

 

But later Qu gives us a scene in which her mother, arriving in the United States, sits alone on the floor eating a peanut butter sandwich.

 

Nhưng sau đó, Qu cho chúng ta thấy cảnh tượng khi mẹ cô đến Mỹ, ngồi một mình trên sàn nhà ăn bánh mỳ kẹp lạc.

 

 

 

She shows us the way her mother pronounces “cel-bry-tion.”

 

Tác giả cho chúng ta thấy cách mẹ cô phát âm "cel-bry-tion."

 

 

 

Qu must reckon with this ongoing dissonance, when the villain suddenly softens and shrinks, disarmed and disoriented in a society that often infantilizes her, mistaking fragmented English for lack of intelligence.

 

Qu hẳn nhận ra từ tình trạng bất hòa vẫn đang diễn ra này, khi nhân vật phản diện đột nhiên trở nên mềm yếu và thu mình lại, bị tước vũ khí và mất phương hướng trong một xã hội thường coi bà là ấu trĩ, coi thứ tiếng Anh bập bẹ của bà là thiếu thông minh.

 

 

 

Similarly, in the nail salon where they work, Tran watches “my mother, now in her 50s, hunching over the pedicure bowl, hands trembling, unable to understand, unable to communicate,” and it “was almost more than I could bear.”

 

Tương tự, trong tiệm làm móng gia đình Trần làm việc, Trn thấy “mẹ tôi, bây giờ ngoài 50 tuổi, đang còng lưng với chiếc bát làm móng, tay run rẩy, không thể hiểu, không thể giao tiếp, và nó “gần như là quá sức chịu đựng của tôi.”

 

 

 

This is the parent the child feels a duty to protect.

 

Đây là bậc cha mẹ mà người con cảm thấy có nghĩa vụ bảo vệ.

 

 

 

The struggle for both authors seems to be holding all of these conflicting emotions at once.

 

Cuộc đấu tranh của cả hai tác giả dường như đang chứa đựng tất cả những cảm xúc mâu thuẫn cùng lúc.

 

 

 

To shield the parent while escaping her.

 

Bảo vệ phụ huynh trong khi muốn thoát khỏi họ.

 

 

 

To forgive abuse without excusing it.

 

Tha thứ cho hành vi bạo hành mà không cần bào chữa.

 

 

 

To be grateful for their sacrifice and still say, I needed more than you gave me.

 

Biết ơn hy sinh của cha mẹ mà vẫn nói được rằng, con cần nhiều hơn thế.

 

 

 

Qu and Tran each honor these complexities, tell us we were not meant to swallow our pain and survive in this world without support systems.

 

Cả Qu và Tran đều trân trọng những điểm phức tạp ấy, nói với độc giả chúng ta không cần phải nuốt nỗi đau để tồn tại trong thế giới này mà không có ai hỗ trợ.

 

 

 

You are allowed to want, to give shape to your sadness, to seek lives that stretch past the walls you grew up in. They speak of their parents’ flaws, not to incriminate, but to prevent these patterns from repeating.

 

Bạn được phép mong muốn, định hình nỗi buồn, tìm kiếm cuộc sống vượt qua bức tường bạn lớn lên. Các tác giả kể về những khiếm khuyết của cha mẹ họ, không phải để buộc tội, để ngăn những mô thức này lặp lại.

 

 

 

Love, although never overt, is not absent.

 

Tình yêu, tuy không công khai, nhưng không hề vắng bóng.

 

 

 

It lives in the scent of “garlic, lemongrass, star anise, paprika and chili oil,” and in the sound of Tran’s mother saying, “I’ll make you a bowl.”

 

Tình yêu sống trong mùi hương của những “tỏi, sả, hoa hồi, ớt bột và dầu ớt,” và trong lời nói của mẹ Trần, “Để mẹ lấy cơm cho con.”



MADE IN CHINA
A Memoir of Love and Labor
By Anna Qu
215 pp. Catapult. $26.

HOUSE OF STICKS
A Memoir
By Ly Tran
368 pp. Scribner. $27.
Chia sẻ: