Siddhartha Mukherjee khám phá bí ẩn y học – và tính ẩn dụ – trong tế bào bé xíu

7 1 / 2023
Đăng bởi: lovebird21c

Siddhartha Mukherjee khám phá bí ẩn y học – và tính ẩn dụ – trong tế bào bé xíu

nguồn: New York Times,

biên dịch: Takya Đỗ,

Siddhartha Mukherjee Finds Medical Mystery — and Metaphor — in the Tiny Cell

 

Siddhartha Mukherjee khám phá bí ẩn y học – và tính ẩn dụ – trong tế bào bé xíu

 

 


 

“The Song of the Cell,” the latest work by the Pulitzer Prize-winning oncologist, recounts our evolving understanding of the body’s smallest structural and functional unit — and its implications for everything from immune therapy and in vitro fertilization to Covid-19.

 

“The Song of the Cell” (“Tiếng hát của tế bào”), tác phẩm mới nhất của vị bác sĩ ung thư đạt giải Pulitzer, thuật lại sự hiểu biết ngày càng tiến triển của chúng ta về đơn vị có cấu trúc và chức năng nhỏ nhất trong cơ thể – và ý nghĩa tiềm ẩn của nó đối với mọi thứ, từ liệu pháp miễn dịch và thụ tinh trong ống nghiệm cho đến Covid-19.

 

 

 

In his new book, “The Song of the Cell,” Siddhartha Mukherjee has taken on a subject that is enormous and minuscule at once.

 

Trong cuốn sách mới “The Song of the Cell”, Siddhartha Mukherjee bàn luận về chủ đề rất rộng lớn mà cũng rất nhỏ bé.

 

 

 

Even though cells are typically so tiny that you need a microscope to see them, they also happen to be implicated in almost anything to do with medicine — and therefore almost anything to do with life.

 

Mặc dù tế bào có đặc tính là nhỏ đến mức ta cần phải có kính hiển vi mới nhìn thấy chúng, nhưng tình cờ chúng cũng hàm chứa trong hầu hết mọi thứ có liên quan đến y học – và vì vậy hàm chứa trong hầu hết mọi thứ liên quan đến sự sống.

 

 

 

Guided by Mukherjee’s granular narration (“As you keep swimming through the cell’s protoplasm …”), I was repeatedly dazzled by his pointillist scenes, the enthusiasm of his explanations, the immediacy of his metaphors.

 

Bị cách thuật truyện chi tiết của Mukherjee dẫn dắt (chẳng hạn như “Trong lúc bạn tiếp tục bơi qua nguyên sinh chất của tế bào…”), tôi liên tục sững sờ kinh ngạc bởi những cảnh tượng vẽ kiểu chấm họa (pointillist), sự nhiệt huyết trong những lời giải thích, tính tức thời trong những ẩn dụ của anh.

 

 

 

But I also found myself wondering where we were going.

 

Song tôi không khỏi băn khoăn không biết chúng ta sẽ đi đến đâu.

 

 

 

What kind of organism might these smaller units add up to?

 

Những đơn vị nhỏ hơn này có thể hợp lại thành loại sinh vật nào?

 

 

 

What was the shape of the story he set out to tell?

 

Bản chất câu chuyện anh định kể là gì?

 

 

 

They’re questions that Mukherjee himself anticipates in the early pages of “The Song of the Cell,” drawing a contrast between the structure of his new book and the arcs of his previous ones.

 

Đó là những câu hỏi chính bản thân Mukherjee dự đoán ngay từ những trang đầu tiên trong cuốn “The Song of the Cell”, chúng vạch ra sự tương phản giữa cấu trúc cuốn sách mới này với những diễn tiến lên đến cao trào của những cuốn sách anh viết trước đó.

 

 

 

“The Gene” (2016), he says, “was propelled by the quest to decode and decipher the code of life”; his first book, the superb “The Emperor of All Maladies” (2010), which won a Pulitzer Prize, was animated by “the aching quest to find cures for cancer or to prevent it.”

 

Anh bảo: “Cuốn “The Gene” (“Gen di truyền” – ra mắt năm 2016), được thôi thúc bởi cuộc tìm kiếm cách đọc mã và giải mã sự sống”; cuốn sách đầu tiên của anh, tác phẩm ưu tú “The Emperor of All Maladies” (“Hoàng đế của bách bệnh” (2010) đạt giải Pulitzer, được khơi gợi bởi “sứ mệnh khát khao tìm ra phương pháp chữa trị hoặc ngăn ngừa ung thư.”

 

 

 

This latest effort — with sections on cell biology, on neurons, on immunotherapy, among other topics — “is itself a sum of parts,” Mukherjee writes.

 

Cuốn sách mới nhất này – với các chương về sinh học tế bào, về nơ-ron thần kinh, về liệu pháp miễn dịch và chủ đề khác – “bản thân nó là nội dung tổng quát của các phần,” Mukherjee viết.

 

 

 

“The organization is cellular, if you will.”

 

“Cấu trúc đó là tế bào, có thể nói như vậy.”

 

 

 

But Mukherjee, an oncologist, is too much of a writer to give up on narrative just yet.

 

Nhưng là bác sĩ chuyên khoa ung thư, Mukherjee đồng thời là nhà văn lỗi lạc khó có thể từ bỏ việc kể chuyện.

 

 

 

There may be “no single adversary,” as he puts it, but the book has a protagonist, even if it is protean, and sometimes unreliable: not so much the cell itself but our comprehension of it.

 

Có thể “chưa có một địch thủ nào”, như anh phát biểu, nhưng cuốn sách có một nhân vật chính, thậm chí là nhân vật hay thay đổi, và đôi khi không đáng tin cậy: chẳng phải bản thân tế bào mà là sự hiểu biết của chúng ta về nó.

 

 

 

Mukherjee whisks us off to the 17th century, when a Dutch cloth merchant named Antonie van Leeuwenhoek trained a simple microscope (which he had been using to examine textile fibers) on a droplet of water, entranced by the wriggling organisms he would call “animalcules.”

 

Trong chớp mắt Mukherjee đưa chúng ta về thế kỷ 17, khi nhà buôn vải người Hà Lan Antonie van Leeuwenhoek chĩa ống kính hiển vi đơn giản (mà ông vẫn dùng để soi sợi dệt) vào một giọt nước, ông bị mê hoặc bởi các sinh vật ngọ nguậy mà ông gọi là “những vi động vật”.

 

 

 

Less than a decade before, the English scientist Robert Hooke had observed a “great many little boxes” when he put a thin slice of cork under a microscope.

 

Chưa đầy một thập kỷ trước đó, nhà khoa học người Anh Robert Hooke quan sát thấy “vô số những chiếc hộp nhỏ” khi ông đặt lát cắt mỏng từ chiếc nút chai bần dưới kính hiển vi.

 

 

 

(What Hooke saw weren’t actually “cells” per se, but the walls that plant cells build around themselves.)

 

(Cái mà Hooke nhìn thấy thực ra không phải là bản thân "tế bào" mà là những bức tường mà tế bào thực vật dựng lên xung quanh chúng.)

 

 

 

Hooke decided on the name “cell,” from “cella,” the Latin word for “small room.”

 

Hooke quyết định gọi chúng là “cell” (“tế bào”), lấy gốc từ "cella", tiếng Latinh chỉ "căn phòng nhỏ".

 

 

 

Still, it wasn’t until the 19th century that we gained a purchase on what was happening in those small rooms.

 

Thế nhưng phải đến tận thế kỷ 19 chúng ta mới nắm được những gì đang diễn ra trong những căn phòng nhỏ đó.

 

 

 

In 1830s Berlin, the botanist Matthias Schleiden and the zoologist Theodor Schwann laid the foundations for cell theory, positing that both plants and animals had a “common means of formation through cells.”

 

Ở Berlin vào thập kỷ 1830, nhà thực vật học Matthias Schleiden và nhà động vật học Theodor Schwann đặt nền móng cho lý thuyết tế bào, hai ông này cho rằng cả thực vật lẫn động vật đều có chung “cách thức hình thành là từ các tế bào”.

 

 

 

What were those cells doing?

 

Vậy những tế bào đó đang làm gì?

 

 

 

A French microscopist named François-Vincent Raspail proposed that the cell was a “laboratory” performing chemical processes that allowed an organism to function.

 

Nhà khoa học chuyên nghiên cứu bằng kính hiển vi người Pháp François-Vincent Raspail đưa ra giả thuyết tế bào là “phòng thí nghiệm” thực hiện quá trình hóa học để cho phép một sinh vật hoạt động.

 

 

 

The Prussian physician Rudolf Virchow showed that cells divide and beget new cells.

 

Bác sĩ người Phổ Rudolf Virchow chỉ ra tế bào phân chia và sinh ra tế bào mới.

 

 

 

He also offered a cellular theory of disease:

 

Ông cũng đưa ra lý thuyết về bệnh học tế bào:

 

 

 

“Every pathological disturbance, every therapeutic effect, finds its ultimate explanation only when it’s possible to designate the specific living cellular elements involved.”

 

“Mọi rối loạn bệnh lý và mọi hiệu quả điều trị chỉ tìm được lời giải thích căn bản khi có thể định rõ thành phần tế bào sống cụ thể có liên quan”.

 

 

 

It’s a potent statement, and Mukherjee says that it’s pinned on a board in his office, a reminder that everything comes down to cells.

 

Đây là tuyên bố có sức thuyết phục mạnh mẽ và Mukherjee cho biết tuyên bố ấy được ghim trên tấm bảng trong văn phòng của anh, lời nhắc nhở vạn vật chung quy đều chỉ là những tế bào.

 

 

 

“As an oncologist, I am, first, a cell biologist,” Mukherjee writes, recalling how a friend was dying of skin cancer because the T cells that attack foreign pathogens couldn’t detect his melanoma, which was “invisible to his immune system.”

 

“Là bác sĩ chuyên khoa ung thư, trước hết tôi là nhà sinh học tế bào”, Mukherjee viết trong lúc kể lại cảnh người bạn đang hấp hối vì bệnh ung thư da do các tế bào T có nhiệm vụ tấn công mầm bệnh ngoại lai không thể phát hiện khối u ác tính, khối u mà “hệ thống miễn dịch của anh ta không thể phát hiện ra”.

 

 

 

Immune therapy for cancer patients is cellular therapy.

 

Liệu pháp miễn dịch cho bệnh nhân ung thư chính là liệu pháp tế bào.

 

 

 

In vitro fertilization?

 

Thụ tinh trong ống nghiệm ư?

 

 

 

That’s cellular therapy, too.

 

Đó cũng là liệu pháp tế bào nốt.

 

 

 

DNA lives in cells, and so genetic engineering is ultimately — you guessed it — cellular therapy.

 

DNA sống trong tế bào, và do đó, kỹ thuật di truyền rốt cuộc là – bạn có thể đoán được đấy – liệu pháp tế bào.

 

 

 

What this means is that Mukherjee has found an especially roomy subject for his roving intelligence.

 

Ý nghĩa của điều này ở chỗ Mukherjee tìm thấy chủ đề cực kỳ xa rộng cho trí óc lan man của anh.

 

 

 

“I trained as an immunologist at first, then a stem cell scientist and, finally, a cancer biologist before I became a medical oncologist,” he writes, directing the reader to a footnote that mentions his “brief foray into neurobiology.”

 

“Thoạt đầu tôi học tập để trở thành nhà miễn dịch học, sau đó là nhà khoa học tế bào gốc và cuối cùng là nhà sinh học về ung thư trước khi trở thành bác sĩ ung thư nội khoa”, anh viết, hướng độc giả vào chú thích đề cập đến “bước đột phá vào sinh học thần kinh” của anh.

 

 

 

(A later chapter about blood states that he’s also “a hematologist by training.”)

 

(Chương sau viết về máu tuyên bố anh cũng là “nhà huyết học có bằng cấp”.)

 

 

 

We learn about phagocytosis (the ingestion of a pathogen by an immune cell) and homeostasis (the capacity of a cell to maintain stability and equilibrium); we also learn about the legend of Bali and Vamana, in which arrogance invites comeuppance, and how Mukherjee’s grandmother was so scarred by Partition that she lived with his family but kept in a room to herself.

 

Chúng ta được đọc về quá trình thực bào (quá trình tế bào miễn dịch ăn mầm bệnh) và ổn định nội mô (khả năng duy trì sự ổn định và cân bằng của tế bào); chúng ta cũng được đọc về huyền thoại Bali và Vamana, trong đó tính kiêu ngạo khiến đòn trừng phạt giáng xuống, và bà của Mukherjee bị tổn thương bởi Cuộc chia cắt [Ấn Độ] đến mức bà sống với gia đình anh nhưng suốt ngày ru rú trong phòng một mình.

 

 

 

The organization of the book may be cellular, but the overall effect can feel sprawling — like a city that allowed developers to keep building lovely houses while doing little to contain them.

 

Cấu trúc cuốn sách có thể là tế bào, song hiệu ứng tổng thể có thể thấy là lan tỏa rộng – giống như thành phố cho phép nhà phát triển cứ xây tiếp mãi những ngôi nhà xinh xắn trong khi hầu như chẳng làm gì để kìm hãm lại.

 

 

 

Similarly, some of the writing in “The Song of the Cell” is so lovely that you can get caught up in its music.

 

Tương tự như vậy, một số đoạn trong cuốn “The Song of the Cell” thú vị đến mức bạn có thể bị cuốn hút vào nhạc điệu của nó.

 

 

 

Mukherjee has an undeniable gift for metaphor, likening an antibody to a “gunslinging sheriff” and a T cell to a “gumshoe detective.”

 

Không nghi ngờ gì nữa, Mukherjee có biệt tài dùng phép ẩn dụ, anh ví kháng thể với “vị cảnh sát trưởng nhanh tay súng”[trong phim Miền Tây] và ví tế bào T với “mật thám”.

 

 

 

Fatty plaques in the arteries are “precarious mounds of debris alongside highways, accidents waiting to happen.”

 

Mảng chất béo trong động mạch được ví với “đống gạch vỡ nguy hiểm nằm dọc đường cao tốc, tai nạn chực chờ xảy ra”.

 

 

 

The essential but underappreciated glial cell was for too long like “a film-star’s assistant stuck perpetually in the shadows of celebrity.”

 

Tế bào thần kinh đệm rất cần thiết nhưng lại bị coi thường bấy lâu vẫn giống như “trợ lý của một minh tinh màn bạc suốt đời mắc kẹt trong cái bóng của người nổi tiếng.”

 

 

 

A bacterial protein is so good at making precise changes to the human genome that it’s as if “it can change Verbal to Herbal in the preface to Volume 1 of ‘Samuel Pepys’ Diary’ in a college library containing 80,000 books.”

 

Một loại protein của vi khuẩn thành thạo việc tạo ra những thay đổi chính xác trong bộ gien của con người đến mức như thể “nó có khả năng biến [những lỗi về] Từ ngữ thành [những lỗi về] Thảo mộc trong lời nói đầu của Tập 1 cuốn ‘Samuel Pepys’ Diary’ (Nhật ký của Samuel Pepys) trong thư viện đại học chứa 80.000 cuốn sách”.

 

 

 

As for the cell itself, it of course gets some metaphors of its own.

 

Về phần tế bào, dĩ nhiên nó cũng có một số ẩn dụ riêng.

 

 

 

The “lone spaceship” of the book’s early chapters becomes a “founder,” and then a “colony,” Mukherjee writes.

 

“Con tàu vũ trụ đơn độc” này trong các chương đầu của cuốn sách trở thành “nhà sáng lập” và sau đó là “bầy đàn”, như Mukherjee viết.

 

 

 

Blood makes him think of a “cellular civilization”; cancer makes him think of a “cellular ecology.”

 

Máu khiến anh nghĩ đến “nền văn minh tế bào”; căn bệnh ung thư khiến anh nghĩ đến “hệ sinh thái tế bào”.

 

 

 

His subject just gets bigger and bigger and bigger.

 

Chủ đề của anh ngày càng rộng hơn.

 

 

 

“Why, might you ask, do the medical mysteries of the Covid-19 pandemic sit at the center of a book on cell biology?”

 

“Có lẽ bạn sẽ đặt câu hỏi vì sao những bí ẩn y học về đại dịch Covid-19 lại chiếm vị trí trung tâm trong một cuốn sách về sinh học tế bào?”

 

 

 

Mukherjee muses.

 

Mukherjee trầm ngâm suy nghĩ.

 

 

 

“Because cell biology sits at the center of the medical mysteries.”

 

“Bởi vì sinh học tế bào chiếm vị trí trung tâm trong những bí ẩn y học.”

 

 

 

If Mukherjee were another kind of storyteller — tidier, if less honest — he could have showcased a more linear narrative, emphasizing how developments in cell research have yielded some truly amazing possibilities.

 

Nếu Mukherjee là loại người kể chuyện khác – gọn gàng ngăn ngắp hơn, chưa kể là kém trung thực hơn – thì anh đã trình bày câu chuyện có tuyến tính hơn, nhấn mạnh vào những phát triển trong nghiên cứu tế bào mang lại một số khả năng thực sự đáng kinh ngạc đến thế nào.

 

 

 

He himself has been collaborating on a project to engineer certain cells in the immune system so that they eat tumors without stirring up an indiscriminate inflammatory response.

 

Bản thân anh vẫn đang hợp tác trong dự án sản xuất một số tế bào nào đó trong hệ thống miễn dịch để chúng ăn các khối u mà không gây ra phản ứng viêm bừa bãi.

 

 

 

But as a practicing physician, he has seen too much suffering and death to succumb to an easy triumphalism.

 

Song là bác sĩ thực hành, anh chứng kiến quá nhiều nỗi đau và cái chết nên không dễ gì nhượng bộ trước sự hân hoan đắc thắng.

 

 

 

He recalls the “exuberance” of the mid-2000s, when spectacular advances in gene sequencing had made it appear as if “we had unlocked the key to cures for cancer.”

 

Anh nhớ lại “thời kỳ phấn khích” hồi giữa những năm 2000, khi những tiến bộ ngoạn mục trong công cuộc giải trình tự gien khiến tình hình dường như thể “chúng tôi đã mở được chiếc khóa để chữa trị bệnh ung thư”.

 

 

 

Such exuberance turned out to be fleeting; the data from clinical trials were “sobering.”

 

Sự phấn khích như vậy té ra chỉ là thoáng qua; dữ liệu từ các thử nghiệm lâm sàng đã "khiến người ta điềm tĩnh".

 

 

 

Many medical mysteries remain unsolved.

 

Nhiều bí ẩn y học vẫn chưa được phát lộ.

 

 

 

If the book’s protagonist — our understanding of cell biology — seemed to be riding high again on new advances in immunology, such “self-assuredness” was laid low by the Covid-19 pandemic.

 

Nếu nhân vật chính của cuốn sách – sự hiểu biết của chúng ta về sinh học tế bào – dường như đang thành công lần nữa nhờ những tiến bộ mới trong ngành miễn dịch học, thì “sự tự tin” đó bị đại dịch Covid-19 hạ gục.

 

 

 

Mukherjee presents a string of questions that are still unsettled.

 

Mukherjee đưa ra một loạt câu hỏi vẫn chưa được giải đáp.

 

 

 

“The monotony of answers is humbling, maddening,” he writes.

 

“Sự đơn điệu của những câu trả lời khiến ta thấy mình thật tầm thường và làm ta phát bực,” anh viết.

 

 

 

“We don’t know.

 

“Chúng tôi không biết.

 

 

 

We don’t know.

 

Chúng tôi không biết.

 

 

 

We don’t know.”

 

Chúng tôi không biết.”


THE SONG OF THE CELL: An Exploration of Medicine and the New Human | By Siddhartha Mukherjee | Illustrated | 473 pp. | Scribner | $32.50

Chia sẻ: