Làm thế nào một kho tàng nghệ thuật trị giá hai tỷ USD lại đến được căn phòng áp mái ngẫu nhiên ở Pháp?

2 7 / 2023
Đăng bởi: lovebird21c

Làm thế nào một kho tàng nghệ thuật trị giá hai tỷ USD lại đến được căn phòng áp mái ngẫu nhiên ở Pháp?

nguồn: New York Times,

biên dịch: Takya Đỗ,

How Did a $2 Billion Trove of Art End Up in a Random Attic in France?

 

Làm thế nào một kho tàng nghệ thuật trị giá hai tỷ USD lại đến được căn phòng áp mái ngẫu nhiên ở Pháp?

 

 


 

In a new book, Michael Finkel tells the story of Stéphane Breitwieser, “perhaps the most successful and prolific art thief who has ever lived.”

 

Trong cuốn sách mới của mình, Michael Finkel kể câu chuyện về Stéphane Breitwieser, “tên đạo chích tác phẩm nghệ thuật có lẽ thành công và hiệu quả nhất trên đời.”

 

 

 

At first, Stéphane Breitwieser, the subject of Michael Finkel’s “The Art Thief,” appears to be having an enviable amount of fun.

 

Thoạt đầu, Stéphane Breitwieser, nhân vật chính trong cuốn sách “The Art Thief” ("Kẻ đạo chích nghệ thuật") của Michael Finkel, có vẻ có khá nhiều niềm vui đáng ghen tị.

 

 

 

Twenty-five years old and living with his girlfriend, Anne-Catherine Kleinklaus, in a small set of upstairs rooms in his mother’s home in a “hardscrabble” manufacturing suburb in eastern France, Breitwieser is unburdened by such quotidian concerns as a job, making rent or planning for the future.

 

Hai mươi lăm tuổi và chung sống với bạn gái của y  là Anne-Catherine Kleinklaus trong dãy phòng nhỏ ở tầng trên căn nhà của mẹ y tại vùng ngoại ô sản xuất “khốn khó” ở miền đông nước Pháp, Breitwieser không nặng gánh với những mối lo âu thường nhật như công ăn việc làm, kiếm tiền thuê nhà hoặc lên kế hoạch cho tương lai.

 

 

 

He fancies himself a purer sort of soul, so devoted to beauty he must, in Finkel’s words, “gorge on it.”

 

Y  tự cho mình là thứ người có tâm hồn trong sạch hơn, tận tâm với cái đẹp đến mức, theo lời Finkel, y phải “ngấu nghiến nó”.

 

 

 

Over the course of a dizzying 200 pages that are also an effective advertisement for Swiss Army knives (Breitwieser’s only tool), he removes artwork after artwork from museums — a.k.a. “prisons for art” — and becomes “perhaps the most successful and prolific art thief who has ever lived.”

 

Xuyên suốt 200 trang sách khiến ta quay cuồng đầu óc, mà đồng thời cũng là quảng cáo hiệu quả cho con dao díp đa năng của Quân đội Thụy Sĩ (công cụ duy nhất của Breitwieser), y gỡ lấy hết tác phẩm nghệ thuật này đến tác phẩm nghệ thuật khác từ các viện bảo tàng – hay còn gọi là “nhà tù dành cho các tác phẩm nghệ thuật” – và trở thành “tên đạo chích tác phẩm nghệ thuật có lẽ thành công và hiệu quả nhất trên đời.”

 

 

 

He piled all $2 billion worth of artifacts he amassed over eight years into that same attic in his mother Mireille Stengel’s “nondescript” stucco house.

 

Y đã chất đống toàn bộ tác phẩm nghệ thuật trị giá hai tỷ USD mà y cóp nhặt trong hơn tám năm trời vào cùng một căn phòng áp mái đó trong ngôi nhà trát vữa “chẳng có gì nổi bật” của bà Mireille Stengel mẹ y.

 

 

 

All this Breitwieser secreted away in the couple’s lair not to be fenced for money, but for the pair alone to enjoy waking up to in the morning: like George Petel’s 1627 sculpture “Adam and Eve” on the bedside table, next to a 19th-century blown-glass vase and a blue and gold tobacco box “commissioned by Napoleon himself.”

 

Breitwieser cất giấu tất cả những thứ đó trong hang ổ của cặp đôi này không phải để bán lấy tiền, mà để chỉ riêng họ có thể thưởng thức mỗi khi thức dậy buổi sáng: chẳng hạn như tác phẩm “Adam và Eve” do George Petel điêu khắc năm 1627 bày trên chiếc bàn nhỏ cạnh giường ngủ, kế bên là chiếc bình hoa bằng thủy tinh thổi thế kỷ 19 và hộp thuốc lá màu xanh và vàng “được chính Napoléon đặt làm”.

 

 

 

Finkel’s account, based largely on interviews with Breitwieser, is of a romantic hero who disdains practical details as much as security ones, and who is “crushed” when Stengel deigns to buy Ikea furniture.

 

Câu chuyện của Finkel, đa phần dựa trên những cuộc phỏng vấn Breitwieser, là câu chuyện về một người hùng lãng mạn, kẻ coi khinh những khía cạnh thực dụng cũng như những nhóm bảo vệ tư nhân, và là người cảm thấy “bẽ mặt” khi bà Stengel hạ cố mua đồ nội thất của Ikea.

 

 

 

“I am like the opposite of everyone,” he declares, finding “his problem … incurably existential:

 

“Tôi kiểu như đối lập với tất cả mọi người,” y tuyên bố, nhận thấy “vấn đề của y… là về sự tồn tại không gì cứu vãn nổi:

 

 

 

He was born in the wrong century.”

 

Y đã sinh nhầm thế kỷ.”

 

 

 

That Finkel aligns the reader’s sympathies with the point of view of the criminal makes for a heady rush of freudenfreude.

 

Việc Finkel đặt sự đồng cảm của độc giả song song với quan điểm của kẻ tội phạm gây nên cơn phấn khích freudenfreude [cảm giác vui sướng khi người khác thành công].

 

 

 

The romanticized portrait of a complicated male subject is a formula Finkel has found success with before:

 

Bức chân dung được tiểu thuyết hóa về nhân vật nam giới phức tạp là công thức trước đó đã giúp Finkel thu được thành công:

 

 

 

His best-selling previous book, “The Stranger in the Woods,” about the Maine hermit Christopher Thomas Knight, was similarly expanded from an article in GQ.

 

Cuốn “The Stranger in the Woods” (“Người lạ trong khu rừng”) về ẩn sĩ Christopher Thomas Knight xứ Maine là cuốn sách bán chạy nhất trước đây của ông cũng được phát triển tương tự như vậy từ bài báo trên tạp chí GQ.

 

 

 

Yet despite this book’s slim size, Finkel’s efforts to fill its pages eventually strain, padding them with generic musings on why people make art and head-scratching lines like, “Yellow is the hue least harmonious to a banana.”

 

Thế nhưng, cho dù đây là cuốn sách mỏng, Finkel rốt cuộc phải nỗ lực rất căng để viết kín các trang của nó, thêm vào nỗ lực đó là những suy tư chung chung về lý do vì sao con người sáng tạo nghệ thuật và những câu khiến người ta phải đau đầu như "Màu vàng là màu sắc kém hài hòa nhất đối với một quả chuối".

 

 

 

His reliance on tropes gives the book a paint-by-numbers feel: the bad boy; the cautious ingénue girlfriend who longs for a more normal life; the mother who “coddled” her son too much and claims she never once wandered up the stairs to confront what he was actually up to.

 

Sự dựa dẫm của tác giả vào phép tu từ khiến cuốn sách có vẻ công thức: gã trai hư; cô bạn gái ngây thơ thận trọng khao khát cuộc sống bình thường hơn; bà mẹ quá “nâng niu” đứa con trai mình và tuyên bố rằng bà chưa một lần bước lên tầng trên để chất vấn xem cậu con thực sự đang lén lút làm gì.

 

 

 

Finkel includes satisfying evidence of this astounding loot in a color insert that shows a crammed jumble of “ethereal” ivory carvings, shining silver goblets, unctuous oil paintings and more.

 

Finkel gộp bằng chứng thỏa mãn về những đồ vật đánh cắp được đáng kinh ngạc này vào phụ trương đầy màu sắc trưng ra mớ hổ lốn chật ních các tác phẩm “tinh tế”chạm khắc bằng ngà voi, những chiếc cốc bạc sáng ngời, những bức tranh sơn dầu bóng láng và nhiều thứ khác nữa.

 

 

 

By the end, we’re left with signs that what we’ve been offered is only a rough sketch, not the more complicated truth.

 

Đến đoạn cuối, chúng ta được để lại những dấu hiệu cho thấy những gì chúng ta được đọc chỉ là bức phác họa sơ sài chứ chẳng phải sự thật phức tạp hơn kia.

 

 

 

Finkel portrays Breitwieser as a pure aesthete motivated solely by aesthetic passion, but later he’s also arrested for simple shoplifting.

 

Finkel miêu tả Breitwieser như một người đơn thuần là biết thưởng thức cái đẹp bị thúc đẩy chỉ bởi niềm đam mê mỹ học, nhưng sau này y cũng bị bắt vì tội trộm cắp vặt ở cửa hàng.

 

 

 

Finkel writes that “the world’s beauty, to Breitwieser, peaks with Anne-Catherine and their art collection,” but in a shocking turn the author brushes past, Kleinklaus says under oath that Breitwieser hit her after learning she’d hid an abortion.

 

Finkel viết “cái đẹp của thế gian này, đối với riêng Breitwieser, đạt đến đỉnh cao với Anne-Catherine và bộ sưu tập nghệ thuật của cặp đôi này”, nhưng trong diễn biến gây sốc mà tác giả chỉ lướt qua, Kleinklaus khai trước tòa rằng Breitwieser đã đánh cô sau khi biết được cô đã giấu giếm phá thai.

 

 

 

“He scared me,” she tells a courtroom; to a detective, she says, “I was just an object to him.”

 

“Anh ấy làm tôi sợ,” cô nói trên phiên tòa; với một thám tử, cô bảo: "Đối với anh ta, tôi chỉ là một đồ vật".

 

 

 

Finally, did Stengel really never suspect what her son was up to in her home?

 

Rốt cuộc, có thực là Stengel chưa từng nghi ngờ con trai mình đang lén lút làm gì trong nhà của bà không?

 

 

 

Was her frenzied “attic purge” — during which she hurled silver pieces into a canal and burned paintings in a forest — really the “ultimate expression of maternal love” Breitwieser interprets it to be?

 

Liệu cuộc “thanh trừng trên tầng áp mái” điên cuồng của bà – khi bà ta ném những đồ vật bằng bạc xuống một con kênh và đốt những bức tranh trong khu rừng – có thực là “biểu hiện tột bậc của tình mẫu tử” như lời Breitwieser giải thích không?

 

 

 

(She herself tells the police, “I wanted to hurt my son, to punish him.”)

 

(Chính bà nói với cảnh sát rằng “Tôi muốn làm con trai mình tổn thương, để trừng phạt nó”.)

 

 

 

It is by far the most shocking act in the book, but — as with the characters of Stengel and Kleinklaus — Finkel leaves it frustratingly opaque.

 

Đó chắc chắn là hành động gây sốc nhất trong cuốn sách, song – cũng như với tính cách của Stengel và Kleinklaus – Finkel để nó mơ hồ một cách khó chịu.

 

 

 

He renders every complication and contradiction in broad strokes, rushing ahead to a swift and unsatisfying conclusion, as though too taken in by his own romantic telling to disrupt it.

 

Ông thể hiện mọi sự phức tạp và mâu thuẫn bằng những nét vẽ khoáng đạt, vội vã đi đến kết luận nhanh chóng và không đem lại sự thỏa mãn, như thể bị cuốn hút quá vào câu chuyện lãng mạn của chính mình nên khó mà ngắt quãng nó được.

 

 

 

Great art, Breitwieser knows, surprises.

 

Nghệ thuật cao cả, như Breitwieser nhận biết, thường đem đến những bất ngờ.

 

 

 

“The Art Thief” — a popcorn flick of a book that will nonetheless keep readers riveted — does not.

 

Song “The Art Thief” – cuốn sách giải trí thú vị tuy thiếu chiều sâu nhưng vẫn sẽ thu hút được độc giả – thì không.


THE ART THIEF: A True Story of Love, Crime, and a Dangerous Obsession | By Michael Finkel | Illustrated | 222 pp. | Alfred A. Knopf | $28

#makevietnamreadagain, #mvra, #langdujourneyinlife,

Chia sẻ: