Seven Immigrant Women Who Changed the Way Americans Eat
|
|
Bảy phụ nữ nhập cư đã thay
đổi cách ăn uống của người Mỹ
|
|
|
|
When Mayukh Sen started working on his book “Taste Makers,” in 2017,
he could not have foreseen the climate in which it would be released.
|
|
Khi Mayukh Sen bắt đầu thực
hiện cuốn sách “Taste Makers” (“Những người tạo ra khẩu vị”) của mình năm
2017, chắc hẳn anh không thể thấy trước được môi trường nơi cuốn sách sẽ được
phát hành.
|
|
|
|
The race and class injustices that beset his seven subjects — all
immigrant women who were cooks and, with one exception, cookbook authors,
active between the postwar era and the present day — remain agonizingly
apparent within the food industry.
|
|
Những bất công chủng tộc
và giai cấp vây quanh bảy nhân vật của anh – tất cả đều là những phụ nữ nhập
cư làm đầu bếp và ngoại trừ một điều, là các tác giả viết sách dạy nấu ăn, hoạt
động từ thời hậu chiến đến nay – vẫn hiển hiện một cách bi thảm trong ngành
công nghiệp thực phẩm.
|
|
|
|
The roadblocks that prevented the women’s ascension then are still
largely in place today.
|
|
Những rào cản ngăn chặn sự
thăng tiến của phụ nữ từ ấy hầu hết vẫn còn tồn tại đến tận ngày nay.
|
|
|
|
During the lockdown summer of 2020, many of these inequities spilled
into public view; accusations were leveled, jobs were lost and sweeping
change was promised.
|
|
Suốt mùa hè bị phong tỏa
năm 2020, nhiều bất bình đẳng kiểu ấy đã tràn ngập trước mắt công chúng; những
cáo buộc đã được nhắm đến, những việc làm bị mất và những thay đổi hoàn toàn
đã được hứa hẹn.
|
|
|
|
While we have yet to see the full consequences of the awkward
social-media-fueled reckoning, Sen’s book is unquestionably timely, an
opportunity to reflect on America’s complicated history with immigrants and
their food, and to ask the question:
|
|
Trong khi chúng ta vẫn chưa
thấy hết hậu quả của việc tính toán rắc rối do truyền thông xã hội khích động
nên, thì cuốn sách của Sen ra mắt rõ ràng là đúng lúc, là cơ hội phản ánh lịch
sử phức rối của nước Mỹ với những người nhập cư và đồ ăn của họ, và đặt ra
câu hỏi:
|
|
|
|
How did we fail to acknowledge the impact of these accomplished
foreign-born cooks, even as we devoured the meals that they introduced to our
tables?
|
|
Làm sao mà chúng ta lại
không thừa nhận ảnh hưởng của những đầu bếp tài năng hoàn hảo sinh ra ở ngoại
quốc đó, trong khi chúng ta ngấu nghiến những thức ăn mà họ đưa vào bàn ăn của
chúng ta?
|
|
|
|
When we speak of the feats of immigrants, we tend to think of
displacement, resilience, resistance, persistence, ingenuity and
adaptability; Sen embeds these themes within intimate, individual stories as
a way to unravel how his subjects’ achievements — and struggles — have
contributed to what and how we eat in America today.
|
|
Khi chúng ta nói về những
kỳ tích của người nhập cư, chúng ta có xu hướng nghĩ đến khả năng dịch chuyển,
độ dẻo dai, sức chịu đựng, sự kiên trì, khéo léo và khả năng thích nghi; Sen
đã lồng những chủ đề này vào những câu chuyện riêng tư, thân mật như một cách
làm sáng tỏ những thành tựu – và những cuộc đấu tranh – của các nhân vật của
anh đã đóng góp thế nào vào những gì chúng ta ăn và cách ăn uống của chúng ta
ở Mỹ ngày nay.
|
|
|
|
The women we meet in his book — Chao Yang Buwei, Elena Zelayeta,
Madeleine Kamman, Marcella Hazan, Julie Sahni, Najmieh Batmanglij and Norma
Shirley, each from a different country — are by no means household names.
|
|
Những người phụ nữ chúng
ta gặp trong cuốn sách của anh – Chao Yang Buwei, Elena Zelayeta, Madeleine
Kamman, Marcella Hazan, Julie Sahni, Najmieh Batmanglij và Norma Shirley, mỗi
người đến từ một quê xứ khác nhau – tuyệt đối không phải là những người nổi
danh.
|
|
|
|
And there’s the rub.
|
|
Và đó mới là vấn đề.
|
|
|
|
|
|
|
These are women who carved out careers in food at a time when it was
not easy to do so.
|
|
Họ là những người phụ nữ
đã lập nghiệp bằng ẩm thực vào thời điểm không dễ gì làm việc ấy.
|
|
|
|
They left their mark not only on the cuisines of their culture of
origin, but their work helped, as Sen puts it, “popularize flavors that
challenged the nation’s dominant palate,” paving the way for generations of
chefs and food writers to come.
|
|
Họ để lại dấu ấn của mình
không chỉ trên nghệ thuật nấu ăn của nền văn hóa bản xứ họ, mà công việc của
họ đã giúp, như Sen diễn đạt, “đại chúng hóa những hương vị đã thách thức cái
khẩu vị chi phối của quốc gia,” mở đường cho các thế hệ đầu bếp và nhà văn ẩm
thực.
|
|
|
|
Sen’s first subject is the formidable Chao , a doctor in her native
China, who wrote America’s “first systematically thorough cookbook on Chinese
cooking”: “How to Cook and Eat in Chinese” (1945).
|
|
Nhân vật đầu tiên của Sen
là bà Chao đáng nể, là một bác sĩ ở nguyên quán Trung Hoa của mình, bà đã viết
“cuốn sách nấu ăn đầu tiên tỉ mỉ một cách hệ thống về cách nấu nướng ở Trung
Quốc” của Mỹ: “How to Cook and Eat in Chinese” (“Cách Nấu nướng và ăn uống ở Trung
Hoa”) (1945).
|
|
|
|
At a time when Chinese cuisine was often seen as “too unclean for
white Americans to consume” — an attitude that still exists in some segments
of the population — Chao sought to recalibrate public perceptions, explaining
the process of stir-frying, for example, and giving America a whole new
language for Chinese cooking.
|
|
Vào thời điểm mà nghệ thuật
nấu nướng Trung Hoa thường bị coi là “quá bẩn để người Mỹ da trắng ăn uống” –
thái độ này hiện vẫn tồn tại trong một số bộ phận dân chúng – Chao đã tìm
cách hiệu chuẩn lại nhận thức của công chúng, như giải thích quá trình xào chẳng
hạn, và mang đến cho nước Mỹ một thứ ngôn ngữ hoàn toàn mới về cách nấu ăn của
Trung Hoa.
|
|
|
|
(The first recipe didn’t appear for more than 50 pages.)
|
|
(Công thức đầu tiên đã
không xuất hiện trong hơn 50 trang.)
|
|
|
|
Chao’s talents were stymied by her lack of English skills.
|
|
Tài năng của Chao đã bị cản
trở do bà thiếu kỹ năng tiếng Anh.
|
|
|
|
Her eldest daughter, Rulan, helped her translate her work into
English, but her overzealous husband, Chao Yuenren, a Harvard linguist,
distrusted their efforts and the published cookbook included his off-kilter
renderings, such as “Mushroom Stir Shrimps.”
|
|
Con gái lớn của bà là
Rulan đã giúp bà dịch tác phẩm của bà sang tiếng Anh, song người chồng quá
hăng hái của bà, ông Chao Yuenren, một nhà ngôn ngữ học Harvard, không tin tưởng
vào nỗ lực của họ và cuốn sách nấu ăn được xuất bản bao gồm những câu văn dịch
mất trật tự của ông, chẳng hạn như “Nấm xào tôm”.
|
|
|
|
The language barrier diminished Chao’s voice and presence in her
books, and she never achieved public celebrity or widespread industry
acclaim; her impact on the world of food went unmentioned in the one line she
received in her husband’s 1982 New York Times obituary:
|
|
Rào cản ngôn ngữ đã khiến
tiếng nói và sự hiện diện của Chao nhỏ hẳn đi trong các cuốn sách của bà, và
bà chưa bao giờ đạt được danh tiếng trước công chúng hoặc sự hoan nghênh rộng
rãi trong ngành; ảnh hưởng của bà đối với thế giới ẩm thực đã không được nhắc
gì đến trong cái câu duy nhất nói về bà trong cáo phó của chồng bà trên tờ
New York Times năm 1982:
|
|
|
|
“His wife, Buwei Yang Chao, died in 1981.”
|
|
“Vợ ông, bà Buwei Yang
Chao, đã mất năm 1981.”
|
|
|
|
As Sen moves through his subjects’ stories, each chapter raises
questions about the obstacles that prevented them from ascending the ranks of
the food industry and achieving the fame of other luminaries, such as Julia
Child.
|
|
Trong khi Sen đi từ chuyện
này sang chuyện khác về những nhân vật của mình, mỗi chương bật ra những câu
hỏi về những trở ngại đã ngăn cản họ thăng tiến trong ngành ẩm thực và đạt được
danh tiếng như những người có ảnh hưởng lớn khác, như Julia Child chẳng hạn.
|
|
|
|
He nimbly weaves in an “interlude” on Child — “Julia Child, American
Woman” — which examines her rise as a pre-eminent authority on French
cooking.
|
|
Anh khéo léo đan xen vào một
“khúc đệm” về Child – “Julia Child, Người phụ nữ Mỹ” – chương này phân tích sự
thăng tiến của bà thành một chuyên gia ưu tú về nấu ăn kiểu Pháp.
|
|
|
|
The chapter is a detour that provides crucial perspective on his
other subjects.
|
|
Chương này là một đoạn đường
vòng cho thấy viễn cảnh quan trọng về các nhân vật khác của anh.
|
|
|
|
Child was an American icon, a home cook who became a household name.
|
|
Child là một biểu tượng của
nước Mỹ, một đầu bếp tại gia đã trở nên nổi danh.
|
|
|
|
While her impact on American food is undeniable, Sen underscores
another point:
|
|
Mặc dù ảnh hưởng của bà đối
với ẩm thực Mỹ là điều chẳng phải bàn, nhưng Sen nhấn mạnh một điểm khác:
|
|
|
|
“Julia possessed a unique qualification that allowed her to be a
great teacher of French cooking for Americans:
|
|
“Julia có một tố chất độc
đáo cho phép bà trở thành một người dạy nấu ăn kiểu Pháp tuyệt vời cho người
Mỹ:
|
|
|
|
She carried no threat of the outsider.”
|
|
Bà không mang theo mối đe
dọa như người ngoại bang.”
|
|
|
|
This assertion is presented as fact, not criticism, but it may bring
discomfort to Child’s devotees, particularly as it precedes his next chapter,
about the French chef Madeleine Kamman.
|
|
Xác quyết này được thể hiện
như một thực tế chứ không phải lời chỉ trích, nhưng nó có thể khiến những người
hâm mộ Child khó chịu, đặc biệt là khi nó đứng trước chương tiếp theo của anh
về đầu bếp người Pháp Madeleine Kamman.
|
|
|
|
Born in Paris, Kamman moved to Pennsylvania with her husband in the
early 1960s.
|
|
Sinh ra ở Paris, Kamman
chuyển đến Pennsylvania cùng chồng đầu thập kỷ 1960.
|
|
|
|
Cooking the dishes of her homeland was a way of assuaging her
loneliness.
|
|
Nấu những món ăn quê nhà
là cách để xoa dịu nỗi cô đơn của bà.
|
|
|
|
In 1970, after moving to a town outside Boston, she established a
cooking school, which offered nine classes exploring both French and American
cuisine.
|
|
Năm 1970, sau khi chuyển đến
một thị trấn bên ngoài Boston, bà lập một trường dạy nấu ăn, có chín lớp học
khám phá cả nghệ thuật nấu ăn Pháp và Mỹ.
|
|
|
|
Throughout her career, she was known to be a stickler for technique,
studying history to understand the origins of a dish — “Something terrible
happened to onion soup after it crossed the ocean and came to America,” she
wrote with characteristically humorous disapproval — and she went on to write
seven cookbooks.
|
|
Trong suốt sự nghiệp của
mình, bà nổi tiếng là một người khắt khe về kỹ thuật, nghiên cứu lịch sử để
hiểu nguồn gốc của một món ăn – “Có điều gì đó kinh khủng đã xảy ra với món
súp hành tây sau khi nó vượt đại dương và đến đất Mỹ,” bà viết với sự chê
trách hài hước đặc trưng của mình – và bà đã tiếp tục viết bảy cuốn sách dạy
nấu ăn như thế.
|
|
|
|
Despite her accomplishments, Kamman suffered endless comparisons to
Child, the doyenne of the Boston food world, and the two women sparred
publicly.
|
|
Bất kể những thành tích của
mình, Kamman không ngớt bị so sánh với Child, bậc lão làng của thế giới ẩm thực
Boston, và hai người phụ nữ đã công khai đấu khẩu với nhau.
|
|
|
|
(Child adopted the habit of forwarding all Kamman’s letters to her
lawyers.)
|
|
(Child theo thói quen chuyển
tất cả các lá thư của Kamman cho luật sư của bà.)
|
|
|
|
Writing in The Los Angeles Times in 1971, Jeanne Voltz claimed that
Kamman “borrows techniques but not recipes from the Julia Child books.”
|
|
Khi viết trên tờ The Los
Angeles Times năm 1971, Jeanne Voltz
khẳng định rằng Kamman “vay mượn kỹ thuật chứ không vay mượn công thức nấu ăn
từ sách Julia Child”.
|
|
|
|
Yet Kamman, Sen explains, was asking Americans not so much to respect
French cooking, something that Child had already achieved, but to respect the
cooking of a Frenchwoman.
|
|
Song Sen giải thích rằng
Kamman đã đề nghị người Mỹ đừng quá tôn trọng cách nấu ăn của Pháp, điều mà
Child đã đạt được, mà hãy tôn trọng cách nấu ăn của một phụ nữ Pháp.
|
|
|
|
That was a more complicated ask, given that Child had told The
Washington Post in 1970, “Frenchwomen don’t know a damn thing about French
cooking, although they pretend they know everything.”
|
|
Đó là một đề nghị phức tạp
hơn, bởi năm 1970 Child đã nói với tờ The Washington Post: "Phụ nữ Pháp
chẳng biết cái quái gì về nấu ăn kiểu Pháp, dù họ làm bộ như họ biết tuốt ấy."
|
|
|
|
Kamman retaliated in The New York Times in 1981, saying:
|
|
Kamman trả đũa trên tờ The
New York Times vào năm 1981, rằng:
|
|
|
|
“When you try to teach a cuisine that is not your own, there is
always one dimension missing.”
|
|
“Khi ta cố gắng dạy một
nghệ thuật nấu ăn không phải của riêng ta, thì luôn luôn thiếu đi một mặt nào
đó”.
|
|
|
|
The Boston Globe declared Kamman’s restaurant Chez la Mère Madeleine
“simply the best restaurant in Boston,” but she continued to struggle for the
respect of the local food community.
|
|
Tờ The Boston Globe đã
tuyên bố nhà hàng Chez la Mère Madeleine của Kamman “tuyệt đối là nhà hàng
ngon nhất ở Boston”, nhưng bà vẫn tiếp tục tranh đấu vì sự tôn trọng của cộng
đồng ẩm thực địa phương.
|
|
|
|
She publicly called out sexism, and she paid the consequences.
|
|
Bà đã công khai thách đấu
với sự phân biệt giới tính, và bà đã phải trả giá bằng hậu quả.
|
|
|
|
Her bluntness was seen as a handicap, many in the industry citing it
as a means of discrediting her talents.
|
|
Tính thẳng thừng của bà bị
coi là một điều bất lợi, nhiều người trong ngành viện dẫn nó như một phương
tiện để hạ thấp tài năng của bà.
|
|
|
|
A dedicated teacher and prolific writer, she never achieved the
acclaim Child did, but Sen points out that her willingness to speak her mind,
including about the unequal treatment of women in her profession, “gave
permission to a generation of younger women to follow her lead, to be angry,
to agitate in public.”
|
|
Là một giáo viên tận tâm
và một nhà văn viết nhiều, bà chưa bao giờ đạt được sự ca ngợi như Child,
nhưng Sen chỉ ra rằng việc bà sẵn sàng nói thẳng suy nghĩ của mình, bao gồm cả
nói về sự đối xử bất bình đẳng với phụ nữ trong nghề của mình, “đã cho phép một
thế hệ phụ nữ trẻ noi gương bà, nổi giận, khích động trước công chúng. ”
|
|
|
|
Sen, an award-winning food writer, frequently uses the term “food
establishment,” coined in 1968 by Nora Ephron for “those people who write
about food or restaurants on a regular basis, either in books, magazines or
certain newspapers, and thus have the power to start trends and, in some
cases, begin and end careers.”
|
|
Sen, một cây bút ẩm thực từng
đạt giải thưởng, rất hay dùng thuật ngữ “nhóm quyền lực ẩm thực” do Nora
Ephron đặt ra vào năm 1968 cho “những người thường xuyên viết về ẩm thực hoặc
nhà hàng, dù là trong sách, tạp chí hay một số tờ báo nhất định, và vì vậy có
quyền lực để khởi đầu những xu hướng và trong một số trường hợp, khởi đầu và
kết thúc những sự nghiệp”.
|
|
|
|
For the women in this book, success almost always depended on winning
over the predominately white and upper class food establishment, and, as Sen
shows, such approval was not easily gained.
|
|
Đối với những người phụ nữ
trong cuốn sách này, thành công hầu như luôn phụ thuộc vào việc tranh thủ được
nhóm quyền lực ẩm thực mà người da trắng và giới thượng lưu chiếm ưu thế, và,
như Sen cho thấy, sự tán đồng đó không dễ dàng có được.
|
|
|
|
In the case of Batmanglij, an Iranian immigrant, that meant largely
forgoing it:
|
|
Trong trường hợp của
Batmanglij, một người Iran nhập cư, điều đó nghĩa là hầu như phải từ bỏ nó:
|
|
|
|
To get her cookbooks printed, she was obliged to create her own
publishing house.
|
|
Để sách dạy nấu ăn của
mình được in, bà buộc phải lập một nhà xuất bản của riêng mình.
|
|
|
|
Many readers may wonder why this book was written by a man.
|
|
Nhiều độc giả có thể băn
khoăn tại sao cuốn sách này lại được viết bởi một người đàn ông.
|
|
|
|
It’s a valid question and one Sen addresses in his introduction.
|
|
Đó là một câu hỏi hợp lý
và là câu hỏi mà Sen đã đề cập đến trong lời giới thiệu của anh.
|
|
|
|
As a “queer child of Bengali immigrants to America,” he writes, he
gravitates toward “story subjects who, like me, once felt that they did not
belong.”
|
|
Là một “đứa con kỳ quặc của
những người nhập cư từ Bengali đến Mỹ,” anh viết, anh bị cuốn hút vào “những
nhân vật trong truyện, những người, giống như tôi, đã từng có lần cảm thấy rằng
họ không thuộc về nơi này”.
|
|
|
|
Sen is a sensitive and perceptive journalist and a deft historian;
his willingness to let his subjects speak for themselves whenever possible
gives his book a compelling power.
|
|
Sen là một nhà báo nhạy cảm
và thấu hiểu, và là một nhà sử học tài ba; việc anh sẵn sàng để các nhân vật
tự nói về mình bất kỳ khi nào có thể đã mang lại cho cuốn sách của anh một sức
hấp dẫn.
|
|
|
|
He tells their stories with care, while, as he puts it, striving to
“let my own voice fade as much as possible.”
|
|
Anh kể những câu chuyện của
họ một cách nâng niu, đồng thời, như anh nói, cố gắng làm “giảm giọng kể của
chính tôi đi càng nhiều càng tốt”.
|
|
|
|
In doing so, he succeeds in amplifying the voices of seven overlooked
women to the levels that they always deserved.
|
|
Làm như vậy, anh đã thành
công trong việc khuếch đại tiếng nói của bảy người phụ nữ bị coi thường lên tầm
cao mà họ luôn xứng đáng.
|