Cuốn tiểu sử mới hoàn thiện nhất về Martin Luther King Jr.

24 6 / 2023
Đăng bởi: lovebird21c

Cuốn tiểu sử mới hoàn thiện nhất về Martin Luther King Jr.

nguồn: New York Times,

biên dịch: Takya Đỗ,

The New Definitive Biography of Martin Luther King Jr.

 

Cuốn tiểu sử mới hoàn thiện nhất về Martin Luther King Jr.

 

 


 

“King: A Life,” by Jonathan Eig, is the first comprehensive account of the civil rights icon in decades.

 

Cuốn “King: A Life” (“King: Thân thế và sự nghiệp”) của Jonathan Eig, là câu chuyện kể bao hàm toàn diện đầu tiên về thần tượng đấu tranh vì dân quyền này trong nhiều thập kỷ. 

 

 

 

Growing up, he was called Little Mike, after his father, the Baptist minister Michael King.

 

Thời mới lớn, người ta gọi anh là Little Mike theo tên của cha anh là Michael King, vị mục sư dòng Baptist.

 

 

 

Later he sometimes went by M.L.

 

Về sau, đôi khi anh được gọi là M.L.

 

 

 

Only in college did he drop his first name and began to introduce himself as Martin Luther King Jr. This was after his father visited Germany and, inspired by accounts of the reform-minded 16th-century friar Martin Luther, adopted his name.

 

Chỉ khi ở đại học, anh mới bỏ tên thánh của mình và bắt đầu tự giới thiệu mình là Martin Luther King Jr. [Martin Luther King Con]. Đó là sau khi cha anh đến thăm nước Đức và, được truyền cảm hứng từ những câu chuyện về tu sĩ Martin Luther có tư tưởng cải cách ở thế kỷ 16, đã lấy tên của ông này.

 

 

 

King Jr. was born in 1929.

 

Martin Luther King Jr. sinh năm 1929.

 

 

 

Were he alive he would be 94, the same age as Noam Chomsky.

 

Nếu còn tại thế, năm nay ông 94 tuổi, bằng tuổi Noam Chomsky.

 

 

 

The prosperous King family lived on Auburn Avenue in Atlanta.

 

Gia đình King giàu có sinh sống tại Đại lộ Auburn ở Atlanta.

 

 

 

One writer, quoted by Jonathan Eig in his supple, penetrating, heartstring-pulling and compulsively readable new biography, “King:

 

Một nhà văn được Jonathan Eig trích dẫn trong “King:

 

 

 

A Life,” called it “the richest Negro street in the world.”

 

A Life” – cuốn tiểu sử mới uyển chuyển, sâu sắc, chạm đến trái tim độc giả và khiến người ta phải đọc một mạch – đã gọi nó là “con phố của người da đen giàu có nhất trên thế giới”.

 

 

 

Eig’s is the first comprehensive biography of King in three decades.

 

Cuốn này của Eig là cuốn tiểu sử bao hàm toàn diện đầu tiên về Martin Luther King trong suốt ba thập kỷ.

 

 

 

It draws on a landslide of recently released White House telephone transcripts, F.B.I. documents, letters, oral histories and other material, and it supplants David J. Garrow’s 1986 biography “Bearing the Cross” as the definitive life of King, as Garrow himself deposed recently in The Spectator.

 

Nó khai thác các bản ghi lại những cuộc điện thoại long trời lở đất của Nhà Trắng mới được công bố gần đây, những tài liệu của FBI, thư từ, sự kiện truyền miệng và các tư liệu khác, và nó chiếm địa vị của cuốn tiểu sử năm 1986 “Bearing the Cross” (“Vác thập tự giá”) của David J. Garrow vì là cuốn thân thế sự nghiệp hoàn thiện nhất về King, như chính bản thân Garrow khẳng định gần đây trên tạp chí The Spectator.

 

 

 

It also updates the material in Taylor Branch’s magisterial trilogy about America during the King years.

 

Nó cũng cập nhật tư liệu trong bộ ba tác phẩm bậc thầy của Taylor Branch về nước Mỹ thời King còn tại thế.

 

 

 

King and his two siblings had the trappings of middle-class life in Atlanta: bicycles, a dog, allowances.

 

King với người chị và em trai ruột của anh đã có những tiện nghi của cuộc sống trung lưu ở Atlanta: xe đạp, một con chó, tiền tiêu vặt.

 

 

 

But they were sickly aware of the racism that made white people shun them, that kept them out of most of the city’s parks and swimming pools, among other degradations.

 

Nhưng họ đau khổ khi nhận thấy sự phân biệt chủng tộc khiến người da trắng tránh xa họ, khiến họ không được đến hầu hết các công viên và bể bơi của thành phố, cùng những sự hạ thấp danh giá khác.

 

 

 

Their father expected a lot from his children.

 

Cha họ kỳ vọng rất nhiều về con cái.

 

 

 

He had a temper.

 

Ông nóng nảy.

 

 

 

He was a stern disciplinarian who spanked with a belt.

 

Ông là người kỷ luật hà khắc thường lấy thắt lưng quật các con.

 

 

 

Their mother was a calmer, sweeter, more stable presence.

 

Mẹ họ có phong thái điềm tĩnh hơn, ngọt ngào hơn, vững vàng hơn.

 

 

 

King would inherit qualities from both.

 

King kế thừa tính cách của cả cha lẫn mẹ.

 

 

 

One of the stranger moments in King’s childhood, and thus in American history, occurred on Dec. 15, 1939.

 

Một trong những thời khắc kỳ lạ trong thời thơ ấu của King, và vì vậy cũng là trong lịch sử nước Mỹ, xảy ra ngày 15/12/1939.

 

 

 

That was the night Clark Gable, Carole Lombard and other Hollywood stars converged on Atlanta for the premiere of “Gone With the Wind,” the highly anticipated film version of Margaret Mitchell’s Pulitzer Prize-winning 1936 novel.

 

Đó là cái đêm mà Clark Gable, Carole Lombard và những minh tinh Hollywood khác cùng kéo về Atlanta để dự buổi công chiếu bộ phim “Gone With the Wind” (“Cuốn theo chiều gió”), phiên bản điện ảnh rất được mong đợi của cuốn tiểu thuyết đạt giải Pulitzer năm 1936 của Margaret Mitchell.

 

 

 

“Gone With the Wind” was already controversial in the Black community for its placid and romantic depiction of slavery.

 

“Gone With the Wind” vốn đã gây tranh cãi trong cộng đồng da đen vì cảnh nô lệ trong đó được miêu tả một cách thanh bình và lãng mạn.

 

 

 

To the dismay of some of his peers, King’s father allowed his church’s choir to perform at the premiere.

 

Trước sự thất vọng của một số người ngang hàng với mình, cha của King cho phép dàn hợp xướng nhà thờ biểu diễn tại buổi công chiếu.

 

 

 

It was only a movie, he thought, and not an entirely inaccurate one.

 

Đó chỉ là một bộ phim, ông nghĩ thế, và không phải là bộ phim hoàn toàn sai quấy.

 

 

 

Choir members wore slave costumes, their heads wrapped with cloth.

 

Các thành viên trong dàn hợp xướng vận trang phục nô lệ, đầu quấn khăn vải.

 

 

 

“Martin Luther King Jr., dressed as a young slave, sat in the choir’s first row, singing along,” Eig writes.

 

“Martin Luther King Jr. trong trang phục nô lệ trẻ tuổi, ngồi ở hàng đầu tiên của dàn hợp xướng, cùng hát với họ,” Eig viết.

 

 

 

King was a sensitive child.

 

King là đứa trẻ nhạy cảm.

 

 

 

When things upset him, he twice tried to commit suicide, if halfheartedly, by leaping out of a second-story window of his house.

 

Khi có những sự việc làm anh tức giận, anh đã hai lần cố tự tử, dù không thật lòng muốn thế, bằng cách nhảy ra khỏi cửa sổ tầng hai của ngôi nhà mình.

 

 

 

(Both times, he wasn’t seriously hurt.)

 

(Cả hai lần đó anh đều không bị thương nặng.)

 

 

 

He was bright and skipped several grades in school.

 

Anh thông minh và đã nhảy cóc một số lớp ở trường.

 

 

 

He thought he might be a doctor or a lawyer; the high emotion in church embarrassed him.

 

Anh cho rằng mình có thể là bác sĩ hoặc luật sư; cảm xúc trào dâng trong nhà thờ khiến anh bối rối.

 

 

 

When he arrived in 1944 at nearby Morehouse College, one of the most distinguished all-Black, all-male colleges in America, he was 15 and short for his age.

 

Năm 1944, khi đến học tại Đại học Morehouse gần nhà, một trong những trường đại học nổi tiếng nhất ở Mỹ dành riêng cho nam sinh viên da đen, anh mới 15 tuổi và thấp bé so với tuổi của mình.

 

 

 

He picked up the nickname Runt.

 

Anh lấy biệt danh là Runt.

 

 

 

He majored in sociology.

 

Anh học chuyên ngành xã hội học.

 

 

 

He read Henry David Thoreau’s essay “Civil Disobedience” and it was a vital early influence.

 

Anh đã đọc bài tiểu luận “Civil Disobedience” (“Bất tuân dân sự”) của Henry David Thoreau và đối với anh đó là ảnh hưởng ban đầu cực kỳ quan trọng.

 

 

 

He began to think about life as a minister, and he practiced his sermons in front of a mirror.

 

Anh bắt đầu nghĩ sẽ sống như một mục sư, và anh thực hành những bài thuyết giáo của mình trước gương.

 

 

 

He was small, but he was a natty dresser and possessed a trim mustache and a dazzling smile.

 

Anh bé nhỏ, song ăn vận chải chuốt với bộ ria mép cắt tỉa gọn gàng và nụ cười rạng rỡ.

 

 

 

Women were already throwing themselves at him, and they would never stop doing so.

 

Phụ nữ đã bắt đầu phát cuồng vì anh, và họ sẽ chẳng bao giờ ngừng việc đó.

 

 

 

He attended Crozer Theological Seminary in Pennsylvania, where he fell in love with and nearly married a white woman, but that would have ended any hope of becoming a minister in the South.

 

Anh theo học tại Chủng viện Thần học Crozer ở Pennsylvania, nơi anh đem lòng yêu và suýt kết hôn với một phụ nữ da trắng, nhưng nếu làm vậy sẽ chấm dứt mọi hy vọng trở thành mục sư ở miền Nam.

 

 

 

Eig, who has also written artful biographies of Muhammad Ali and Lou Gehrig, describes how several young women attended King’s graduation from Crozer and how — as if in a scene from a Feydeau farce — each expected to be introduced to his parents as his fiancée.

 

Là tác giả của những cuốn tiểu sử đầy nghệ thuật về Muhammad Ali và Lou Gehrig, Eig miêu tả cảnh một số phụ nữ trẻ tham dự lễ tốt nghiệp của King tại Crozer và cái cảnh – như thể một hoạt cảnh trong vở hài kịch của Feydeau – mỗi cô đều mong đợi được giới thiệu với cha mẹ anh với tư cách là vị hôn thê của anh.

 

 

 

King then pursued a doctorate at Boston University.

 

Sau đó King tiếp tục học để lấy bằng tiến sĩ tại Đại học Boston.

 

 

 

(He nearly went to the University of Edinburgh in Scotland instead, a notion that is mind-bending to contemplate.)

 

(Suýt chút nữa thì anh đã đến Đại học Edinburgh ở Scotland thay vì trường này, một ý tưởng khiến phải đau đầu suy ngẫm.)

 

 

 

He was said to be the most eligible young Black man in the city.

 

Người ta coi anh là thanh niên da đen đủ tư cách nhất ở thành phố này.

 

 

 

In Boston he fell in love with Coretta Scott, he said, over the course of a single telephone call.

 

Ở Boston, theo lời anh kể, anh phải lòng Coretta Scott chỉ qua một cuộc điện thoại.

 

 

 

She had attended Antioch College in Ohio and was studying voice at the New England Conservatory; she hoped to become a concert singer.

 

Cô đã học tại Đại học Antioch bang Ohio và đang học thanh nhạc tại Nhạc viện New England; cô hy vọng trở thành ca sĩ hát trong những buổi hòa nhạc.

 

 

 

Their love story is beautifully related.

 

Chuyện tình của họ được thuật lại rất đẹp.

 

 

 

They were married in Alabama, at the Scott family’s home near Marion.

 

Họ kết hôn ở Alabama, tại ngôi nhà của gia đình Scott gần Marion.

 

 

 

They spent the first night of their marriage in the guest bedroom of a funeral parlor, because no local hotel would accommodate them.

 

Hai người qua đêm tân hôn trong phòng ngủ dành cho khách của một nhà tang lễ, vì không có khách sạn địa phương nào cho họ vào.

 

 

 

The Kings moved to Montgomery, Ala., in 1954, when he took over as pastor at the Dexter Avenue Baptist Church.

 

Vợ chồng nhà King chuyển đến sống ở Montgomery, Alabama năm 1954, khi anh đảm nhận vị trí mục sư tại Nhà thờ Baptist ở Đại lộ Dexter.

 

 

 

A year later, a seamstress named Rosa Parks refused to give up her seat to white passengers on a Montgomery bus. Thus began the Montgomery bus boycott, an action that established the city as a crucible of the civil rights movement.

 

Một năm sau, cô thợ may Rosa Parks từ chối nhường ghế cho hành khách da trắng trên chiếc xe buýt ở Montgomery. Từ đó cuộc tẩy chay xe buýt ở Montgomery bắt đầu, hành động biến thành phố thành lò lửa của phong trào dân quyền.

 

 

 

The young pastor was about to rise to a great occasion, and to step into history.

 

Vị mục sư trẻ của chúng ta sắp sửa đảm đương một trọng trách, và bước vào lịch sử.

 

 

 

“As I watched them,” he wrote about the men and women who participated in the long and difficult boycott, “I knew that there is nothing more majestic than the determined courage of individuals willing to suffer and sacrifice for their freedom and dignity.”

 

“Khi quan sát họ,” anh viết về những người đàn ông và phụ nữ tham gia cuộc tẩy chay trường kỳ và khắc nghiệt đó, “tôi nghiệm ra rằng không có gì hào hùng hơn lòng dũng cảm kiên định của những con người sẵn sàng chịu đựng và hy sinh vì tự do và phẩm giá của họ.”

 

 

 

By the time we’ve reached Montgomery, King’s reputation has been flyspecked.

 

Khi chúng ta đọc đến Montgomery, danh tiếng của King đã có chút tì vết.

 

 

 

Eig flies low over his penchant for plagiarism, in academic papers and elsewhere.

 

Eig kín đáo lướt qua thiên hướng đạo văn của anh, trong các bài báo học thuật và chỗ này chỗ khác.

 

 

 

(King was a synthesizer of ideas, not an original scholar.)

 

(King là người tổng hợp các ý tưởng, không phải là một học giả chính cống.)

 

 

 

His womanizing only got worse over the years.

 

Thói trăng hoa của anh theo năm tháng chỉ càng thêm tồi tệ.

 

 

 

This is a very human, and quite humane, portrait.

 

Đây là bức chân dung rất con người, và khá nhân văn.

 

 

 

Many readers will be familiar with what follows: the long fight in Montgomery, in which the world came to realize that this wasn’t merely about bus seats, and it wasn’t merely Montgomery’s problem.

 

Nhiều độc giả đã biết rõ những gì tiếp theo: cuộc chiến lâu dài ở Montgomery, trong đó nhân loại nhận ra đây không chỉ là vấn đề về chỗ ngồi trên xe buýt, và nó không chỉ là vấn đề của Montgomery.

 

 

 

Later, the whole world was watching as Bull Connor, Birmingham’s commissioner of public safety, sicced police dogs on peaceful protesters.

 

Sau đó, cả thế giới theo dõi Bull Connor, ủy viên an toàn công cộng của Birmingham, suỵt đàn chó cảnh sát ra đuổi những người biểu tình ôn hòa.

 

 

 

In prison, King would compose what is now known as “Letter From Birmingham Jail” on napkins, toilet paper and in the margins of newspapers.

 

Trong nhà tù, King viết nên cái mà ngày nay được gọi là “Thư từ nhà tù Birmingham” trên khăn ăn, giấy vệ sinh và trên lề những tờ báo.

 

 

 

Later came the 1963 March on Washington and King’s partly improvised “I Have a Dream” speech.

 

Sau đó đến Cuộc Diễu hành ở Washington năm 1963 và bài phát biểu có phần ứng tác “Tôi có một giấc mơ” của King.

 

 

 

During these years, King was imprisoned on 29 separate occasions.

 

Trong những năm tháng này, King bị bỏ tù 29 lần khác nhau.

 

 

 

He never got used to it.

 

Anh chưa khi nào quen được với tình trạng đó.

 

 

 

He had shotguns fired into his family’s house.

 

Anh khiến ngôi nhà gia đình anh ở bị nã súng.

 

 

 

Bombs were found on his porch.

 

Bom được tìm thấy trên hiên nhà.

 

 

 

Crosses were burned on his lawn.

 

Những cây thánh giá bị đốt cháy trên bãi cỏ quanh nhà.

 

 

 

He was punched in the face more than once.

 

Anh vài lần bị đấm vào mặt.

 

 

 

In 1958, in Harlem, he was stabbed in the chest with a seven-inch letter opener.

 

Năm 1958, tại Harlem, anh bị đâm vào ngực bằng con dao mở thư dài gần 18 cm.

 

 

 

He was told that had he even sneezed before doctors could remove it, he might have died.

 

Người ta bảo anh rằng thậm chí anh chỉ cần hắt hơi trước khi các bác sĩ rút được con dao ra là anh có thể đã tiêu đời.

 

 

 

Eig is adept at weaving in other characters, and other voices.

 

Eig rất tài lồng những nhân vật khác và những giọng nói khác vào câu chuyện.

 

 

 

He makes it plain that King was not acting in a vacuum, and he traces the work of organizations like the N.A.A.C.P., CORE and SNCC, and of men like Thurgood Marshall, John Lewis, Julian Bond and Ralph Abernathy.

 

Ông chỉ rõ rằng King tuyệt nhiên không hành động đơn độc, và ông lần theo dấu vết công tác của các tổ chức như N.A.A.C.P., CORE và SNCC, và của những người như Thurgood Marshall, John Lewis, Julian Bond và Ralph Abernathy.

 

 

 

He shows how King was too progressive for some, and vastly too conservative for others, Malcolm X central among them.

 

Ông chỉ ra cho thấy King đối với một số người là quá cấp tiến và với những người khác là quá bảo thủ ra sao, Malcolm X là trung tâm trong số đó.

 

 

 

As this book moves into its final third, you sense the author echolocating between two other major biographies, Robert Caro’s multivolume life of Lyndon Johnson and Beverly Gage’s powerful recent biography of J. Edgar Hoover, the longtime F.B.I. director.

 

Khi cuốn sách chuyển sang phần ba là phần cuối cùng, ta có cảm tưởng tác giả đối chiếu/bổ sung cho hai bộ tiểu sử lớn khác, cuốn thân thế sự nghiệp của Tổng thống Lyndon Johnson nhiều tập do Robert Caro viết và cuốn tiểu sử đầy sức mạnh gần đây của Beverly Gage về J. Edgar Hoover, vị Giám đốc lâu năm của FBI.

 

 

 

King’s relationships with John F. Kennedy and Robert Kennedy were complicated; his relationship with Johnson was even more so.

 

Mối quan hệ của King với Tổng thống John F. Kennedy và Robert Kennedy rất phức tạp; mối quan hệ của anh với Johnson thậm chí còn phức tạp hơn.

 

 

 

King and Johnson were driven apart when King began to speak out against the Vietnam War, which Johnson considered a betrayal.

 

King và Johnson chia rẽ khi King bắt đầu lên tiếng phản đối Chiến tranh Việt Nam, điều Johnson coi như sự phản bội.

 

 

 

The details about Hoover’s relentless pursuit of King, via wiretaps and other methods, are repulsive.

 

Những chi tiết về việc Hoover không ngừng theo dõi King, bằng máy nghe trộm điện thoại và các phương pháp khác, thật đáng ghê tởm.

 

 

 

American law enforcement was more interested in tarring King with whatever they could dig up than in protecting him.

 

Cơ quan thực thi pháp luật của Mỹ quan tâm đến việc bôi nhọ King bằng bất kỳ thứ gì họ có thể moi móc được hơn là bảo vệ anh.

 

 

 

Hoover tried to paint him as a communist; he wasn’t one.

 

Hoover cố gắng tô vẽ anh thành một người cộng sản, song anh đâu phải thế.

 

 

 

King was under constant surveillance.

 

King bị đặt dưới sự giám sát liên tục.

 

 

 

<4>Hoover’s F.B.I. agents bugged his hotel rooms and reported that he was having sex with many women, in many cities; </4><5></5><6>they tried to drive him to suicide by threatening to release the tapes.</6>

 

Các đặc vụ FBI của Hoover đặt máy quay trộm trong các phòng khách sạn anh ở và báo cáo rằng anh đang quan hệ tình dục với nhiều phụ nữ, ở nhiều thành phố; bọn họ cố gắng đẩy anh đến chỗ tự tử bằng cách đe dọa công bố các đoạn băng.

 

 

 

King, in one bureau report, is said to have “participated in a sex orgy.”

 

King, trong một báo cáo của cơ quan này, bị cho là đã “tham gia một cuộc truy hoan tình dục”.

 

 

 

There is also an allegation, about which Eig is dubious, that King looked on during a rape.

 

Ngoài ra còn có một cáo buộc, mà Eig hồ nghi về nó, rằng King đã đứng quan sát trong một vụ cưỡng hiếp.

 

 

 

Complete F.B.I. recordings and transcripts are scheduled to be released in 2027.

 

Toàn bộ các bản ghi âm và bản ghi lại các cuộc điện thoại dự kiến được công bố năm 2027.

 

 

 

Eig catches King in private moments.

 

Eig bắt chợt King trong những khoảnh khắc riêng tư.

 

 

 

He had health issues; the stresses of his life aged him prematurely.

 

Anh có vấn đề về sức khỏe; những căng thẳng của đời anh khiến anh già trước tuổi.

 

 

 

He rarely got enough sleep, but he didn’t seem to need it.

 

Anh hiếm khi ngủ đẫy giấc, nhưng có vẻ như anh không cần ngủ.

 

 

 

Writing about his demeanor in general, the writer Louis Lomax called King the “foremost interpreter of the Negro’s tiredness.”

 

Nhận xét chung về phong thái của anh, nhà văn Louis Lomax gọi King là “người thể hiện xuất sắc nhất sự mệt mỏi của người da đen”.

 

 

 

King loved good Southern food and ate like a country boy.

 

King rất thích những món ăn ngon của miền Nam và ăn uống như cậu bé nhà quê.

 

 

 

When the meal was especially delicious, he liked to eat with his hands.

 

Khi món ăn đặc biệt ngon, anh thích ăn bốc.

 

 

 

He argued, laughing, that utensils only got in the way.

 

Anh vừa cười vừa lý sự rằng bát đũa chỉ là vật cản.

 

 

 

Once, when his daughter skinned her knee by a swimming pool, he took a piece of fried chicken and jokingly pretended to apply it to the wound.

 

Có lần khi cô con gái anh bị trầy da đầu gối bên bể bơi, anh lấy miếng gà rán giả vờ đắp lên vết thương một cách đùa cợt.

 

 

 

“Let’s put some fried chicken on that,” he said.

 

“Hãy đặt một miếng gà rán lên đó,” anh bảo.

 

 

 

“Yes, a little piece of chicken, that’s always the best thing for a cut.”

 

“Đúng thế, một miếng thịt gà nhỏ, đó luôn là thứ tốt nhất để chữa lành vết thương.”

 

 

 

Eig has read everything, from W.E.B.

 

Eig đã đọc tuốt mọi thứ, từ W.E.B.

 

 

 

Du Bois through Norman Mailer and Murray Kempton and Caro and Gage.

 

Du Bois đến Norman Mailer và Murray Kempton và Caro và Gage.

 

 

 

He argues that we have sometimes mistaken King’s nonviolence for passivity.

 

Ông lập luận đôi khi chúng ta nhầm lẫn sự bất bạo động của King với sự thụ động.

 

 

 

He doesn’t put King on the couch, but he considers the lifelong guilt King felt about his privileged upbringing, and how he was driven by competitiveness with his father, who had moral failures of his own.

 

Ông không phân tích tâm lý King, song ông xem xét mặc cảm tội lỗi suốt đời của King về nền giáo dục đặc quyền anh được hưởng, và cách anh bị thúc đẩy bởi sự ganh đua với cha mình, người đã phạm phải những suy đồi về đạo đức.

 

 

 

He lingers on the cadences of King’s speeches, explaining how he learned to work his audience, to stretch and rouse them at the same time.

 

Ông nấn ná ở ngữ điệu trong các bài phát biểu của King, giải thích anh học cách thu hút thính giả của mình như thế nào, cùng lúc vừa thúc đẩy vừa khuấy động họ.

 

 

 

He had the best material on his side, and he knew it.

 

Lợi thế của anh là có tư liệu tốt nhất, và anh biết điều đó.

 

 

 

Eig puts it this way:

 

Eig diễn đạt điều đó thế này:

 

 

 

“Here was a man building a reform movement on the most American of pillars: the Bible, the Declaration of Independence, the American dream.”

 

“Đây là người đàn ông đang gây dựng phong trào cải cách dựa trên những trụ cột quan trọng nhất của nước Mỹ: Kinh thánh, Tuyên ngôn Độc lập, giấc mơ Mỹ.”

 

 

 

Eig’s book is worthy of its subject.

 

Cuốn sách của Eig thật xứng với chủ đề của nó.


KING: A Life | By Jonathan Eig | Illustrated | 669 pp. | Farrar, Straus & Giroux | $35

#makevietnamreadagain, #mvra, #langdujourneyinlife,

Chia sẻ: