Một ngôi sao công nghệ đã mất phương hướng ra sao

6 5 / 2023
Đăng bởi: lovebird21c

Một ngôi sao công nghệ đã mất phương hướng ra sao

nguồn: New York Times,

biên dịch: Takya Đỗ,

How a Tech Star Lost His Way

 

Một ngôi sao công nghệ đã mất phương hướng ra sao

 

 


 

Tony Hsieh, the longtime chief of Zappos, descended into addiction and psychosis — and finally died — in the midst of a large entourage.

 

Tony Hsieh, CEO  lâu năm của công ty Zappos, rơi vào tình trạng nghiện ngập và rối loạn tâm thần – và rốt cuộc đã chết – giữa đông đảo người thân quen.

 

 

 

“Wonder Boy” asks why.

 

Cuốn sách  “Wonder Boy” (“Cậu bé kỳ diệu”) đặt câu hỏi “Vì sao?”

 

 

 

A few chapters into “Wonder Boy,” Tony Hsieh sells his first company to Microsoft for $265 million.

 

Đọc vài chương đầu trong “Wonder Boy”, Tony Hsieh bán công ty đầu tiên của mình cho Microsoft và thu về 265 triệu USD.

 

 

 

At 24, he is fabulously rich and one of the rising stars in the tech firmament.

 

Ở tuổi 24, anh ta đã giàu đến mức không thể tưởng tượng được và là một trong những ngôi sao đang lên trên bầu trời công nghệ.

 

 

 

But he is unaccountably sad — aware, suddenly, that what he has is not enough.

 

Nhưng chẳng hiểu vì đâu anh buồn bã – đột nhiên anh nhận ra rằng những gì mình hiện có là chưa đủ.

 

 

 

So he sits down to write a list of the happiest periods in his life.

 

Vì vậy, anh ngồi vào bàn và liệt kê những giai đoạn vui sướng nhất cuộc đời mình.

 

 

 

“Connecting with a friend and talking through the entire night until the sun rose made me happy,” he writes.

 

“Kết nối với một người bạn và nói chuyện suốt đêm đến tận lúc mặt trời mọc khiến tôi vui sướng,” anh viết.

 

 

 

“Trick-or-treating in middle school with a group of my closest friends made me happy.”

 

“Chơi trò “Lừa hay lộc” [trong đêm Halloween] ở trường cấp hai với nhóm bạn thân nhất khiến tôi vui sướng.”

 

 

 

If this moment in Hsieh’s story is suffused with dread, it is because we know how the story of this man, who so valued friendship, ends.

 

Nếu thời khắc này trong câu chuyện về Hsieh tràn ngập kinh hãi, thì là vì chúng ta biết câu chuyện về con người coi trọng tình bạn đến thế sẽ có cái kết như thế nào.

 

 

 

He died under horrifying circumstances.

 

Anh qua đời trong cảnh ngộ rất đỗi kinh hoàng.

 

 

 

At 46, traveling with a crowd of personal assistants and hangers-on, he locked himself into a friend’s storage shed and asked an employee to bring him nitrous oxide, marijuana, a lighter, pizza and candles.

 

Ở tuổi 46, trong chuyến đi cùng đám đông các trợ lý và những kẻ bám đuôi, anh tự nhốt mình trong nhà kho của một người bạn và yêu cầu nhân viên mang đến khí cười, cần sa, bật lửa, bánh pizza và nến.

 

 

 

The assistant did as he was told, and Hsieh, inebriated, started a fire.

 

Người trợ lý này làm theo, và Hsieh trong cơn phê thuốc đã gây ra một đám cháy .

 

 

 

Lying on the freezing ground on a filthy blanket, he suffered smoke inhalation that would kill him.

 

Nằm lên tấm chăn bẩn thỉu trên nền đất lạnh, anh đã hít đầy thứ khói có thể giết chết bản thân.

 

 

 

Hsieh was a public person — lauded for his leadership of Zappos, the online shoe retailer — and much of his story appeared in the press as it unfolded.

 

Hsieh là người của công chúng –  anh được ca ngợi vì vai trò lãnh đạo công ty bán lẻ giày trực tuyến Zappos – và phần lớn câu chuyện về anh xuất hiện trên báo chí khi nó lộ ra.

 

 

 

“Wonder Boy,” written by the journalists Angel Au-Yeung and David Jeans, tells it from start to finish.

 

Cuốn “Wonder Boy” do hai nhà báo Angel Au-Yeung và David Jeans viết kể lại ngọn ngành câu chuyện này.

 

 

 

It is a gripping, uncomfortable read.

 

Câu chuyện đọc rất hấp dẫn, tuy không mấy dễ chịu.

 

 

 

One wants to identify the moment when Hsieh’s life turned a corner.

 

Người ta muốn xác định thời điểm khi cuộc đời của Hsieh có bước ngoặt xoay chuyển.

 

 

 

Was it when he became so rich he never needed to work again?

 

Phải chăng khi đã trở nên giàu có, anh không bao giờ cần phải làm việc nữa?

 

 

 

When he was introduced to ketamine?

 

Đâu là lúc anh làm quen với ketamine?

 

 

 

When the last of his friends were replaced by employees?

 

Những người bạn cuối cùng của anh được thay thế bằng nhân viên vào thời điểm nào?

 

 

 

At its heart, this is a story about addiction.

 

Bản chất câu chuyện này là về thói nghiện.

 

 

 

The child of Taiwanese immigrants, Hsieh spent his early years under extraordinary pressure to succeed.

 

Là con trai của hai người Đài Loan nhập cư, Hsieh trải qua những năm đầu đời dưới áp lực đặc biệt để thành công.

 

 

 

Only when he got to Harvard did he fall in with a close-knit circle of friends, enjoying a warm flush of belonging that he would spend the rest of his life trying to recreate.

 

Chỉ khi vào được trường Harvard, anh mới giao du với nhóm bạn thân thiết , tận hưởng cảm giác thân thuộc ấm áp mà anh sẽ dành cả cuộc đời còn lại của mình để cố gắng tái tạo.

 

 

 

In his 20s, partying became wrapped into his work persona.

 

Ở độ tuổi 20, anh tiệc tùng thường xuyên.

 

 

 

San Francisco’s rave scene introduced him to club drugs like MDMA; and Burning Man, fatefully, to ketamine.

 

Bối cảnh cuồng nhiệt ở San Francisco đưa anh đến với các loại ma túy ở hộp đêm như thuốc lắc; và lễ hội Burning Man, như định mệnh, đưa anh đến với ketamine.

 

 

 

Au-Yeung and Jeans, who covered Hsieh’s death for Forbes magazine, want to tell another story, though, about the dark side of the tech boom.

 

Thế nhưng Au-Yeung và Jeans, những người đưa tin cho tạp chí Forbes về cái chết của Hsieh, muốn kể câu chuyện khác về mặt tối của thời đại bùng nổ công nghệ.

 

 

 

There is something to this.

 

Có sự thật trong câu chuyện này.

 

 

 

In the 1990s, investors liked their founders to be risk-takers, a little extreme.

 

Những năm 1990, nhà đầu tư thích những nhà sáng lập [doanh nghiệp] là những người chấp nhận rủi ro, có chút cực đoan.

 

 

 

In those days, the brilliant, off-the-wall founder was the brand, holding court at panel discussions before an audience of M.B.A.s and plutocrats who lived far more careful lives.

 

Hồi đó, nhà sáng lập tài giỏi, lập dị là kiểu người dễ nhận  diện, được những người ngưỡng mộ vây quanh tại các cuộc hội thảo trước khán giả là những người có bằng MBA và những nhà tài phiệt sống một cách cẩn trọng hơn nhiều.

 

 

 

Hsieh certainly fit the bill.

 

Hsieh đương nhiên phù hợp với vai trò này.

 

 

 

He threw off grandiose ideas like sparks, scribbling them on Post-its as his subordinates scrambled to keep up.

 

Anh tung ra những ý tưởng hoành tráng nhanh như chớp, viết nguệch ngoạc chúng trên những mẩu giấy ghi chú  trong khi cấp dưới vật lộn để bắt kịp.

 

 

 

He plunged into a study of the science of happiness, an idea that had taken hold in Harvard’s psychology department, and looked for ways to engineer it.

 

Anh lao vào nghiên cứu môn khoa học về hạnh phúc, ý tưởng trở nên phổ biến  tại khoa tâm lý học của Harvard, và tìm cách thao túng  nó.

 

 

 

In his 30s, he announced a $350 million project to transform a corner of Las Vegas into a tech utopia, and persuaded friends to move with him into a kind of urban commune, a collection of Airstream trailers in a vacant lot, where nights ended with campfires and jam sessions.

 

Ở độ tuổi 30, anh công bố dự án 350 triệu USD nhằm biến một góc của Las Vegas thành thế giới công nghệ không tưởng [tech utopia], và thuyết phục bạn bè cùng anh chuyển đến sống trong một kiểu công xã đô thị: một loạt các toa xe moóc Airstream tại một khu đất trống, nơi đêm đêm thường kết thúc với lửa trại và chơi nhạc ngẫu hứng.

 

 

 

But there was a flaw in Hsieh’s social engineering:

 

Song có một khiếm khuyết trong cách thao túng tâm lý của  Hsieh:

 

 

 

He was trying to create community by distributing money in giant gobs.

 

Anh đang cố gắng tạo ra một cộng đồng bằng cách vung ra hàng đống tiền.

 

 

 

As he aged, his friends were getting younger, and less able to say no to him.

 

Khi tuổi tác ngày càng nhiều, bạn bè của anh ngày càng trẻ hơn, và càng ít khả năng từ chối anh hơn.

 

 

 

His drug use, once confined to festivals, came into plain view.

 

Việc anh sử dụng ma túy, từng giới hạn chỉ trong các lễ hội, trở nên công khai.

 

 

 

By 2020, Hsieh was snorting between three and five grams of ketamine daily, the authors say.

 

Theo lời các tác giả, vào năm 2020 Hsieh hít 3 đến 5 gram ketamine mỗi ngày.

 

 

 

He lost weight and barely slept.

 

Anh sụt cân và hầu như không ngủ được.

 

 

 

During his last months, Hsieh’s behavior was increasingly paranoid and bizarre.

 

Những tháng cuối đời, hành vi của Hsieh ngày càng hoang tưởng và kỳ quặc.

 

 

 

He demanded faucets be turned on so he could hear the sound of water; he wrote on the walls; he lit dozens of candles.

 

Anh yêu cầu mở vòi nước để có thể nghe tiếng nước chảy, anh viết lên trên tường, thắp hàng chục ngọn nến.

 

 

 

He hired court reporters to stand around, transcribing the conversations going on between housemates.

 

Anh thuê phóng viên tòa án  lảng vảng xung quanh, ghi âm lại các cuộc trò chuyện diễn ra giữa những người bạn cùng nhà.

 

 

 

Friends and family tried interventions, but his assistants found ways to deflect them.

 

Bạn bè và gia đình cố gắng can thiệp, song các trợ lý của anh tìm mọi cách để khiến họ chệch hướng.

 

 

 

After a visit that August, his friend Jewel, the singer-songwriter, wrote him a stern letter, warning him that “when you look around and realize that every single person around you is on your payroll, then you are in trouble.”

 

Sau chuyến thăm hồi tháng Tám năm đó, người bạn của anh là ca sĩ kiêm nhạc sĩ Jewel viết cho anh bức thư nghiêm khắc, cảnh báo “khi nhìn quanh và nhận ra rằng bất kỳ ai xung quanh cậu đều là người cậu trả lương, thì cậu đang gặp rắc rối đó”.

 

 

 

But it was too late.

 

Nhưng đã quá trễ.

 

 

 

He was dead by Christmas.

 

Mùa Giáng sinh năm đó  anh đã ra đi mãi mãi.

 

 

 

Why didn’t anyone force Hsieh into treatment?

 

Sao không có ai buộc Hsieh phải đi điều trị?

 

 

 

Au-Yeung and Jeans have performed a true service by trying to find out, interviewing many of those in his inner circle.

 

Au-Yeung và Jeans cố gắng tìm hiểu, phỏng vấn nhiều người trong vòng thân cận với anh.

 

 

 

Their writing is frustratingly clunky, as if written in haste.

 

Văn phong của họ thô vụng đến khó chịu, cứ như thể được viết ra một cách vội vàng.

 

 

 

But the material is compelling, with the gathering tension of a slow-motion disaster.

 

Nhưng tư liệu rất hấp dẫn, với sự căng thẳng dồn nén của một thảm họa quay chậm.

 

 

 

The final chapters, documenting a series of interventions that went nowhere, are riveting.

 

Những chương cuối rất hấp dẫn, ghi lại chi tiết một loạt những  can thiệp chẳng đi đến đâu.

 

 

 

The account of these last months is almost entirely drawn from anonymous sources, presumably the same friends who were there to watch him spiral.

 

Câu chuyện về những tháng cuối cùng này được trích xuất gần như toàn bộ từ các nguồn tin nặc danh, có lẽ chính là những người bạn đã ở đó để thấy anh ngày càng suy sụp.

 

 

 

Hsieh’s family did not cooperate with the project, and one wonders how their perspective would have changed the story.

 

Gia đình của Hsieh không hợp tác với công trình này, và người ta băn khoăn không biết quan điểm của họ có thể làm câu chuyện thay đổi ra sao.

 

 

 

Journalists tend to bend toward their most helpful sources, and this appears to have happened here.

 

Các nhà báo có xu hướng nhượng bộ  những nguồn tin hữu ích nhất của họ và điều này có vẻ tình cờ xảy ra ở đây.

 

 

 

In the end, the authors decline to hold anyone responsible.

 

Rốt cuộc, các tác giả không quy trách nhiệm cho bất kỳ ai.

 

 

 

“What emerged in the hundreds of hours of interviews we conducted with people who witnessed Tony’s descent was that there were no heroes or villains,” they write.

 

“Hàng trăm giờ phỏng vấn mà chúng tôi thực hiện với những người chứng kiến sự xuống dốc của Tony đã nổi bật lên một điều là không có anh hùng hay kẻ thủ ác,” các tác giả viết.

 

 

 

“Some well-meaning actors gave into the temptations of greed, while supposed bad actors had complicated histories that gave their roles context.”

 

“Một số nhân vật chính diện  sa vào sự cám dỗ của lòng tham, trong khi những nhân vật được coi là phản diện có lịch sử phức tạp đã tạo bối cảnh cho vai diễn của họ.”

 

 

 

They default to a conclusion worthy of a TED Talk: that Hsieh was doomed because happiness is an intrinsically unreachable goal.

 

Họ không đưa ra được một kết luận xứng đáng với bài nói chuyện trên TED Talk: rằng số phận Hsieh bất hạnh vì về căn bản hạnh phúc là mục tiêu không thể đạt được.

 

 

 

He thought “he could build his way to happiness,” they write.

 

Anh đã nghĩ rằng “anh có thể xây con đường đi đến hạnh phúc của mình,” các tác giả viết.

 

 

 

“He kept building and acquiring until eventually, he had everything in the world — and it still wasn’t enough.”

 

 “Anh cứ tiếp tục xây và kiếm mãi cho đến khi rốt cuộc anh có mọi thứ trên đời – và thế vẫn là chưa đủ.”

 

 

 

This is an unsatisfying ending, given the evidence they have laid out in the preceding pages.

 

Đây là cái kết không làm ta hài lòng, nếu xét đến bằng chứng họ đã đưa ra trong những trang trước.

 

 

 

We live in a society where people in crisis are often left to deteriorate, though seldom in such a visible and florid way.

 

Chúng ta sống trong một xã hội mà những người lâm vào khủng hoảng thường bị bỏ mặc cho sa đọa, mặc dù hiếm khi theo cách lộ liễu và quá đáng đến thế.

 

 

 

The reason to unpack these tragedies is to try to be better, to patch the holes.

 

Lý do để mở tung những bi kịch này là để cố gắng trở nên tốt hơn, để trám lại những lỗ hổng.

 

 

 

Our culture gives elites a pass for substance abuse.

 

Văn hóa của chúng ta chấp nhận việc giới tinh hoa lạm dụng chất gây nghiện mà không trừng phạt .

 

 

 

Our laws make it difficult to treat people without their consent.

 

Luật pháp của chúng ta làm khó cho việc chữa trị cho con người mà không có sự đồng thuận của họ.

 

 

 

When wealthy celebrities unravel, they do not need sycophants.

 

Khi những người nổi tiếng giàu có bị suy sụp, họ không cần đến những kẻ bợ đỡ.

 

 

 

It is an ugly story.

 

Đó là một câu chuyện khó chịu.

 

 

 

There is plenty of blame to go around.

 

Có vô khối những lời trách móc phải tránh xa.


WONDER BOY: Tony Hsieh, Zappos and the Myth of Happiness in Silicon Valley | By Angel Au-Yeung and David Jeans | Illustrated | 384 pp. | Henry Holt & Company | $32

Chia sẻ: