Tại Afghanistan chúng ta sai lầm ở chỗ nào?

10 8 / 2023
Đăng bởi: lovebird21c

Tại Afghanistan chúng ta sai lầm ở chỗ nào?

nguồn: New York Times,

biên dịch: Takya Đỗ,

Where Did We Go Wrong in Afghanistan?

 

TẠI AFGHANISTAN CHÚNG TA SAI LẦM Ở CHỖ NÀO?

 

 


 

In “By All Means Available,” the veteran strategist Michael G. Vickers tallies achievements and missteps across the Cold War and the war on terror.

 

Trong cuốn “By All Means Available” (“Bằng mọi phương tiện trong tầm tay”), chiến lược gia kỳ cựu Michael G. Vickers điểm lại những thành tích cũng như sai lầm trong Chiến tranh lạnh và cuộc chiến chống khủng bố.

 

 

 

An implicit question haunts this illuminating and richly detailed memoir by Michael G. Vickers, the senior intelligence official at the center of America’s long war for the greater Middle East.

 

Một câu hỏi hàm ngôn ám ảnh suốt cuốn hồi ký có tính khai sáng và dồi dào chi tiết này của Michael G. Vickers, quan chức tình báo cấp cao tại tâm điểm cuộc chiến dài hơi của Mỹ để giành Đại Trung Đông.

 

 

 

It’s a question that has acquired greater immediacy since it was posed in 1998 by Jimmy Carter’s former national security adviser, Zbigniew Brzezinski:

 

Đó là câu hỏi đã trở nên cấp bách hơn kể từ khi nó được cựu cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Jimmy Carter là Zbigniew Brzezinski đặt ra hồi năm 1998:

 

 

 

“What is more important in the history of the world?” he said.

 

“Trong lịch sử thế giới thì điều gì quan trọng hơn?

 

 

 

“Some stirred-up Islamists or the liberation of Central Europe and the end of the Cold War?”

 

Một số phần tử Hồi giáo bị kích động hay công cuộc giải phóng Trung Âu và sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh?”

 

 

 

That comment appeared in an interview with the French weekly Le Nouvel Observateur.

 

Câu hỏi đó xuất hiện trong cuộc phỏng vấn với tờ tuần báo Le Nouvel Observateur của Pháp.

 

 

 

Asked whether he regretted sending covert U.S. aid to Afghanistan in 1979, all but ensuring the Soviet invasion and the subsequent rise of the Taliban and Al Qaeda, Brzezinski demurred.

 

Khi được hỏi liệu ông có hối hận khi gửi viện trợ ngầm của Mỹ tới Afghanistan năm 1979, hầu như khiến cuộc xâm lược của Liên Xô và sự trỗi dậy sau đó của Taliban và Al Qaeda chắc chắn xảy ra, Brzezinski đã phản bác.

 

 

 

“Drawing the Russians into the Afghan trap,” he replied, had been “an excellent idea.”

 

“Đẩy người Nga vào cái bẫy Afghanistan,” ông trả lời, là “một ý tưởng xuất sắc”.

 

 

 

In 1983, a few years into the Russian invasion, a 30-year-old Vickers left an early career as a Green Beret to join the C.I.A.

 

Năm 1983, vài năm sau cuộc xâm lược của Nga, Vickers lúc bấy giờ 30 tuổi từ giã sự nghiệp đầu đời của một người lính Mũ nồi xanh để gia nhập CIA.

 

 

 

The Cold War of the 1980s was mostly quite cold; covert operations promised action.

 

Chiến tranh Lạnh thời những năm 1980 lạnh gần như cực độ; những chiến dịch ngầm báo hiệu sẽ hoạt động.

 

 

 

At the agency, Vickers rose fast.

 

Tại cơ quan này, Vickers thăng tiến rất nhanh.

 

 

 

Before the end of the decade, the young operative had become an architect of the Russian defeat in Afghanistan.

 

Trước khi thập kỷ kết thúc, viên đặc vụ trẻ tuổi này đã trở thành người kiến tạo thất bại của Nga ở Afghanistan.

 

 

 

This was, he writes, the “decisive battle” in the struggle that brought “an end to the Soviet Empire.”

 

Đây là – theo lời ông – “trận chiến quyết định” trong cuộc chiến đã dẫn đến “sự cáo chung của Đế chế Xô Viết”.

 

 

 

After a stretch of graduate education and a turn at a Washington think tank, Vickers earned a new job, this time at the Pentagon.

 

Sau khoảng thời gian học cao học và chuyển sang nhóm tư vấn ở Washington, Vickers kiếm được công việc mới, lần này là công việc ở Lầu Năm Góc.

 

 

 

For eight years, he oversaw operations in various far-flung theaters of the global war on terror.

 

Ông giám sát các chiến dịch ở nhiều địa điểm xa xôi khác nhau của cuộc chiến chống khủng bố trên toàn cầu trong tám năm trời.

 

 

 

Yet it was Afghanistan, occupied by U.S. forces beginning in 2001, that once more became the focal point of his attention.

 

Thế nhưng chính Afghanistan, nơi lực lượng Mỹ bắt đầu chiếm đóng từ năm 2001, lại một lần nữa trở thành tâm điểm chú ý của ông.

 

 

 

In America’s very long confrontation with stirred-up Islamists, Vickers became the nation’s pre-eminent silent warrior.

 

Trong cuộc đối đầu dài dằng dặc của Mỹ với những phần tử Hồi giáo bị kích động, Vickers trở thành chiến binh thầm lặng ưu tú của quốc gia.

 

 

 

He brought to the science of war the same qualities that Ted Williams brought to the science of hitting a baseball: preternatural aptitude coupled with a relentless determination to master his craft.

 

Ông mang đến cho khoa học chiến tranh những phẩm chất giống như những phẩm chất mà Ted Williams mang đến cho khoa học bóng chày: tài năng siêu quần kết hợp với quyết tâm không nao núng để làm chủ tài nghệ của mình.

 

 

 

The combination can cause myopia.

 

Sự kết hợp đó có thể khiến đầu óc trở nên thiển cận.

 

 

 

In Vickers’s case, it manifested as a lack of appreciation for war’s political dimensions.

 

Trong trường hợp của Vickers, nó biểu lộ trong việc không đánh giá đúng những phương diện chính trị của chiến tranh.

 

 

 

His military strategy reduces to a single imperative: the pursuit of “escalation dominance.”

 

Chiến lược quân sự của ông rút gọn thành một mệnh lệnh duy nhất: theo đuổi đường lối “thống trị leo thang”.

 

 

 

When embarking upon war, “go in on the offense and with what it takes to win.”

 

Khi dấn thân vào cuộc chiến, “hãy bước vào cuộc chiến một cách quyết liệt và bằng tất cả những gì cần phải có để giành chiến thắng.”

 

 

 

Don’t pussyfoot.

 

Đừng quá thận trọng dè dặt.

 

 

 

Don’t worry about costs.

 

Đừng lo lắng về chi phí.

 

 

 

A well-endowed nation like the United States always has another log to throw on the fire.

 

Một quốc gia giàu có như Mỹ luôn có sẵn một khúc gỗ khác để ném vào lò lửa.

 

 

 

Vickers writes that Afghanistan in the ’80s was “my great war of liberation.”

 

Vickers viết rằng Afghanistan hồi thập kỷ 80 là “cuộc chiến tranh giải phóng vĩ đại của tôi”.

 

 

 

Other members of the U.S.-led anti-Soviet coalition — Pakistan, China, Saudi Arabia, Egypt and Britain — entertained their own disparate notions about the war’s purpose.

 

Các thành viên khác của liên minh chống Liên Xô do Mỹ cầm đầu – Pakistan, Trung Quốc, Ả rập Saudi, Ai Cập và Anh Quốc – đã ấp ủ những quan niệm khác nhau của mỗi bên về mục đích của cuộc chiến.

 

 

 

Few of them were seeking to advance the cause of human freedom.

 

Rất ít người trong số họ đang tìm cách thúc đẩy mục đích chính nghĩa vì tự do của con người.

 

 

 

Vickers suggests he was also heeding a more basic impulse:

 

Vickers ngụ ý ông cũng đang chú ý đến một lực đẩy cơ bản hơn:

 

 

 

“I wanted to follow the sound of guns.”

 

“Tôi muốn dõi theo tiếng súng.”

 

 

 

His keys to victory were a plentiful supply of advanced arms — especially U.S.-manufactured Stinger antiaircraft missiles — plus “the indomitable fighting spirit, toughness and resilience of the Afghan people” along with the “wildly unrealistic” Soviet expectations of creating in Kabul a “foreign-dominated, centrally directed, secular, cohesive” state.

 

Nhân tố quyết định dẫn đến chiến thắng của ông là nguồn cung dồi dào các loại vũ khí tân tiến – đặc biệt là tên lửa phòng không Stinger do Mỹ sản xuất – thêm vào đó là “tinh thần chiến đấu bất khuất, sự dẻo dai và ý chí kiên cường của người dân Afghanistan” cùng với những kỳ vọng “phi thực tế một cách ngông cuồng” của Liên Xô về việc tạo lập ở Kabul một nhà nước “do nước ngoài thống trị, chỉ đạo tập trung, thế tục, thống nhất”.

 

 

 

Vickers’s C.I.A. training included disguise work and not-quite-simulated torture survival tests.

 

Khóa huấn luyện CIA của Vickers bao gồm công tác trá hình và những cuộc thử thách khả năng sống sót khi bị tra tấn không mô phỏng hoàn toàn.

 

 

 

But he was not into spycraft.

 

Nhưng ông không hứng thú với những ngón nghề gián điệp.

 

 

 

“Charlie Wilson’s War,” the Aaron Sorkin-scripted 2007 film about covert ops in Afghanistan, presents Vickers as a wiry, hyperconfident wunderkind with a deep knowledge of military weaponry.

 

Bộ phim “Charlie Wilson’s War” (“Cuộc chiến của Charlie Wilson”), được trình chiếu năm 2007 với kịch bản của Aaron Sorkin nói về những chiến dịch ngầm ở Afghanistan, đã trình diện Vickers như một kẻ tuổi trẻ tài cao dẻo dai bền bỉ, cực kỳ tự tin với kiến thức sâu rộng về các loại vũ khí quân sự.

 

 

 

The portrait is largely accurate.

 

Hình tượng đó gần giống như con người thật.

 

 

 

In addition to providing munitions, he orchestrated a comprehensive suite of logistical support for the Afghan resistance fighters known as the mujahedeen.

 

Ngoài việc cung cấp đạn dược vũ khí, ông còn tổ chức một đội ngũ toàn diện hỗ trợ hậu cần cho lực lượng kháng chiến Afghanistan được gọi là mujahedeen.

 

 

 

The insurgents got sophisticated “frequency-hopping” tactical radios, and new training camps offered courses in command.

 

Lực lượng nổi dậy này có những đài phát thanh chiến thuật “nhảy tần số” tinh vi, và các trại huấn luyện mới cung cấp những khóa học chỉ huy.

 

 

 

By the end of 1987, Vickers writes, the mujahedeen “had become equipped with more technologically advanced weapons than any insurgent force had been in history.”

 

Đến cuối năm 1987, theo câu chuyện của Vickers, lực lượng mujahedeen “đã được trang bị nhiều vũ khí công nghệ tân tiến hơn bất kỳ lực lượng nổi dậy nào khác trong lịch sử”.

 

 

 

(They also got 20,000 mules shipped in from China for battlefield transport.)

 

(Họ cũng có 20.000 con la được đưa từ Trung Quốc đến để vận tải trên chiến trường.)

 

 

 

The pain inflicted on Russian forces proved to be more than the sclerotic Soviet regime was willing to endure.

 

Hình phạt giáng xuống các lực lượng Nga đã chứng tỏ là to lớn hơn khả năng sẵn sàng chịu đựng của chế độ Xô Viết cứng nhắc.

 

 

 

In the winter of 1989, the Russian military withdrew.

 

Mùa đông năm 1989, quân đội Nga rút lui.

 

 

 

Three years later, the Kremlin-installed government in Kabul collapsed.

 

Ba năm sau, chính phủ do Điện Kremlin dựng lên ở Kabul sụp đổ.

 

 

 

Washington lost interest in Afghanistan and Vickers retreated into studies of Thucydides and Sun Tzu.

 

Washington hết hứng thú với Afghanistan và Vickers lui về nghiên cứu Thucydides và Tôn Tử.

 

 

 

The Afghans, meanwhile, claimed the fruits of their victory: anarchy and civil war leading to draconian rule by the Taliban.

 

Trong khi đó, người Afghanistan khẳng định thành quả chiến thắng của họ: tình trạng vô chính phủ và nội chiến dẫn đến chế độ cai trị tàn bạo của Taliban.

 

 

 

The events of 9/11 prompted senior members of the George W. Bush administration to rediscover Afghanistan and to embark upon their own wildly unrealistic state-building project there.

 

Sự cố Ngày 11/9 thúc đẩy các thành viên cấp cao trong chính phủ của Tổng thống George W. Bush tái khám phá Afghanistan và bắt tay vào dự án xây dựng nhà nước cực kỳ phi thực tế của riêng họ ở đó.

 

 

 

In 2007, the Pentagon called up Vickers to be its point man in this ill-fated enterprise.

 

Năm 2007, Lầu Năm Góc mời Vickers làm người đứng mũi chịu sào trong công cuộc mạo hiểm đầy rủi ro này.

 

 

 

This time, he trained his strategy of “escalation dominance” against the indigenous resistance, now backed by elements of Al Qaeda.

 

Lần này, ông huấn luyện chiến lược “thống trị leo thang” của mình chống lại lực lượng kháng chiến bản địa, lúc bấy giờ đang được các phần tử Al Qaeda chống lưng.

 

 

 

The book loses its swagger as it moves closer to the present, reading less like an action-packed memoir and more like an official history.

 

Cuốn sách mất vẻ phô trương khi nó tiến gần đến thời hiện tại hơn, đọc nó chẳng giống một cuốn hồi ký đầy những pha hành động là mấy mà lại giống một cuốn lịch sử chính thống hơn.

 

 

 

There is much to account for.

 

Có thể quy cho nhiều lý do.

 

 

 

Afghanistan was only one front in what Vickers characterizes as the “Battle for the Middle East.”

 

Afghanistan chỉ là một mặt trận trong cái mà Vickers miêu tả là “Cuộc chiến giành Trung Đông”.

 

 

 

His fight against Qaeda franchises and offshoots unfolded in Libya, Yemen, Syria and the Indian subcontinent, with Marxist insurgents and drug cartels in Colombia and Mexico thrown in for good measure.

 

Trận chiến của ông chống lại các nhánh và chi nhánh của Al Qaeda diễn ra ở Libya, Yemen, Syria và tiểu lục địa Ấn Độ, với những phiến quân theo chủ nghĩa Mác-xít và các băng đảng ma túy ở Colombia và Mexico thêm vào cho đủ bộ.

 

 

 

Vickers addressed this hydra-headed threat with a buildup of Predator drones, the tool that would become part of Barack Obama’s legacy in the region.

 

Vickers giải quyết mối đe dọa như con rắn nhiều đầu này bằng cách phát triển các máy bay không người lái Predator, công cụ sẽ trở thành một phần di sản của Barack Obama trong khu vực đó.

 

 

 

Critics have charged that this reliance on drones resulted in many needless civilian deaths.

 

Những người chỉ trích cáo buộc việc tín nhiệm những máy bay không người lái này dẫn đến nhiều cái chết vô ích của thường dân.

 

 

 

Drone warfare is not “collateral-free,” Vickers writes.

 

Theo Vickers, chiến tranh bằng máy bay không người lái đâu phải là cuộc chiến “không có tổn thất phụ”.

 

 

 

But Predator strikes, he insists, “are what has kept America safe.”

 

Song ông khăng khăng một mực rằng các cuộc tấn công bằng Predator “là cái đã giữ cho nước Mỹ được an toàn”.

 

 

 

Still, winning meant above all prevailing in Afghanistan, the site of his great victory in the 1980s.

 

Tuy vậy, trên hết thắng cuộc có nghĩa là chiếm ưu thế ở Afghanistan, nơi đã diễn ra chiến thắng vĩ đại của ông trong thập kỷ 1980.

 

 

 

Vickers labors mightily to demonstrate that his strategy there, centered on President Obama’s 30,000 troop “surge,” was a viable one.

 

Vickers nỗ lực hết mình để chứng minh rằng chiến lược của ông ở đó, tập trung vào đợt “tăng quân ồ ạt” với 30.000 binh lính của Tổng thống Obama, là chiến lược khả thi.

 

 

 

Few readers will find the argument convincing.

 

Rất ít độc giả sẽ thấy lập luận này là thuyết phục.

 

 

 

And, when U.S. forces finally departed in 2021, the Afghan state created at a cost of $2.3 trillion over a period of 20 years fell apart in a matter of days, rendering a definitive judgment on the entire enterprise.

 

Và, khi các lực lượng Mỹ rốt cuộc rời khỏi đó năm 2021, nhà nước Afghanistan được dựng lên với chi phí 2,3 ngàn tỷ USD trong quãng thời gian 20 năm đã sụp đổ chỉ trong vài ngày, thể hiện phán quyết cuối cùng về toàn bộ công cuộc đầy mạo hiểm này.

 

 

 

Vickers holds Donald Trump and Joe Biden jointly responsible.

 

Vickers đổ lỗi cho Donald Trump và Joe Biden cùng phải chịu trách nhiệm.

 

 

 

By initiating and then committing to U.S. withdrawal, the two presidents had turned a useful “stalemate” into a “self-inflicted defeat.”

 

Bằng cách khởi xướng và sau đó cam kết rút quân Mỹ, hai vị tổng thống đó biến một “thế bế tắc” hữu ích thành một “thất bại tự mình gây ra”.

 

 

 

This “major and completely unnecessary strategic blunder,” according to Vickers, has “greatly emboldened the global jihadist movement.”

 

Theo lời Vickers, bước “sai lầm chiến lược to lớn và hoàn toàn không cần thiết” này đã “cực lực khuyến khích phong trào thánh chiến toàn cầu”.

 

 

 

In fact, by the time Vickers left government, in 2015, the U.S. effort to achieve escalation dominance in Afghanistan had devolved into an open-ended campaign of attrition.

 

Thực tế là thời điểm Vickers rời chính phủ năm 2015, nỗ lực của Mỹ nhằm đạt được sự thống trị leo thang ở Afghanistan đã biến thành một chiến dịch tiêu hao không giới hạn.

 

 

 

“Though beaten down by the surge,” he admits, the Taliban “never left.”

 

“Mặc dù bị đánh bại bởi đợt tăng quân ồ ạt”, ông thừa nhận, nhưng Taliban “chưa bao giờ bỏ đi”.

 

 

 

The enemy’s persistence obliged Washington “to accept the fact that Afghanistan would be a much longer war.”

 

Sự ngoan cố của kẻ thù buộc Washington “phải chấp nhận thực tế rằng Afghanistan sẽ là cuộc chiến dài hơi hơn nhiều”.

 

 

 

How much longer he does not say.

 

Dài hơn bao lâu nữa thì ông không nói.

 

 

 

America’s wars in Afghanistan consumed Vickers for most of his adult life.

 

Các cuộc chiến của Mỹ ở Afghanistan đã tiêu hao phần lớn cuộc đời của Vickers từ lúc trưởng thành.

 

 

 

In his memoir, he almost seems sad to see them go.

 

Trong hồi ký của mình, ông hầu như có vẻ rất buồn khi thấy chúng chấm dứt.

 

 

 

Today, Vickers concedes, “the underlying conditions that gave rise to global jihadist terrorism remain largely intact.”

 

Vickers thừa nhận ngày nay “những điều kiện cơ bản đã phát động chủ nghĩa khủng bố thánh chiến toàn cầu phần lớn vẫn còn nguyên đó.”

 

 

 

If true, then the methods devised to deal with Brzezinski’s stirred-up Islamists have been inherently defective, with further efforts to achieve escalation dominance — even with whole fleets of missile-laden Predators — unlikely to yield anything like definitive success.

 

Nếu đúng thế, các phương pháp được phát minh ra để đối phó với những phần tử Hồi giáo bị kích động của Brzezinski vốn đã khiếm khuyết, cùng với những nỗ lực hơn nữa để đạt được sự thống trị leo thang – thậm chí là với toàn bộ phi đội Predator chất đầy tên lửa – cũng khó có khả năng mang lại bất kỳ thứ gì giống như một thắng lợi quyết định.

 

 

 

The final minutes of “Charlie Wilson’s War” suggest that terrorism took root in Afghanistan and blossomed on 9/11 because the United States did not invest in nation building after the Soviets left.

 

Những phút cuối trong phim “Charlie Wilson’s War” hàm ý chủ nghĩa khủng bố đã bén rễ ở Afghanistan và bung nở vào Ngày 11/9 bởi vì Mỹ đã không đầu tư vào việc xây dựng đất nước sau khi Liên Xô rút đi.

 

 

 

In his memoir, Vickers instead focuses his regrets on military strategy: if only they had gotten the mujahedeen bigger guns earlier; if only they had kept a closer eye on foreign insurgents, like Osama bin Laden, who were spurred by the fighting.

 

Trong cuốn hồi ký của mình, thay vào đó, Vickers tập trung sự tiếc nuối của mình vào chiến lược quân sự: giá như họ có được những kẻ quyền lực cao hơn của lực lượng mujahedeen sớm hơn; giá như họ theo dõi các phần tử phiến quân nước ngoài chặt chẽ hơn, những kẻ được khích lệ bởi cuộc chiến như Osama bin Laden chẳng hạn.

 

 

 

He does, however, gesture at something more than perpetual war.

 

Tuy vậy, ông ra dấu một điều gì đó hơn là chiến tranh vĩnh viễn.

 

 

 

“Operationally dismantling” terrorist networks “is necessary but not sufficient,” he writes.

 

Ông viết: “Tích cực tiến hành hoạt động phá hủy” các mạng lưới khủng bố “là việc cần thiết song chưa đủ.

 

 

 

“You also have to defeat their ideology and prevent their reconstitution.”

 

Ta còn phải đánh bại ý thức hệ của chúng và ngăn chặn chúng tái tổ chức.”

 

 

 

Defeat their ideology?

 

Đánh bại ý thức hệ của chúng ư?

 

 

 

On that issue, no one in the U.S. national security apparatus has a clue about where even to begin.

 

Về việc đó, chẳng một ai trong bộ máy an ninh quốc gia Mỹ có chút manh mối nào là sẽ bắt đầu từ đâu.


BY ALL MEANS AVAILABLE: Memoirs of a Life in Intelligence, Special Operations, and Strategy | By Michael G. Vickers | Illustrated | 599 pp. | Alfred A. Knopf | $35

#makevietnamreadagain, #mvra, #langdujourneyinlife,

Chia sẻ: