Người Mỹ gốc Phi nghĩ gì về Barack Obama?

23 1 / 2022
Đăng bởi: lovebird21c

Người Mỹ gốc Phi nghĩ gì về Barack Obama?

nguồn: New York Times,

biên dịch: Hương Nguyễn,

What African Americans Thought of Barack Obama

 

Người Mỹ gốc Phi nghĩ gì về Barack Obama?

 

 


 

The election of the 44th president of the United States was not only a nationally historic event but, for Black Americans, a transformative moment.

 

Cuộc bầu cử tổng thống thứ 44 của Mỹ không chỉ là một sự kiện lịch sử của đất nước mà, đối với những người Mỹ Da đen, nó thật sự là một thời khắc quan trọng.

 

 

 

It marked the transition to a wholly new conception of themselves as citizens of America, one that shattered the centuries of ingrained pessimism concerning what was ultimately possible in the country to which they have been forced to give so much, and from which they had learned to receive so little.

 

Nó đánh dấu sự chuyển đổi sang một khái niệm hoàn toàn mới về họ với tư cách là công dân Mỹ, một khái niệm phá vỡ những tư tưởng bi quan đã ăn sâu hàng thế kỷ về kết quả cuối cùng sẽ xảy ra ở một đất nước, và ở đó họ đã được học   cách nhận ít nhưng cống hiến nhiều.

 

 

 

The president himself foretold this as his greatest achievement.

 

Chính Tổng thống đã báo trước đây sẽ là thành tựu lớn nhất của ông.

 

 

 

When his wife warily asked him, upon his announcement that he would run for the presidency, “Why do you need to be president?” he gave as his primary reason that on the day he became president “kids all around this country — Black kids, Hispanic kids, kids who don’t fit in — they’ll see themselves differently, too, their horizons lifted, their possibilities expanded.

 

Vợ  ông đã thận trọng hỏi, khi ông tuyên bố sẽ tranh cử Tổng thống, "Tại sao anh phải trở thành Tổng thống?" ông đã đưa ra lý do rằng khi ông trở thành Tổng thống “trẻ em trên khắp đất nước này — những trẻ em da đen, những trẻ em gốc Tây Ban Nha, những trẻ em không hòa nhập — chúng cũng sẽ thấy bản thân mình khác đi, tầm nhìn của chúng được nâng lên, khả năng của chúng được mở rộng.

 

 

 

And that alone … that would be worth it.”

 

Và chỉ điều đó thôi… đã rất xứng đáng rồi.”

 

 

 

His answer was prophetic.

 

Câu trả lời của ông là lời tiên đoán chính xác.

 

 

 

Claude A. Clegg III’s “The Black President: Hope and Fury in the Age of Obama” explores at length “the impact and meaning for African Americans” of Obama’s presidency.

 

Cuốn sách “The Black President: Hope and Fury in the Age of Obama” (“Vị Tổng thống Da đen: Niềm hy vọng và Cơn thịnh nộ trong thời đại của  Obama”) của tác giả Claude A. Clegg III khám phá sâu rộng về những “tác động và ý nghĩa của vị Tổng thống này đối với những người Mỹ gốc Phi” trong nhiệm kỳ của ông.

 

 

 

And while he discovers that the Black American response was “complex, layered and fractured,” as one would expect from a population of nearly 47 million people, the main conclusion of his comprehensive, interpretive study is the steadfast commitment of Black voters to the president, despite the disappointments expressed by many Black leaders with the degree to which his policies changed the actual condition of African Americans.

 

Và trong khi ông phát hiện ra rằng những phản ứng của người Mỹ da đen "phức tạp, đa dạng và vụn vỡ", điều đương nhiên với dân số gần 47 triệu người, nghiên cứu toàn diện, mang tính diễn giải của ông đưa ra kết luận rằng cử tri Da đen kiên định cam kết đối với Tổng thống, bất chấp sự thất vọng của nhiều nhà lãnh đạo Da đen về mức độ thay đổi tình trạng thực tế của người Mỹ gốc Phi mà các chính sách của Obama đem lại.

 

 

 

Beyond the fact that the presence of a Black couple in the White House transcended all for Black Americans, four factors stood out in complicating Obama’s relation to many influential Black leaders: his political pragmatism; his moderation on race and reluctance to publicly engage with it; his steadfast commitment to the view that a universalist, race-neutral approach to policy, rather than one that targeted Blacks for special attention, worked best for the nation and for Black people themselves (best exemplified in his historic health program); and his view that while every effort had to be made by government to correct the persistent wrongs of racism, Black Americans had a personal responsibility to change those self-immiserating patterns of behavior that inhibited their progress, like the high rate of father absence.

 

Bên cạnh thực tế là sự hiện diện của một cặp vợ chồng Da đen trong Nhà Trắng đã vượt quá sức tưởng tượng của người Mỹ Da đen, bốn yếu tố nổi bật làm phức tạp mối quan hệ của Obama với nhiều nhà lãnh đạo Da đen có tầm ảnh hưởng là: sự thực dụng chính trị của ông; sự tránh né và miễn cưỡng của ông đối với chủng tộc; sự kiên định với chính sách phổ quát, trung lập về chủng tộc, thay vì tập trung chú ý đặc biệt vào người Da đen để mang lại hiệu quả tốt nhất cho quốc gia và cho chính người da đen (được minh chứng rõ nhất trong  đạo luật cải tổ y tế của ông); và quan điểm của ông cho rằng trong khi chính phủ phải nỗ lực hết sức để sửa chữa những sai lầm dai dẳng của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, thì những người Mỹ Da đen cũng có trách nhiệm cá nhân phải thay đổi những kiểu hành vi thiếu tự tôn đã kìm hãm sự tiến bộ của họ, chẳng hạn như tỷ lệ cao những đứa trẻ không có cha.

 

 

 

These positions were sources of teeth-gritting irritation to many Black leaders, at least one of whom, Jesse Jackson (himself an absent father), was overheard wishing for Obama’s emasculation.

 

Những yếu tố này là nguồn gốc gây khó chịu cho nhiều nhà lãnh đạo Da đen, ít nhất một trong số họ, Jesse Jackson (bản thân là một người không có cha), bị tình cờ nghe được rằng muốn Obama bị hạ bệ.

 

 

 

The first part of the book examines Obama’s background and early development, and his political career from the Illinois legislature up to his victorious presidential campaign.

 

Phần đầu cuốn sách kể về lý lịch và sự phát triển ban đầu của Obama, cũng như sự nghiệp chính trị của ông từ thượng viện tiểu bang Lllinois cho đến chiến thắng trong chiến dịch tranh cử Tổng thống.

 

 

 

This is the most challenging period of Obama’s extraordinary career for any biographer.

 

Đây là giai đoạn thử thách nhất trong sự nghiệp phi thường của Obama, đối với bất kỳ người viết tiểu sử nào.

 

 

 

Like some figure from mythology, Obama burst upon America from a strange and wondrous background of vastly different souls and places — Hawaii, Indonesia, Seattle, Kansas — the son of two “wanderers and dreamers,” an adventurous white mother from the American heartland, a roving Black father from the east of Africa, who soon disappeared.

 

Giống như một nhân vật trong thần thoại, Obama đến với nước Mỹ từ một bối cảnh kỳ lạ với những con người và các địa điểm khác nhau — Hawaii, Indonesia, Seattle, Kansas — ông là con trai của hai kẻ "lang thang và  mơ mộng", một bà mẹ da trắng ưa phiêu lưu đến từ trung tâm nước Mỹ và một người cha da đen lưu bạt đến từ Đông phi, người đã sớm biến mất sau đó.

 

 

 

How from these unlikely comminglings emerged the luminous figure channeling his “fierce ambition” and preternatural social and rhetorical skills into the young candidate who captivated a racially fraught nation is a mystery that many have already tried to unravel.

 

Làm thế nào từ sự kết hợp không tưởng này lại làm nảy sinh ý tưởng chói sáng truyền “tham vọng mãnh liệt”, các kỹ năng hùng biện và kỹ năng xã hội phi thường vào một ứng cử viên trẻ tuổi, người đã quyến rũ một quốc gia đầy rẫy những vấn đề về chủng tộc vậy? Đây là câu hỏi bí ẩn nhiều người đã cố gắng làm sáng tỏ.

 

 

 

Clegg, the Lyle V. Jones professor of history and African American studies at the University of North Carolina at Chapel Hill, effectively assesses and summarizes available accounts with some new materials of his own.

 

Clegg, giáo sư sử học và là người nghiên cứu về người Mỹ gốc Phi tại Đại học Bắc Carolina ở Chapel Hill, đánh giá và tóm tắt lại dựa trên các dữ liệu có sẵn với một số tài liệu mới của riêng ông.

 

 

 

Part 2 explores Obama’s first term, from the early legislative successes to Republican intransigence and the Tea Party reaction.

 

Phần 2 khám phá nhiệm kỳ đầu của Obama, từ những thành công ban đầu về mặt lập pháp cho đến sự đối mặt với sự cứng đầu của Đảng Cộng hòa và phản ứng của phong trào "Tea party”.

 

 

 

It examines his complex, strained relationship with the Congressional Black Caucus and growing criticism from Black critics, his “high wire” performances as signifier in chief in matters of race, his relations with Africa and the essential role of Michelle Obama, the Black “Renaissance woman,” in maintaining his popularity with African American voters.

 

Phần này xem xét mối quan hệ phức tạp, căng thẳng của ông với CBC (những nhà lập pháp người Mỹ gốc Phi) và những lời chỉ trích ngày càng tăng từ các nhà phê bình Da đen, các hành động "đu dây" của ông với tư cách là người đại diện chính trong các vấn đề về chủng tộc, mối quan hệ của ông với Châu Phi và vai trò thiết yếu của Michelle Obama, "Người phụ nữ Phục Hưng" da đen trong việc duy trì sự yêu mến của các cử tri người Mỹ gốc Phi với ông.

 

 

 

It concludes with an account of the second election.

 

Cuối phần này kể về cuộc bầu cử thứ hai.

 

 

 

The title of Part 3 is taken from Obama’s own description of his second term, “the best of times, the worst of times,” in which Obama’s “racial funambulism” was on full display, especially in response to the growing complaints from Black leaders about his failure to sufficiently address the problems of Black incarceration and police violence, the relatively small number of Blacks in his government and his “uncommon lapse of empathy” in refusing to exercise his clemency powers until the last quarter of his presidency; his 5.3 percent rate of approving requests was among the lowest of all presidents.

 

Tiêu đề Phần 3 lấy từ miêu tả của chính Obama về nhiệm kỳ thứ hai, "thời điểm tốt nhất, thời điểm tồi tệ nhất", trong đó vấn đề "đu dây chủng tộc" của Obama được trình bày rõ ràng, đặc biệt là trước những lời phàn nàn ngày càng tăng từ các nhà lãnh đạo Da đen về việc ông không giải quyết được vấn đề người Da đen bị bỏ tù và sự bạo lực của cảnh sát, ít thành viên chính phủ là người da đen và việc “thiếu đồng cảm khác thường” của ông khi từ chối thực hiện quyền khoan hồng cho đến tận những ngày tháng cuối cùng của nhiệm kỳ Tổng thống; tỷ lệ 5,3 % các đơn xin khoan hồng được chấp thuận là một trong những tỷ lệ thấp nhất trong tất cả các đời Tổng thống.

 

 

 

Although the pace is sometimes too leisurely and the interpretation might have been, in areas, more probing, the book overall is a gracefully written, scrupulously balanced and quite satisfying account of what Obama meant for Black Americans.

 

Tuy đôi khi mạch văn quá chậm rãi và những diễn giải, ở một số chỗ, chỉ mang tính thăm dò, nhưng về tổng thể, cuốn sách được viết mạch lạc, rất cân bằng và khá hài lòng về ý nghĩa của Obama đối với người Mỹ Da đen.

 

 

 

Clegg repeatedly claims that he brings the special “contextual tools and scholarly perspectives” of the historian to bear on his subject, but when that subject is as recent and momentous as the Obama presidency, the dynamics of which are still being played out in America’s banefully corrosive politics, it is questionable what the historian, qua historian, brings.

 

Tác giả Clegg nhiều lần nói ông mang “các công cụ ngữ cảnh và quan điểm học thuật” đặc biệt của một nhà sử học để áp dụng vào đề tài của mình, nhưng khi đây là một đề tài quan trọng và chỉ mới xảy ra như nhiệm kỳ Tổng thống Obama, các động lực vẫn đang diễn ra trong nền chính trị bị hủy hoại ngày càng tệ hại trong nước Mỹ, thật khó đánh giá những gì một nhà sử học mang lại.

 

 

 

There is, in fact, a real danger of hindsight bias in attempting to explain too soon so unforeseen and contingently interlaced a series of events as Obama’s rise, presidency and impact.

 

Trên thực tế, có mối nguy thực sự về thiên kiến nhận thức muộn khi sớm cố gắng giải thích hàng loạt sự kiện đan xen ngẫu nhiên và khó lường kể từ khi Obama nổi lên, trở thành tổng thống và có tầm ảnh hưởng.

 

 

 

This Clegg largely avoids by hewing close to the outer layers and signals of his subject.

 

Clegg chủ yếu tránh điều này bằng cách bám sát các tầng lớp và dấu hiệu bên ngoài của đối tượng.

 

 

 

The Trump disaster, the recent near-death experience of America’s democracy, the election of the first Black and female vice president, and even the victory of a septuagenarian on his third try at the presidency, were all made possible by, and are all part and parcel of, the Obama era.

 

Thảm họa Trump, nguy cơ sụp đổ cận kề của nền dân chủ Mỹ, sự tranh cử của nữ phó tổng thống da đen đầu tiên, và thậm chí là chiến thắng của người đàn ông ở tuổi 70 ở  lần thứ ba tranh cử tổng thống, tất cả đều có thể thực hiện được và là một phần không thể thiếu của kỷ nguyên Obama.

 

 

 

Obama is said to have been so shocked by the election of Donald Trump that he repeatedly wondered aloud whether he had been elected too early, that perhaps the nation had not yet been quite ready for a Black president.

 

Obama được cho là quá đỗi bàng hoàng khi Donald Trump đắc cử, đến mức nhiều lần tự hỏi liệu mình có trúng cử quá sớm hay không, rằng có lẽ nước Mỹ vẫn chưa sẵn sàng cho một Tổng thống da màu.

 

 

 

Clegg disagrees, correctly.

 

Clegg không đồng ý với điều này, hoàn toàn đúng.

 

 

 

The president’s lament was too conditioned by the proximate chaos of the present.

 

Nhưng câu hỏi của Tổng thống dựa phần lớn trên sự hỗn loạn của hiện tại.

 

 

 

For Clegg and other Black Americans, for all America, the age of Obama has yet to run its course.

 

Đối với Clegg và những người Mỹ da đen khác, và với toàn bộ nước Mỹ, kỷ nguyên Obama chưa kết thúc.

 

 

 

Just wait.

 

Cùng chờ xem.


THE BLACK PRESIDENT
Hope and Fury in the Age of Obama
By Claude A. Clegg III
Illustrated. 672 pp. Johns Hopkins University Press. $34.95.

Bài trước: Đêm Matxcơva
Chia sẻ: