Lý lẽ chống Winston Churchill

1 1 / 2022
Đăng bởi: lovebird21c

Lý lẽ chống Winston Churchill

nguồn: New York Times,

biên dịch: Takya Đỗ,

The Case Against Winston Churchill

 

Lý lẽ chống Winston Churchill

 

 


 

During a protest over the killing of George Floyd last year, demonstrators in London targeted the famed statue of Winston Churchill in Parliament Square.

 

Năm ngoái, trong một cuộc biểu tình phản đối vụ sát hại George Floyd, những người biểu tình ở London đã nhằm mục tiêu vào bức tượng nổi tiếng của Winston Churchill ở Quảng trường Quốc hội.

 

 

 

Underneath his name someone had spray-painted the words “was a racist.”

 

Ngay dưới tên ông, ai đó đã phun sơn dòng chữ "từng là kẻ phân biệt chủng tộc."

 

 

 

To guard against further damage, the government temporarily boarded up the statue, drawing a rebuke from Prime Minister Boris Johnson, a self-styled Churchill acolyte, who declared that “we cannot now try to edit or censor our past.”

 

Để giữ cho khỏi hư hại thêm, chính phủ đã tạm thời dựng ván gỗ che bức tượng lại, kéo theo lời chỉ trích của Thủ tướng Boris Johnson, người tự xưng là môn đồ của Churchill, ông đã tuyên bố rằng “Bây giờ chúng ta không thể cố gắng biên tập lại hoặc kiểm duyệt quá khứ của mình”.

 

 

 

In his new book, “Churchill’s Shadow,” Geoffrey Wheatcroft takes a literary spray can to the iconic World War II leader, attempting metaphorically at least to recast the many memorials and books devoted to Sir Winston over the years.

 

Trong cuốn sách mới “Churchill’s Shadow” (“Mặt tối của Churchil”) của mình, Geoffrey Wheatcroft đã đem một bình xịt văn chương đến nhà lãnh đạo thần tượng của Thế chiến tranh II, cố gắng thử bằng phép ẩn dụ chí ít là viết lại nhiều đài tưởng niệm và sách được dành tặng Ngài Winston trong những năm qua.

 

 

 

Churchill, in this telling, was not just a racist but a hypocrite, a dissembler, a narcissist, an opportunist, an imperialist, a drunk, a strategic bungler, a tax dodger, a neglectful father, a credit-hogging author, a terrible judge of character and, most of all, a masterful mythmaker.

 

Churchill, trong câu chuyện này, không chỉ là một kẻ phân biệt chủng tộc mà còn là một kẻ đạo đức giả, một kẻ ngụy quân tử, một kẻ vĩ cuồng, một kẻ cơ hội, một kẻ theo chủ nghĩa đế quốc, một kẻ rượu chè, một kẻ thiểu năng về chiến lược, một kẻ trốn thuế, một người cha chểnh mảng, một tác giả háo danh, một kẻ phán xét tồi tệ về tính cách, và trên hết, một kẻ sáng tác chuyện hoang đường bậc thầy.

 

 

 

On both sides of the Atlantic, we are living in an era when history is being re-examined, a time when monuments are coming down and illusions about onetime heroes are being shattered.

 

Ở cả hai bên bờ Đại Tây Dương, chúng ta đang sống trong một thời đại mà lịch sử đang bị xét lại, một thời đại mà những tượng đài đang sụp đổ và ảo tưởng về những anh hùng một thời đang bị tan vỡ.

 

 

 

When I was a correspondent in Richmond a quarter-century ago, it would have struck me as unthinkable that the statue of Robert E. Lee on the city’s Monument Avenue would be removed, but the old general has been taken away, as have his Confederate brethren.

 

Một phần tư thế kỷ trước, khi tôi còn là phóng viên ở Richmond, hẳn tôi đã phải thấy choáng vì không thể tưởng tượng được rằng bức tượng Robert E. Lee trên Đại lộ Tượng đài của thành phố sẽ bị dỡ bỏ, song vị tướng già đã bị mang đi, cũng như các chiến hữu trong Liên minh miền Nam của ông.

 

 

 

Now even the likes of Lincoln, Washington and, yes, Churchill are under scrutiny if not attack.

 

Giờ đây, thậm chí những vị như Lincoln, Washington và, đúng vậy, Churchill đang bị xăm soi rất kỹ nếu chưa bị tấn công.

 

 

 

Whatever we think of aging statues, we constantly edit the past, re-evaluating people and events through the lens of our current times.

 

Cho dù chúng ta có nghĩ gì về những tượng đài đang cũ dần, thì chúng ta vẫn không ngừng biên tập lại quá khứ, đánh giá lại con người và sự kiện qua lăng kính của thời đại ta đang sống.

 

 

 

Sometimes that is overdue and sometimes it goes too far.

 

Đôi khi việc đó đã quá trễ và đôi khi nó đi quá xa.

 

 

 

None of our historical idols were as unvarnished as the memorials we build to them.

 

Chẳng có thần tượng lịch sử nào của chúng ta mà lại không được tô vẽ như những đài tưởng niệm mà chúng ta dựng lên cho họ.

 

 

 

The question is: What are they being honored for?

 

Câu hỏi đặt ra là: Họ được vinh danh vì cái gì?

 

 

 

Which contributions to history do we celebrate?

 

Chúng ta tôn vinh những đóng góp nào cho lịch sử?

 

 

 

Lee may have been a military genius, but his contribution was leading a rebellion that tore apart his country to defend a system that enslaved millions based on the color of their skin.

 

Lee có thể là một thiên tài quân sự, song đóng góp của ông ta là dẫn đầu một cuộc nổi loạn chia rẽ đất nước mình để bảo vệ một hệ thống nô dịch hóa hàng triệu người căn cứ vào màu da của họ.

 

 

 

Celebrating him in the time of George Floyd became, at last, untenable.

 

Tôn vinh ông ta vào thời George Floyd [bị sát hại] rốt cuộc đã thành điều không thể biện hộ được.

 

 

 

Churchill, on the other hand, has been venerated despite his manifest flaws, not because of them.

 

Trái lại, Churchill được tôn sùng bất chấp những khuyết điểm hiển nhiên của ông, chứ không phải vì những khuyết điểm ấy.

 

 

 

Statues in Parliament Square and elsewhere are meant to remind us of his finest hour, not his darkest ones.

 

Những bức tượng ở Quảng trường Quốc hội và những nơi khác nhằm nhắc nhở chúng ta về thời khắc huy hoàng nhất chứ không phải thời khắc đen tối nhất của ông ấy.

 

 

 

But that does not mean we should not remember the darkest, for history is not one-dimensional, nor are its protagonists.

 

Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta không nên nhớ đến thời khắc đen tối nhất, vì lịch sử đâu phải một chiều, các nhân vật chính trong đó cũng vậy.

 

 

 

Churchill was indeed a complicated figure, one whose stirring defense of Britain at its moment of maximum peril — and by extension that of Western civilization — overshadows less worthy parts of his record.

 

Churchill thực sự là một nhân vật phức tạp, là người mà sự bảo vệ nước Anh sôi sùng sục vào thời điểm ngàn cân treo sợi tóc – và nói rộng ra là bảo vệ cả nền văn minh phương Tây – làm lu mờ những phần kém xứng đáng hơn trong lý lịch của ông.

 

 

 

“He led the British nobly and heroically during one of the great crises of history, and has misled them ever since, sustaining the country with beguiling illusions of greatness, of standing unique and alone, while preventing the British from coming to terms with their true place in the world,” Wheatcroft writes.

 

Wheatcroft có viết: “Ông ấy đã lãnh đạo người Anh một cách cao thượng và oanh liệt trong một cuộc khủng hoảng thuộc loại đại khủng hoảng của lịch sử, và kể từ đó đã dẫn dắt họ lầm đường lạc lối, giữ vững đất nước bằng những ảo tưởng hấp dẫn về sự vĩ đại, về vị thế độc tôn và đơn độc, trong khi ngăn cản người Anh chấp nhận vị thế thực sự của họ.”

 

 

 

“If I make much of Churchill’s failures and follies,” he adds, “that’s partly because others have made too little of them since his rise to heroic status.”

 

Ông viết thêm: “Nếu tôi có quá coi trọng những khiếm khuyết và những hành động điên rồ của Churchill, thì một phần là do những người khác đã quá coi thường chúng kể từ khi ông ấy vươn lên vị thế anh hùng.”

 

 

 

Churchill revisionism, of course, is almost as much of a cottage industry as Churchill hagiography.

 

Chủ nghĩa xét lại Churchill, lẽ đương nhiên, hầu như chỉ là một nhánh nghiên cứu tiểu quy mô ít người theo đuổi chẳng khác gì sự phong thánh Churchill.

 

 

 

Books with titles like “Churchill: A Study in Failure” have appeared regularly for more than a half-century, all the way through “The Churchill Myths” last year.

 

Những cuốn sách với tựa đề như “Churchill: A Study in Failure” (“Churchil: Một nghiên cứu về thất bại”) đã xuất hiện thường xuyên trong hơn nửa thế kỷ qua, suốt cho đến “The Churchill Myths” (“Những chuyện hoang đường về Churchil”) mới ra năm ngoái.

 

 

 

Nigel Hamilton just finished a three-volume series on Franklin D. Roosevelt dedicated partly to the notion that the American president had to stop Churchill from bungling the fight against Nazi Germany.

 

Nigel Hamilton vừa hoàn thành một bộ sách ba tập về Franklin D. Roosevelt đã dành một phần để thể hiện quan điểm rằng tổng thống Mỹ đã buộc phải ngăn không để Churchill làm rối bét cuộc chiến chống Đức Quốc xã.

 

 

 

Still, few have argued the case as powerfully as Wheatcroft, a longtime journalist and historian who has written books on Zionism, South African mining magnates, Britain’s Tory Party and former Prime Minister Tony Blair.

 

 Thế nhưng, rất ít người tranh luận về trường hợp này một cách hùng hồn như Wheatcroft, một nhà báo và nhà sử học có thâm niên đã viết những cuốn sách về chủ nghĩa Phục quốc Do Thái, các ông trùm tư bản khai thác mỏ Nam Phi, Đảng Tory [Bảo thủ] của Anh và cựu Thủ tướng Tony Blair.

 

 

 

He seems particularly eager to debunk flattering and partly fictionalized portrayals in movies like “Darkest Hour” or “trite and breezy” biographies like that by Boris Johnson.

 

Ông ta có vẻ đặc biệt háo hức vạch trần những miêu tả tâng bốc và có phần hư cấu trong những bộ phim như “Darkest Hour” (“Thời khắc đen tối nhất”) hay những cuốn tiểu sử “sáo mòn và nhạt nhẽo” như cuốn tiểu sử do Boris Johnson viết.

 

 

 

“This is not a hostile account,” Wheatcroft insists, eschewing the term “revisionist” in favor of “alternative.”

 

“Đây không phải là chuyện thù địch,” Wheatcroft nhấn mạnh, tránh dùng thuật ngữ “kẻ xét lại” thay cho “kẻ lập dị”.

 

 

 

But other than the one bright spot in 1940, it is a withering assessment of Churchill’s life, his efforts to airbrush his legacy and the so-called Churchill cult that emerged after his death.

 

Nhưng ngoài một điểm chói sáng năm 1940, cuốn sách đó là sự đánh giá đầy khinh thị về cuộc đời của Churchill, là những nỗ lực của ông ta để xịt sơn lên di sản của Churchill và cái được gọi là cuồng giáo Churchill nổi lên sau khi ông qua đời.

 

 

 

The bill of particulars is long, if familiar — Churchill’s disastrous Gallipoli campaign in World War I, his fervor for maintaining Britain’s overseas empire, his misguided efforts during World War II to fight in Africa and the Mediterranean rather than invade France, his deadly lack of interest in the famine in Bengal, his support for carpet-bombing German cities and his cynical deals with Stalin, among others.

 

Danh sách các chi tiết còn dài, dù là quen thuộc – chiến dịch Gallipoli bi thảm của Churchill trong Thế chiến I, lòng nhiệt thành của ông trong việc duy trì quyền đế chế của Anh ở nước ngoài, những nỗ lực sai lầm của ông trong Thế chiến II là tham chiến ở châu Phi và Địa Trung Hải thay vì xâm lược Pháp, sự thiếu quan tâm đến mức chết người của ông đến nạn đói ở Bengal, sự ủng hộ của ông đối với việc ném bom rải thảm các thành phố của Đức và những thỏa thuận đáng ngờ của ông với Stalin, và những việc khác nữa.

 

 

 

And of course there was Churchill’s racism, animated by theories about “higher-grade races,” which in his mind did not include Africans, whom he referred to by the N-word; Chinese, whom he called “pigtails”; or Indians, whom he dismissed as “baboos.”

 

Và dĩ nhiên là có cả sự phân biệt chủng tộc của Churchill, được làm cho thêm phần rôm rả bằng các lý thuyết về “các chủng tộc cấp cao hơn”, mà trong ý nghĩ của ông không bao gồm người châu Phi, những người mà ông nhắc đến bằng từ-N [nigger – người da đen]; người Trung Quốc, mà ông gọi là "đuôi sam"; hay những người Ấn Độ, mà ông gọi là “baboos” (tạm dịch: người nói tiếng Anh bồi).

 

 

 

By embracing legend rather than reality, Wheatcroft argues, subsequent leaders have talked themselves into military debacles out of misguided desire to be the next Churchill.

 

Wheatcroft lập luận rằng bằng cách đi theo truyền thuyết hơn là thực tế, các nhà lãnh đạo sau ông đã tự đẩy mình vào sự thất bại hoàn toàn của quân đội do sai lầm khi mong muốn trở thành Churchill thứ hai.

 

 

 

“On every occasion when action has been informed by the fear of appeasement or the ghost of Munich,” he writes, “woeful failure has followed, from Korea to Suez to Vietnam to Iraq and much more besides.”

 

“Trong mọi trường hợp khi hành động đã được báo trước bởi nỗi sợ đối với chính sách nhân nhượng hoặc bóng ma Munich [chỉ tổng thống Pháp Edouard Daladier, người thất bại trong cuộc hòa đàm với Hitler tại Munich],” ông viết, “thất bại thảm hại đã nối tiếp theo sau, từ Hàn Quốc đến Suez, Việt Nam đến Iraq và nhiều không kể hết”.

 

 

 

Wheatcroft is a skilled prosecutor with a rapier pen.

 

Wheatcroft là một người buộc tội lành nghề với ngòi bút như kiếm sắc.

 

 

 

Churchill is not his only target.

 

Churchill không phải là mục tiêu duy nhất của ông.

 

 

 

He has acerbic asides for all manner of people, including Bernard Montgomery (“bombastic vanity”), George Patton (“barely sane”), Lord Beaverbrook (“a thoroughgoing scoundrel”), Tony Blair (“intellectually second-rate”), Charles de Gaulle (“arrogant and graceless”) and Adlai Stevenson (“pious liberal”), not to mention a variety of competing British historians and, for no discernible reason, Pearl S. Buck.

 

Ông có những nhận xét ngẫu nhiên khá cay độc đối với mọi loại người, bao gồm Bernard Montgomery (“phù phiếm khoa trương”), George Patton (“đầu óc hầu như không lành mạnh”), Lord Beaverbrook (“một tên vô lại triệt để”), Tony Blair (“trí tuệ hạng nhì”), Charles de Gaulle (“kiêu căng và bất nhã”) và Adlai Stevenson (“kẻ tự do chủ nghĩa sùng đạo”), chưa kể đến nhiều nhà sử học Anh đối thủ cạnh tranh của ông và, chẳng vì lý do gì rõ ràng, cả Pearl S. Buck.

 

 

 

He is especially disdainful of supercilious Americans who created their own Churchill cult without truly understanding who he was.

 

 Ông rất coi khinh những người Mỹ trịch thượng đã tạo ra cuồng giáo Churchill của riêng họ mà thực ra không hiểu Churchill là người thế nào.

 

 

 

He traces this to John F. Kennedy, the first president to wrap himself in Churchill’s cloak, followed by Ronald Reagan, who quoted Churchill in his first Inaugural Address, and George W. Bush, who kept a Churchill bust in the Oval Office.

 

Ông truy nguyên sự này bắt nguồn từ John F. Kennedy, vị tổng thống đầu tiên thể hiện lòng trung thành và sự ủng hộ vô điều kiện với Churchill, tiếp theo là Ronald Reagan, người đã trích dẫn lời Churchill trong Bài diễn văn nhậm chức đầu tiên của mình và George W. Bush, người đã để bức tượng bán thân Churchill trong Phòng Bầu dục.

Only when the likes of Donald Trump, Rudy Giuliani and Ted Cruz invoke Churchill does Wheatcroft come to his defense:

 

Chỉ khi những người như Donald Trump, Rudy Giuliani và Ted Cruz viện dẫn đến Churchill thì Wheatcroft mới lên tiếng bảo vệ ông:

 

 

 

“In his long life Churchill had done and said many foolish, sometimes disastrous and even ignoble things, but he had profound respect for constitutional government and elected legislatures, not least Congress where he had been so loudly cheered.

 

“Trong cuộc đời dài lâu của mình, Churchill đã làm và nói nhiều điều ngu ngốc, đôi khi tai hại và thậm chí là thấp hèn, song ông ấy hết sức tôn trọng chính phủ hợp hiến. và các cơ quan lập pháp được bầu, nhất là Quốc hội, nơi ông đã được cổ vũ vang dội.

 

 

 

Nothing he had ever done deserved Trump, Giuliani and Cruz.”

 

Trump, Giuliani và Cruz không xứng đáng để viện dẫn bất kỳ điều gì ông từng làm. ”

 

 

 

If it feels as though Wheatcroft gives short shrift to the profound importance of Churchill’s courageous stand against Hitler, perhaps that is because he has written his book almost as an explicit rejoinder to Andrew Roberts, who celebrated that stand so expertly in his 2018 biography, “Churchill: Walking With Destiny.”

 

Nếu người ta có cảm giác như thể Wheatcroft hầu như bỏ qua ý nghĩa quan trọng sâu sắc trong lập trường can đảm của Churchill chống lại Hitler, có lẽ đó là bởi vì ông đã viết cuốn sách của mình gần như là một lời đối đáp thẳng thừng với Andrew Roberts, người đã tôn vinh lập trường đó một cách chuyên nghiệp trong cuốn tiểu sử năm 2018 của mình, " Churchill: Walking With Destiny” (“Churchill: Đi cùng định mệnh”).

 

 

 

Small wonder that Roberts has already fired back in The Spectator, deriding Wheatcroft’s attack on Churchill as “character assassination” and taking issue with various factual assertions.

 

 Có chút ngạc nhiên là Roberts đã phản pháo lại trong The Spectator, chế giễu sự tấn công của Wheatcroft nhằm vào Churchill là "ám sát nhân vật" và bất đồng ý kiến với nhiều khẳng định thực tế khác.

 

 

 

“Never in the field of Churchill revisionism have so many punches been thrown in so many pages with so few hitting home,” Roberts wrote.

 

Roberts đã viết: “Chưa bao giờ trong lĩnh vực xét lại Churchill lại có nhiều cú đấm được tung ra trên nhiều trang giấy mà rất ít cú trúng đích đến thế”.

 

 

 

They are, of course, taking different views of the same man.

 

Họ dĩ nhiên đang xem xét cùng một người dưới những góc độ khác nhau.

 

 

 

Roberts’s book was described in these pages as the best single-volume biography of Churchill yet written.

 

Cuốn sách của Roberts ở đây được coi là cuốn tiểu sử một tập hay nhất về Churchill từng được viết.

 

 

 

Wheatcroft’s could be the best single-volume indictment of Churchill yet written.

 

Cuốn sách của Wheatcroft có thể là bản cáo trạng một tập hay nhất về Churchill từng được viết.

 

 

 

With statues, it is hard to see the complexity.

 

Với những tượng đài, khó mà thấy được sự phức tạp.

 

 

 

Which is why we have competing books like these to help shape the debate as we edit the past.

 

Đó cũng là lý do vì sao chúng ta lại có những cuốn sách cạnh tranh nhau như những cuốn này để giúp định hình cuộc tranh luận khi chúng ta biên tập lại quá khứ.

 

CHURCHILL’S SHADOW
The Life and Afterlife of Winston Churchill
By Geoffrey Wheatcroft
Illustrated. 640 pp. W.W. Norton & Company. $40.

Chia sẻ: