Hai vụ máy bay rơi và cuộc khủng hoảng tại hãng Boeing

15 1 / 2022
Đăng bởi: lovebird21c

Hai vụ máy bay rơi và cuộc khủng hoảng tại hãng Boeing

nguồn: New York Times,

biên dịch: Takya Đỗ,


The Crash of Two Airplanes and the Crisis at Boeing

 

Hai vụ máy bay rơi và cuộc khủng hoảng tại hãng Boeing

 

 


 

In October, a federal grand jury indicted a former Boeing test pilot named Mark Forkner, accusing him of deceiving the Federal Aviation Administration and scheming to defraud airlines during the development of the 737 Max, two of which crashed within five months of each other, killing 346 people.

 

Tháng 10 vừa qua, một đại bồi thẩm đoàn cấp liên bang đã kết tội Mark Forkner nguyên là phi công lái thử nghiệm máy bay của Boeing, cáo buộc anh ta lừa dối Cục Hàng không Liên bang [FAA] và âm mưu lừa gạt các hãng hàng không trong quá trình phát triển máy bay 737 Max, hai máy bay loại này đã bị rơi trong vòng 5 tháng, khiến 346 người thiệt mạng.

 

 

 

It might be tempting to view the indictment as a sort of resolution to the 737 Max ordeal.

 

Có thể đó là điều khiến ta thích ý nếu coi bản cáo trạng như một kiểu phán quyết đối với cuộc thử nghiệm máy bay 737 Max.

 

 

 

Identifying a chief villain has a way of simplifying complex narratives and here, at last, was someone to blame.

 

Việc xác định một kẻ thủ phạm thường vẫn là cách đơn giản hóa những câu chuyện phức tạp và rốt cuộc ở câu chuyện này là một kẻ nào đó đáng bị đổ lỗi.

 

 

 

But while Forkner does appear to have hoodwinked regulators and misled customers, he was hardly the one most responsible for the two 737 Max crashes, which occurred in 2018 and 2019.

 

Song cho dù Forkner có vẻ như đã qua mắt được những nhà quản lý và lừa dối khách hàng, anh ta chắc hẳn không phải là người chịu trách nhiệm cao nhất cho hai vụ tai nạn máy bay 737 Max, xảy ra năm 2018 và 2019.

 

 

 

Robison, an investigative reporter at Bloomberg, wrote about Boeing only occasionally in the wake of the second crash.

 

Robison, một phóng viên điều tra của Bloomberg, chỉ có đôi ba lần viết về Boeing sau vụ tai nạn thứ hai.

That has not left him at any disadvantage.

 

Điều đó đã chẳng làm anh thiệt thòi gì.

 

 

 

Through archival research, the benefit of the extensive reporting on the crashes and their aftermath, and interviews with many of the key players, Robison has produced an authoritative, gripping and finely detailed narrative that charts the decline of one of the great American companies.

 

Nhờ nghiên cứu hồ sơ lưu trữ, lợi ích của việc báo cáo ở phạm vi rộng về các vụ rơi máy bay và hậu quả của chúng, và các cuộc phỏng vấn với nhiều nhân vật chủ chốt, Robison đã cho ra một câu chuyện đáng tin cậy, hấp dẫn và tỉ mỉ một cách tinh tế, câu chuyện đã vẽ ra đồ thị đi xuống của một trong những công ty lớn của Mỹ.

 

 

 

Boeing’s importance to the country’s economic and industrial story is hard to overstate.

 

Tầm quan trọng của Boeing đối với câu chuyện kinh tế và công nghiệp của đất nước khó có thể phóng đại lên hơn.

 

 

 

During World War II, its factories outside Seattle were “making more than a dozen B-17 Flying Fortress bombers in a single day,” Robison writes.

 

Trong Thế chiến II, các nhà máy của Boeing bên ngoài Seattle đã “chế tạo hơn một tá Pháo đài bay ném bom B-17 chỉ trong một ngày”, Robison viết.

 

 

 

After the war, Boeing turned its attention to the growing commercial aviation market and began producing a string of planes that would revolutionize air travel, including the 707, the 727, the 737 and the 747.

 

Sau chiến tranh, Boeing chuyển mối quan tâm của mình sang thị trường hàng không thương mại đang ngày càng phát triển và bắt đầu sản xuất một loạt máy bay sẽ cách mạng hóa ngành du lịch hàng không, bao gồm các máy bay 707, 727, 737 và 747.

 

 

 

Boeing engineers helped NASA land men on the moon, and the company remains a major military contractor and the maker of Air Force One.

 

Các kỹ sư của Boeing đã giúp NASA đưa con người đổ bộ lên mặt trăng, và hãng này vẫn là một nhà thầu quân sự lớn và là nhà sản xuất chuyên cơ Không lực Một [dành cho Tổng thống].

 

 

 

Much of Boeing’s success came, of course, from its ability to produce reliable airplanes.

 

Dĩ nhiên đa phần thành công của Boeing đến từ khả năng sản xuất những chiếc máy bay đáng tin cậy.

 

 

 

As Peter Robison demonstrates in “Flying Blind: The 737 Max Tragedy and the Fall of Boeing,” ultimate blame for the crashes lies with the highly paid executives who waged a decades-long campaign to transform Boeing from a company “once ruled by engineers who thumbed their noses at Wall Street” into “one of the most shareholder-friendly creatures of the market,” a company that “celebrated managers for cost cutting, co-opted regulators with heaps of money and pressured suppliers with Walmart-style tactics.”

 

Như Peter Robison chỉ ra trong cuốn “Flying Blind: The 737 Max Tragedy and the Fall of Boeing” (“Bay mù: Tấn thảm kịch 737 Max và sự xuống dốc của hãng Boeing”), trách nhiệm tối hậu đối với các vụ tai nạn đó thuộc về các giám đốc điều hành được trả lương cao, những người đã tiến hành một chiến dịch kéo dài hàng thập kỷ để biến Boeing từ một hãng “từng được lãnh đạo bởi các kỹ sư tỏ ý khinh thường Phố Wall ra mặt” thành “một trong những kẻ thân-thiện-nhất-với-cổ-đông của thị trường đó”, một hãng đã “tôn vinh các nhà quản lý vì cắt giảm được chi phí, hợp tác với các cơ quan quản lý bằng cả đống tiền và gây sức ép với các nhà cung cấp bằng những chiến thuật kiểu Walmart.”

 

 

 

But a crucial part of what made the company great during the 20th century was its exceptional corporate culture.

 

Nhưng một phần cốt yếu khiến hãng này cường thịnh trong suốt thế kỷ 20 là văn hóa doanh nghiệp đặc biệt của hãng.

 

 

 

Authority inside Boeing rested with aeronautical engineers, not finance executives.

 

Quyền lực nội bộ của Boeing thuộc về các kỹ sư hàng không, chứ không thuộc về các giám đốc tài chính.

 

 

 

If someone working on the design of a new plane spotted an opportunity for an improvement, the change was made, even if it meant costly delays.

 

Nếu ai đó đang nghiên cứu thiết kế một chiếc máy bay mới nhận thấy cơ hội để cải tiến thì người ta sẽ thực hiện thay đổi, ngay cả khi thay đổi đó có nghĩa là những trì hoãn tốn kém.

 

 

 

What mattered most was getting it right, and ensuring that Boeing planes were as safe as they could possibly be.

 

Điều quan trọng nhất là phải làm cho đúng và đảm bảo rằng các máy bay Boeing an toàn hết mức có thể.

 

 

 

When Boeing designed the long-haul 777 in the early 1990s, the company, Robison reports, invested in “$100,000 IBM workstations for every engineer who tested software.”

 

Robison đưa tin rằng khi Boeing thiết kế máy bay vận chuyển đường dài 777 đầu những năm 1990, hãng đã đầu tư vào “các máy trạm IBM trị giá 100.000 đô-la cho mỗi kỹ sư thử nghiệm phần mềm”.

 

 

 

Around the same time, Boeing completed construction of “a $70 million training center near Seattle for pilots, mechanics and flight attendants who would use the 777 and other Boeing planes.”

 

Cũng khoảng thời gian đó, Boeing đã hoàn thành xây dựng “một trung tâm đào tạo trị giá 70 triệu đô-la gần Seattle để đào tạo các phi công, thợ máy và tiếp viên hàng không, những người sẽ vận hành máy bay 777 và các máy bay Boeing khác”.

 

 

 

Well into the 1990s, that proud engineering culture was alive and well.

 

Suốt những năm 1990, văn hóa mang tính kỹ thuật đáng tự hào đó vẫn tồn tại và hưng thịnh.

 

 

 

Then, right around the turn of the millennium, Boeing lost its way.

 

Rồi, ngay vào khoảng giao thời của thiên niên kỷ đó, Boeing đã lạc lối.

 

 

 

Robison accurately traces the beginning of Boeing’s downfall to the 1997 acquisition of McDonnell Douglas, a rival aircraft manufacturer.

 

Robison truy nguyên chính xác khởi nguồn sự xuống dốc của Boeing từ năm 1997 khi mua lại McDonnell Douglas, một đối thủ sản xuất máy bay.

 

 

 

At the time, McDonnell Douglas was run by Harry Stonecipher, an unpleasant chief executive who relished cost cutting and had little patience for deliberative engineers.

 

Thời điểm đó, McDonnell Douglas do Harry Stonecipher điều hành, đây là một giám đốc điều hành chẳng mấy dễ chịu rất thích cắt giảm chi phí và ít kiên nhẫn đối với các kỹ sư biết suy tính thận trọng.

 

 

 

It was an attitude Stonecipher developed during his years at General Electric, where he worked with Jack Welch, the most influential C.E.O. of his generation and the pioneer of a new style of cutthroat capitalism that prioritized shareholder value above all else.

 

Đó là thái độ mà Stonecipher đã tiêm nhiễm trong những năm làm việc tại General Electric, nơi ông ta làm việc với Jack Welch, một CEO có ảnh hưởng nhất trong thế hệ của ông ta và là người tiên phong một phong cách mới của chủ nghĩa tư bản tàn khốc, đặt ưu tiên giá trị của cổ đông cao hơn hết thảy.

 

 

 

Stonecipher became chief executive of Boeing and promptly turned the company’s attention away from the business of producing exquisitely designed airplanes and toward the matter of generating profits for shareholders.

 

Stonecipher trở thành giám đốc điều hành của Boeing và ngay lập tức chuyển sự quan tâm của công ty ra khỏi việc sản xuất máy bay thiết kế tinh xảo và hướng tới vấn đề tạo lợi nhuận cho các cổ đông.

 

 

 

Payrolls were slashed.

 

Biên chế bị cắt giảm.

 

 

 

Union labor was shunned.

 

Công đoàn bị xa lánh.

 

 

 

Technical work was outsourced to cheap contractors.

 

Công việc kỹ thuật được thuê các nhà thầu giá rẻ bên ngoài thực hiện.

 

 

 

The transformation only accelerated under Boeing’s next C.E.O., Jim McNerney, another G.E. veteran, who was a runner-up to replace Welch at G.E.

 

Sự biến đổi ấy chỉ càng thêm tăng tốc dưới thời CEO tiếp theo của Boeing là Jim McNerney, một lãnh đạo kỳ cựu khác của General Electric, người đứng thứ hai để thay thế Welch tại General Electric.

 

 

 

Robison’s history is complete, but at times excessive.

 

Câu chuyện lịch sử của Robison khá hoàn chỉnh, nhưng đôi khi cũng thừa thãi.

 

 

 

Minor corporate dramas that took place decades ago get a bit too much attention.

 

Những bi kịch nhỏ của hãng diễn ra từ hàng chục năm trước được chú ý quá nhiều.

 

 

 

After the introduction, it is more than 100 pages before “Flying Blind” turns squarely to the fateful development of the Max. Once that happens, however, the narrative gains speed and hurtles toward its inevitable conclusion.

 

Sau phần giới thiệu, phải có đến hơn 100 trang trước khi “Flying Blind” dứt điểm chuyển sang sự phát triển định mệnh của Max. Tuy vậy, một khi điều đó đã diễn ra, câu chuyện sẽ tăng tốc và sầm sập lao đến hồi kết không thể tránh khỏi của nó.

 

 

 

Robison homes in on crucial moments during the eight years it took to design, certify and produce the 737 Max, revealing how at each turn, a fixation on profits led Boeing employees to make a series of catastrophic choices.

 

Robison tập trung vào những thời điểm quyết định trong suốt tám năm mà hãng bỏ ra để thiết kế, chứng thực và sản xuất chiếc máy bay 737 Max, đồng thời phát lộ ra rằng tại mỗi ngã rẽ, việc chăm chăm tập trung vào lợi nhuận đã khiến các nhân viên của Boeing phải đưa ra một loạt những quyết định thảm khốc như thế nào.

 

 

 

There was the decision to redesign the 737 instead of designing a new jet, obliging the company to update a plane that had been introduced in the 1960s.

 

Đã có quyết định thiết kế lại máy bay 737 thay vì thiết kế một máy bay phản lực mới, buộc hãng phải hiện đại hóa một máy bay đã được giới thiệu vào những năm 1960.

 

 

 

There was the introduction of a new piece of poorly designed software, MCAS, which ultimately wrested control of the plane away from the pilots.

 

Đã có việc đưa vào sử dụng một mẫu phần mềm mới được thiết kế tồi tệ, là MCAS, cái phần mềm rốt cuộc đã giật quyền điều khiển máy bay khỏi tay phi công.

 

 

 

And there were the numerous instances when Boeing employees, including Forkner, played down the importance of MCAS to federal regulators and airlines, leaving pilots unaware of the new software until after the first crash.

 

Và đã có nhiều tình huống khi các nhân viên của Boeing, bao gồm cả Forkner, hạ thấp tầm quan trọng của MCAS với các cơ quan quản lý liên bang và các hãng hàng không, khiến các phi công không biết gì về phần mềm mới cho đến sau vụ rơi máy bay đầu tiên.

 

 

 

All the while, as Boeing executives skimped on the design and development of the Max, they shoveled billions of dollars back to shareholders in the form of buybacks and dividends.

 

Trong suốt thời gian đó, khi các giám đốc điều hành của Boeing quyết định hà tiện trong khâu thiết kế và quá trình phát triển Max, họ đã múc lại hàng tỷ đô-la cho các cổ đông dưới hình thức mua lại và cổ tức.

 

 

 

There is a grim sense of inevitability as the crashes draw nearer.

 

Có một cảm giác nghiệt ngã về điều không thể tránh khỏi khi các vụ rơi máy bay ngày càng đến gần.

 

 

 

Among the most ominous warning signs Robison identifies are the Boeing employees who despaired about their own company.

 

Trong số những dấu hiệu cảnh báo đáng ngại nhất mà Robison xác định, có các nhân viên Boeing cảm thấy thất vọng về hãng của họ.

 

 

 

Many said they wouldn’t set foot on a Boeing plane.

 

Nhiều người nói rằng họ sẽ không đặt chân lên máy bay Boeing.

 

 

 

Others disparaged their colleagues, their customers and the regulators.

 

Những người khác chê trách đồng nghiệp, khách hàng của họ và các cơ quan quản lý.

 

 

 

During the design of the Max, one manager told an engineer:

 

Trong quá trình thiết kế Max, một nhà quản lý đã bảo một kỹ sư:

 

 

 

“People have to die before Boeing will change things.”

 

“Thà rằng người ta phải chết chứ Boeing sẽ chẳng thay đổi gì đâu”.

 

 

 

After the first crash, Robison reveals how Boeing executives, including the company’s C.E.O. at the time, Dennis Muilenburg, blamed foreign pilots for the disaster, and how the company’s leaders proved incapable of grasping the magnitude of the crisis on their hands.

 

Sau vụ tai nạn đầu tiên, Robison phát lộ các giám đốc điều hành của Boeing, bao gồm cả Dennis Muilenburg – CEO của hãng tại thời điểm đó – đã đổ lỗi cho các phi công nước ngoài về thảm họa đó ra sao, và các nhà lãnh đạo của hãng đã chứng tỏ không có khả năng nắm bắt được tính chất trọng đại của cuộc khủng hoảng mà họ phải đối phó như thế nào.

 

 

 

He also charts how the F.A.A. lost its teeth as an effective regulator, leaving it complacent and unable to recognize that another plane could crash.

 

Anh cũng phác họa cách FAA đã mất hết hiệu lực ở vai trò một cơ quan quản lý hiệu quả, khiến nó tự mãn và không thể nhận ra rằng một máy bay khác có thể rơi.

 

 

 

After the second crash, Robison follows the families of the victims and their wrenching quest to hold Boeing accountable, and details Boeing’s ham-handed response.

 

Sau vụ tai nạn thứ hai, Robison theo dõi gia đình các nạn nhân và cuộc điều tra nhọc nhằn của họ để buộc Boeing phải chịu trách nhiệm, và anh kể ra chi tiết sự đối phó vụng về của Boeing.

 

 

 

There is an understandable temptation to look for silver linings in the wake of tragedy.

 

Thật dễ hiểu khi người ta cảm thấy thôi thúc mong được thấy những điểm sáng ngay sau thảm kịch đó.

 

 

 

We can’t help hoping that 346 lives were not lost in vain, that the lessons learned will allow Boeing to avoid making the same sorts of mistakes in the future.

 

Chúng ta không thể dừng hy vọng rằng 346 sinh mạng đã không bị mất đi một cách phí hoài, rằng những bài học kinh nghiệm sẽ cho phép Boeing tránh mắc phải những sai lầm kiểu đó trong tương lai.

 

 

 

When the causes of the crashes are so clear to see, the culture inside Boeing so obviously broken, the regulatory apparatus so glaringly inadequate, how could fundamental changes not be in store?

 

Khi nguyên nhân của các vụ rơi máy bay đã quá rõ ràng, văn hóa nội tại của Boeing hiển nhiên đã bị phá vỡ, bộ máy quản lý rành rành là không xứng, thì thế nào chẳng xảy ra những thay đổi căn bản?

 

 

 

Robison, however, finds little reason for optimism.

 

Thế nhưng Robison thấy rất ít lý do để lạc quan.

 

 

 

While Boeing has now accepted responsibility for one of the crashes as part of a settlement, no one at the company besides Forkner has been charged with a crime.

 

Mặc dù Boeing hiện đã nhận trách nhiệm về một trong những vụ máy bay rơi như một phần của thỏa thuận dàn xếp, nhưng tại hãng này không có ai ngoài Forkner bị buộc tội.

 

 

 

Muilenburg was ousted as C.E.O., but still collected a $60 million golden parachute.

 

Muilenburg đã bị hất cẳng khỏi ghế CEO, nhưng vẫn thu về một món trợ cấp thôi việc đặc biệt trị giá 60 triệu đô-la.

 

 

 

After being grounded for more than a year, the 737 Max is back in service.

 

Sau hơn một năm không được bay, 737 Max đã hoạt động trở lại.

 

 

 

And today, Boeing is led by Dave Calhoun, another Jack Welch protégé who was on the Boeing board for years, and was intimately involved in the company’s botched response to the crashes.

 

Và hiện thời, Boeing được lãnh đạo bởi Dave Calhoun, một người cũng được Jack Welch bảo trợ, người đã có chân trong hội đồng quản trị Boeing trong nhiều năm, và đã tham gia mật thiết vào sự đối phó vụng về của hãng đối với các vụ tai nạn.

 

 

 

Even with hundreds of families in pain, Boeing’s reputation tarnished and the F.A.A.’s credibility in tatters, “the managers,” Robison writes, “men who heaped on the pressure, reaped the rewards and then disappeared when the whole deadly blunder was exposed — never paid any price.”

 

Ngay cả khi hàng trăm gia đình đang đau khổ, danh tiếng của Boeing bị hoen ố và uy tín của FAA đổ vỡ, “những nhà quản lý,” Robison viết, “những người chồng chất nhiều áp lực [lên nhân viên], gặt hái phần thưởng và rồi biến mất khi toàn bộ sai lầm chết người bị phơi bày – chưa từng phải trả bất kỳ cái giá nào hết”.



FLYING BLIND
The 737 Max Tragedy and the Fall of Boeing
By Peter Robison
336 pp. Doubleday. $30.

Bài trước: Amazon đã làm gì với văn chương hư cấu?
Chia sẻ: