Thời trung cổ có ngựa. Thời chúng ta có chip máy tính.

20 8 / 2023
Đăng bởi: lovebird21c

Thời trung cổ có ngựa. Thời chúng ta có chip máy tính.

nguồn: New York Times,

biên dịch: Quỳnh Anh,

The Middle Ages Had Horses. We Have Computer Chips.

 

Thời trung cổ có ngựa. Thời chúng ta có chip máy tính.

 

 


 

Three new books about the history of warfare have much to tell us.

 

Ba cuốn sách mới về lịch sử chiến tranh có nhiều điều để kể cho độc giả.

 

 

 

Military historians have long taught that how a society fights is linked to how it produces.

 

Các nhà sử học quân sự lâu nay vẫn dạy rằng cách thức một xã hội chiến đấu có liên quan đến cách thức xã hội đó sản xuất.

 

 

 

In most agrarian cultures, the horse was the basic unit of power.

 

Trong hầu hết nền văn hóa nông nghiệp, ngựa là đơn vị đo lực cơ bản.

 

 

 

Indeed, the Mongols, the military superpower of the Middle Ages, as it is put by Stephen Morillo, the author of WAR AND CONFLICT IN THE MIDDLE AGES (Polity, 257 pp., paperback, $26.95), may have controlled more than half the horses on the planet.

 

Thật vậy, theo Stephen Morillo, tác giả cuốn WAR AND CONFLICT IN THE MIDDLE AGES (Chiến tranh và xung đột trong thời Trung cổ) (Polity, 257 trang, bìa mềm, $26,95), siêu cường quân sự thời Trung Cổ là người Mông Cổ có thể đã kiểm soát hơn một nửa số ngựa trên thế giới.

 

 

 

Then, during the industrial age, machinery became key to combat — tanks, airplanes, steel warships and locomotives.

 

Sau đó, trong thời đại công nghiệp, máy móc trở thành phương tiện chính trong chiến đấuxe tăng, máy bay, tàu chiến thép và đầu máy xe lửa.

 

 

 

In our emerging information age, the computer chip promises to be the foundation of military power, as contemporary militaries strive to collect oceans of data, process it and act on it before the adversary does.

 

Trong thời đại thông tin đang nổi lên của chúng ta, chip máy tính có triển vọng trở thành nền tảng của sức mạnh quân sự, bởi quân đội đương đại đang cố gắng thu thập cả đại dương dữ liệu, xử lý và hành động dựa trên dữ liệu thu được trước kẻ thù.

 

 

 

Morillo, a historian at Wabash College, examines warfare in the epoch before the industrial era and emerges with a surprising message:

 

Tác giả Morillo, nhà sử học thuộc Đại học Wabash, nghiên cứu chiến tranh trong thời kỳ trước thời đại công nghiệp và đưa ra thông điệp đáng kinh ngạc:

 

 

 

The medieval era was shaped and reshaped by climate change.

 

Thời trung cổ được định hình và tái định hình bởi biến đổi khí hậu.

 

 

 

As he describes it, a “Late Antique Little Ice Age” that cooled the Earth from around 540 to 660 shattered classical systems and gave rise to smaller, more localized forms of government.

 

Theo ông miêu tả, một “Kỷ tiểu băng hà Hậu cổ đại” làm mát Trái đất từ khoảng năm 540 đến 660 đã phá vỡ các hệ thống cổ điển và tạo ra những hình thức chính phủ nhỏ hơn, cục bộ hơn.

 

 

 

Medieval societies tended to militarize as they struggled to respond and adapt, he notes.

 

Ông nhận thấy các xã hội thời trung cổ có xu hướng quân sự hóa khi họ đấu tranh nhằm đáp ứng và thích nghi.

 

 

 

Then, after a period of warming, beginning in about 800, a longer cooling set in around 1315, provoking famine and pandemics, and lasting for several centuries.

 

Sau đó, sau thời kỳ ấm lên, bắt đầu từ khoảng năm 800, một đợt hạ nhiệt kéo dài hơn bắt đầu từ khoảng năm 1315, gây ra nạn đói và đại dịch, và rồi kéo dài trong nhiều thế kỷ.

 

 

 

Labor was scarce, a crucial fact in a society built on the muscle power of animals and humans.

 

Lao động khan hiếm là vấn đề cốt yếu trong xã hội được xây dựng dựa trên sức mạnh cơ bắp của động vật và con người.

 

 

 

As Morillo describes it, forts represent “a significant accumulation of labor energy.”

 

Theo tác giả Morillo miêu tả, pháo đài tượng trưng cho “sự tích lũy đáng kể năng lượng lao động.”

 

 

 

Yet they were built because militaries lacked weapons with sufficient power to fire horizontally into fortified walls and knock them down.

 

Tuy vậy pháo đài được xây dựng vì quân đội thiếu vũ khí đủ mạnh có thể bắn ngang vào và đánh sập thành lũy kiên cố.

 

 

 

This in turn made sieges, rather than battles, the dominant form of warfare.

 

Do vậy các cuộc bao vây, chứ không phải dàn trận chiến đấu, trở thành hình thức chiến tranh chủ yếu.

 

 

 

So what comes next for us, as we move into the postindustrial era?

 

Vì vậy, điều tiếp theo sẽ đến khi chúng ta bước vào thời kỳ hậu công nghiệp?

 

 

 

In FOUR BATTLEGROUNDS: Power in the Age of Artificial Intelligence (Norton, $32.50), Paul Scharre, a former soldier who is now the director of studies at the Center for a New American Security (a Washington think tank with which I was affiliated before his time there), foresees a world in which machines will be able to think not only faster, longer and more precisely in combat than humans, but also quite differently.

 

Trong cuốn FOUR BATTLEGROUNDS: Power in the Age of Artificial Intelligence (Bốn chiến trường: Sức mạnh trong thời đại Trí tuệ nhân tạo)  (Norton, $32,50), tác giả Paul Scharre, cựu quân nhân hiện là giám đốc nghiên cứu tại Trung tâm An ninh mới của Mỹ (nhóm chuyên gia cố vấn tại Washington tôi từng có liên kết trước khi tác giả tới đó), dự đoán một thế giới trong đó máy móc sẽ có thể tư duy không chỉ nhanh hơn, lâu hơn và chính xác hơn trong chiến đấu so với con người, mà còn hoàn toàn khác biệt.

 

 

 

For example, game-playing machines spook their human opponents because they make odd, unexpected and even “alien” moves, as if “from a different dimension.”

 

Chẳng hạn, máy chơi trò chơi khiến đối thủ là con người sợ hãi vì máy thực hiện hành động kỳ quặc, bất ngờ và thậm chí như ngoài hành tinh”, như thể “đến từ chiều không gian khác”.

 

 

 

When pilots operated in exercises against machine-controlled aircraft, they were surprised to find the planes flying directly at them, head-on — a maneuver human pilots don’t perform in training, for obvious reasons.

 

Khi phi công thực hiện bài tập chống lại máy bay điều khiển bằng máy, họ rất ngạc nhiên khi thấy những chiếc máy bay đó lao thẳng vào họ trực diệnthao tác mà phi công con người không thực hiện trong huấn luyện, vì lý do rất rõ ràng.

 

 

 

Scharre focuses on China, where the government is constructing what he terms “a new techno-dystopian state.”

 

Scharre tập trung vào Trung Quốc, nơi chính phủ đang xây dựng cái ông gọi là “nhà nước phản địa đàng-công nghệ kiểu mới”.

 

 

 

The test bed for this new system of omni-surveillance is the Xinjiang region.

 

Nơi thử nghiệm hệ thống giám sát toàn diện mới này khu vực Tân Cương.

 

 

 

Government cameras and other devices register information on faces, fingerprints, eyes, voices, blood, DNA and license plates.

 

Máy quay của chính phủ và nhiều thiết bị khác ghi nhận thông tin về khuôn mặt, dấu vân tay, mắt, giọng nói, máu, DNA và biển số xe.

 

 

 

Electronic police “sniffers” track Wi-Fi and cellphone usage.

 

Cảnh sát điện tử “đánh hơi” theo dõi việc sử dụng Wi-Fi và điện thoại di động.

 

 

 

The border police have been known to install spyware on phones that automatically detects banned material, such as Muslim religious literature or photographs of the Dalai Lama.

 

Cảnh sát biên giới được biết có thực hiện cài đặt phần mềm gián điệp trên điện thoại để tự động phát hiện tài liệu bị cấm, chẳng hạn như tài liệu tôn giáo Hồi giáo hoặc hình ảnh của Đức Đạt Lai Lạt Ma.

 

 

 

Artificial intelligence and huge amounts of computing power are required to help make sense of the ensuing flood of data.

 

Trí tuệ nhân tạo và năng lực điện toán khổng lồ là điều kiện cần thiết nhằm hiểu được cơn lũ dữ liệu đang dâng đến.

 

 

 

With time, computing power will become even more important, Scharre predicts, playing the central role in the 21st century that oil did in the 20th.

 

Tác giả Scharre dự đoán theo thời gian năng lực tính toán sẽ càng trở nên quan trọng hơn, đóng vai trò trung tâm trong thế kỷ 21 giống như dầu mỏ trong thế kỷ 20.

 

 

 

Thus, he says, new global powers will emerge — among them, he predicts, the Netherlands and Taiwan.

 

Do đó, ông nói, các cường quốc toàn cầu mới sẽ xuất hiệntrong số đó, ông dự đoán sẽ có Hà Lan và Đài Loan.

 

 

 

The latter currently provides 90 percent of the high-end chips in the world; China, in comparison, is a “relative backwater.”

 

Đài Loan hiện cung cấp 90% chip cao cấp trên thế giới; so với họ Trung Quốc phần nào là một “vũng nước đọng”.

 

 

 

The Chinese government is investing heavily in an effort to catch up.

 

Chính phủ Trung Quốc đang đầu tư mạnh vào nỗ lực bắt kịp công nghệ.

 

 

 

Indeed, Scharre notes that over a quarter of the people studying artificial intelligence in the United States are Chinese citizens.

 

Thật vậy, tác giả Scharre nhận thấy hơn 1/4 số người nghiên cứu trí tuệ nhân tạo ở Mỹ là công dân Trung Quốc.

 

 

 

Yet this gives the United States an unexpected advantage:

 

Tuy thế, điều này mang lại cho Mỹ lợi thế bất ngờ:

 

 

 

These researchers “overwhelmingly” choose to remain here after graduation, he reports.

 

Ông cho biết “phần lớn” những nhà nghiên cứu này chọn ở lại sau khi tốt nghiệp.

 

 

 

Scharre’s book brought to mind a phrase my editors used when I was a reporter decades ago at The Wall Street Journal:

 

Cuốn sách của Scharre khiến tôi nhớ đến cụm từ mà biên tập viên của tôi từng sử dụng khi tôi còn là phóng viên của The Wall Street Journal cách đây nhiều thập kỷ:

 

 

 

Certain articles, they said, were “dull but important.”

 

Họ nói rằng một số bài báo “tẻ nhạt nhưng quan trọng.”

 

 

 

Reading this book was not easy, but I think should be required for anyone interested in the future of the global economy or geopolitics.

 

Đọc cuốn sách này không dễ, nhưng tôi nghĩ đây là cuốn sách nên đọc đối với bất kỳ ai quan tâm đến tương lai nền kinh tế toàn cầu hoặc địa chính trị.

 

 

 

In MERCY: Humanity in War (Oxford University, 305 pp., $29.95), Cathal J. Nolan asks an altogether different and even counterintuitive question:

 

Trong cuốn MERCY: Humanity in War (Nhân từ: Nhân tính trong chiến tranh) (Đại học Oxford, 305 tr., $29,95), tác giả Cathal J. Nolan đặt ra câu hỏi hoàn toàn khác và thậm chí trái ngược với tư duy thông thường:

 

 

 

Why do some people act with mercy in the cruelest of situations, such as the heat of high-intensity combat?

 

sao một số người hành động nhân từ trong hoàn cảnh khắc nghiệt nhất, chẳng hạn như trong áp lực của chiến trận cường độ cao?

 

 

 

Such moments of decency can be hard to track down, notes Nolan, an innovative historian at Boston University.

 

Tác giả Nolan, nhà sử học sáng tạo thuộc Đại học Boston, chỉ ra những khoảnh khắc lịch s như vậy có thể khó tìm thấy.

 

 

 

But they do occur, and perhaps more often than we are told.

 

Nhưng sự việc như vậy vẫn xảy ra, và có lẽ thường xuyên hơn chúng ta tưởng.

 

 

 

In 1994, for example, a private group of U.S. Army veterans erected a small monument in Germany’s Huertgen Forest to a Wehrmacht lieutenant who had crawled into a minefield in November 1944 to try to give medical aid to a badly wounded American soldier who had been left behind.

 

Ví dụ, năm 1994, nhóm tư nhân gồm vài cựu chiến binh Mỹ đã dựng tượng đài nhỏ trong Rừng Huertgen của Đức cho trung úy Wehrmacht, người đã bò vào bãi mìn hồi tháng 11 năm 1944 để cố gắng cấp cứu y tế cho một người lính Mỹ bị thương nặng bị bỏ lại phía sau.

 

 

 

The German officer, Friedrich Lengfeld, was himself mortally wounded by a mine and died later the same day.

 

Viên sĩ quan Đức, Friedrich Lengfeld, bị trọng thương do mìn và chết sau đó cùng ngày.

 

 

 

Yet Nolan’s entire effort feels labored, as he sifts through mountains of wartime cruelty to reveal a few grains of humanity.

 

Tuy vậy nỗ lực của tác giả Nolan rất nặng nhọc, bởi tác giả phải sàng lọc qua hàng núi những tàn ác của thời chiến để thấy được một chút nhân tính của con người.

 

 

 

For all the changes that may occur, it is unlikely that war will become kinder.

 

Dù có thay đổi nào sẽ đến, chiến tranh khó mà trở nên thiện lành hơn.

 

 

 

If Scharre’s predictions are right, it is likely that future wars will be even harder than past ones — albeit arguably more “rational.”

 

Nếu dự đoán của tác giả Scharre là đúng, có khả năng các cuộc chiến trong tương lai sẽ còn khắc nghiệt hơn chiến tranh trong quá khứ mặc dù có thể nói là “hợp lý” hơn.


WAR AND CONFLICT IN THE MIDDLE AGES (Polity, 257 pp., paperback, $26.95)

FOUR BATTLEGROUNDS: Power in the Age of Artificial Intelligence (Norton, $32.50)

MERCY: Humanity in War (Oxford University, 305 pp., $29.95)

#makevietnamreadagain, #mvra, #langdujourneyinlife,

Chia sẻ: