Bạn đang mặc gì?

20 8 / 2023
Đăng bởi: lovebird21c

Bạn đang mặc gì?

nguồn: New York Times,

biên dịch: Quỳnh Anh,

What Are You Wearing?

 

Bạn đang mặc gì?

 

 


 

History, Complexity and a Lot of Art.

 

Lịch sử, Sự phức tạp và Rất nhiều tính nghệ thuật.

 

 

 

Victoria Finlay’s “Fabric” examines the tangled stories of the textiles we wear and what they say about their times.

 

Cuốn sách Fabric” của Victoria Finlay tìm hiểu những câu chuyện đan xen về hàng dệt may chúng ta mặc và những điều vải vóc nói lên về các thời đại.

 

 

 

“What are you wearing?”

 

"Bạn đang mặc gì?"

 

 

 

It’s a question that typically invokes designers, brands and trends.

 

Đây là câu hỏi thường đặt ra cho các nhà thiết kế, nhãn hàng và xu hướng.

 

 

 

Little consideration is given to the materiality of what we wear.

 

Người ta thường ít để tâm đến tính chất của những gì chúng ta mặc.

 

 

 

The textiles in our lives tend to operate with inappreciable fanfare — often serving as artistic intermediary.

 

Hàng dệt may trong cuộc sống thường chiều theo tính phô trương không đáng kể thường đóng vai trò là phương tiện trung gian thể hiện tính thẩm mỹ.

 

 

 

In her latest book, Victoria Finlay gives them their due.

 

Trong cuốn sách mới nhất của mình, tác giả Victoria Finlay trả lại công bằng cho vải vóc.

 

 

 

“Fabric: The Hidden History of the Material World” teases out the stories behind the materials — exalting them as builders of civilizations, instruments of advancement and keepers of sacred tradition.

 

Cuốn "Fabric: The Hidden History of the Material World” (Vải vóc: Lịch sử ẩn giấu của thế giới vật chất) đưa ra những câu chuyện đằng sau các chất liệu vải — tôn vinh vải vóc đã góp phần gây dựng nên các nền văn minh, công cụ của tiến bộ và gìn giữ truyền thống thiêng liêng.

 

 

 

Just as she did in “Color: A Natural History of the Palette,” Finlay provides an exhaustive exploration that spans the breadth of the globe over the course of centuries.

 

Giống như tác giả thể hiện trong cuốn “Color: A Natural History of the Palette” (Sắc màu: Lịch sử tự nhiên của bảng màu) Finlay đưa ra khám phá toàn diện trải rộng trên toàn cầu trong suốt nhiều thế kỷ.

 

 

 

It’s a tall order, to be sure — but she delivers, and does so with deft cultural consciousness.

 

Chắc chắn đó là yêu cầu rất cao nhưng tác giả đã làm được, thực hiện với ý thức văn hóa khéo léo.

 

 

 

Additionally, she writes of these materials with such wonderment — such reverence — that one cannot help believing in the “hidden magic” she insists is spun into each fiber.

 

Ngoài ra, tác giả viết về các chất liệu vải ấy với niềm kinh ngạc sự tôn kính đến mức người ta không thể không tin vào “phép thuật ẩn giấu” mà tác giả khẳng định được dệt vào trong từng sợi vải.

 

 

 

Finlay’s writing is at once technical, historical and deeply personal.

 

Giọng văn của Finlay cùng lúc mang tính kỹ thuật, lịch sử và dấu ấn cá nhân sâu sắc.

 

 

 

Like a skilled weaver, she takes many disparate threads and constructs a compelling narrative as informative as it is emotionally engaging.

 

Giống như người thợ dệt lành nghề, tác giả lấy nhiều sợi chỉ khác nhau để dệt nên câu chuyện hấp dẫn vừa giàu thông tin vừa cuốn hút cảm xúc người đọc.

 

 

 

Part historical survey, part memoir and part travelogue, “Fabric” follows Finlay as she discovers the secrets behind each material’s history — all written as she mourned the deaths of her parents.

 

Vừa là khảo sát lịch sử, vùa có phần hồi ký và vừa có phần du ký, “Fabric” theo chân Finlay khám phá những bí mật đằng sau lịch sử của từng chất liệu — tất cả được viết khi tác giả đang tiếc thương cha mẹ qua đời.

 

 

 

Finlay begins her explorations in Papua, New Guinea, where she unlocks the mysteries of Maisin barkcloth, and ends in Gee’s Bend, Ala., where she learns about the community’s rich tradition of patchwork quilts.

 

Finlay bắt đầu hành trình khám phá từ Papua, New Guinea, nơi tác giả mở ra những bí ẩn về vải vỏ cây Maisin, và kết thúc ở Gee's Bend, Alabama, nơi tác giả tìm hiểu truyền thống may chăn bông phong phú của cộng đồng địa phương.

 

 

 

Each of the book’s 11 chapters focuses on a different fabric: wool, linen, silk.

 

Mỗi chương trong số 11 chương sách tập trung vào một loại vải khác nhau: len, lanh, lụa.

 

 

 

The complex history of cotton is particularly notable, spanning continents and carrying entangled legacies of colonialism, industrial progress, slavery and modern capitalism.

 

Lịch sử phức tạp của bông đặc biệt đáng chú ý, trải dài khắp các châu lục và mang theo những di sản đan xen trong đó của chủ nghĩa thực dân, tiến bộ công nghiệp, chế độ nô lệ và chủ nghĩa tư bản hiện đại.

 

 

 

But rather than providing a didactic history lesson, the author re-examines her own understanding of well-worn historical narratives.

 

Nhưng thay vì đưa ra bài học lịch sử mang tính mô phạm, tác giả tự kiểm lại hiểu biết của chính mình về những câu chuyện lịch sử quen thuộc.

 

 

 

Here, and throughout the book, Finlay takes the reader on a journey of personal discovery — acting as a curious yet knowledgeable guide rather than a detached instructor.

 

Ở đây, và xuyên suốt cuốn sách, Finlay đưa người đọc vào hành trình khám phá bản thân — đóng vai trò người dẫn đường tò mò hiểu biết thay vì chỉ là một người hướng dẫn tách biệt.

 

 

 

When discussing synthetic — or, as she calls them, “imagined” — fabrics, Finlay examines some in her own closet and finds that “these relatively new, often problematic and sometimes difficult to love fabrics can also, at their best, be beautiful.”

 

Khi bàn về vải tổng hợp hay, tác giả gọi là vải “tưởng tượng” , Finlay xem xét một số loại vải trong tủ quần áo của mình và nhận thấy “những loại vải tương đối mới, thường có vấn đề và đôi khi khó yêu thích này cũng có thể rất đẹp khi ở tình trạng tốt. ”

 

 

 

Finlay opens with a brief vocabulary lesson meant to orient the reader; however, some of the technicalities that follow could perplex those unfamiliar with looms and weave structures.

 

Finlay mở đầu bằng bài học từ vựng ngắn gọn giúp định hướng người đọc; tuy nhiên, một số vấn đề kỹ thuật tiếp sau có thể khiến độc giả không quen với khung dệt và cấu trúc dệt gặp bối rối.

 

 

 

Perhaps this book is best suited to — and, indeed, written for — those who already have a baseline understanding of and appreciation for the textile arts.

 

Có lẽ cuốn sách này phù hợp nhất với — và thực sự là được viết cho — những người đã có hiểu biết cơ bản và thưởng thức nghệ thuật dệt may.

 

 

 

“Fabric” is sure to intrigue the fashion history enthusiast, chronicling as it does the trends that mirrored developments in textile trade and technology: the Indian pashmina shawls that dominated 19th-century European fashion, the sumptuous silk dragon robes of China’s Qing dynasty and the nylon stockings that thrilled 1940s America.

 

Fabric” chắc chắn sẽ gây tò mò cho người đam mê lịch sử thời trang, ghi lại những xu hướng phản ánh sự phát triển của thương mại và công nghệ dệt may: khăn choàng pashmina của Ấn Độ thống trị thời trang châu Âu thế kỷ 19, áo choàng lụa rồng xa hoa của triều đại nhà Thanh và Trung Quốc, và chiếc tất nylon làm rung động nước Mỹ những năm 1940.

 

 

 

These moments — where fabric is given life through worn experience — are the most fascinating portions of the book, and ultimately the most accessible.

 

Những khoảnh khắc này — nơi vải vóc được thổi sức sống nhờ được mặc lên — là những phần hấp dẫn nhất của cuốn sách và rốt cuộc cũng là phần dễ gần nhất.

 

 

 

“Fabric” comes at a moment when alarming statistics regarding textile waste have triggered calls for sustainability within the fashion industry — leading to renewed interest in the origins of our clothing.

 

Cuốn Fabric” xuất hiện vào thời điểm các số liệu thống kê đáng báo động về chất thải dệt may làm dấy lên những lời kêu gọi về tính bền vững trong ngành thời trang — dẫn đến mối quan tâm mới về nguồn gốc quần áo của chúng ta.

 

 

 

A call to action for more ethical practices runs throughout the book, and is made explicit in “A Note for the Future,” which follows the epilogue.

 

Lời kêu gọi hành động để sản xuất có đạo đức hơn xuyên suốt cuốn sách, và được thể hiện rõ ràng trong “Ghi chú cho tương lai”, theo sau phần kết.

 

 

 

Finlay writes: “Imagine: a world where we buy our fabric and clothes, as we increasingly buy our food, knowing where they have come from.

 

Tác giả Finlay viết:  “Hãy tưởng tượng: một thế giới nơi chúng ta mua vải vóc và quần áo, như khi chúng ta mua thực phẩm, ngày càng quan tâm đến nguồn gốc.

 

 

 

Knowing who has made them and where.

 

Biết ai sản xuất ra và ở đâu.

 

 

 

And knowing how much they have cost the earth.”

 

Và biết ảnh hưởng lên trái đất chừng nào.”


FABRIC
The Hidden History of the Material World
By Victoria Finlay
Illustrated. 528 pp. Pegasus. $32.

#makevietnamreadagain, #mvra, #langdujourneyinlife,

Chia sẻ: