Quấy rối tình dục ở trường Đại học – làm thế nào để xử lý công bằng hơn?

3 1 / 2022
Đăng bởi: lovebird21c

Quấy rối tình dục ở trường Đại học – làm thế nào để xử lý công bằng hơn?

nguồn: New York Times,

biên dịch: Thu Phương,

How Can Colleges Handle Sexual Misconduct Cases More Fairly?

 

Quấy rối tình dục ở trường Đại học – làm thế nào để xử lý công bằng hơn?

 

 


 

Alexandra Brodsky’s “Sexual Justice: Supporting Victims, Ensuring Due Process, and Resisting the Conservative Backlash” seems, at first, as if it is going to be a work of soul-searching about the campus anti-rape movement.

 

Cuốn sách “Quấy rối tình dục và Công lý: giúp đỡ nạn nhân, đảm bảo thủ tụng tố tụng theo pháp luật và phản đối chỉ trích mạnh mẽ của phe bảo thủ” của Alexandra Brodsky mới đầu tưởng đâu như là tác phẩm giãi bày phong trào chống hiếp dâm tại trường học.

 

 

 

In 2013, Brodsky, then on her way to law school, was a founder of Know Your IX, a student group that fought to use Title IX of the 1972 Civil Rights Law, which prohibits sex discrimination in education, to get schools to do more to protect students from sexual assault.

 

Năm 2013 khi Brodsky còn là sinh viên trường luật, cô đã thành lập Know Your IX, nhóm sinh viên đấu tranh vì Tiêu đề IX của Luật Dân quyền năm 1972 về việc cấm phân biệt giới tính trong giáo dục, buộc các trường học hành động quyết liệt hơn để bảo vệ sinh viên trước các vụ tấn công tình dục.

 

 

 

Now a civil rights lawyer, she’s been at the center of the long battle about how campus sexual misconduct allegations should be resolved.

 

Hiện Brodsky đã trở thành luật sư dân quyền và là trung tâm của cuộc chiến dai dẳng liên quan đến phương hướng giải quyết các cáo buộc quấy rối tình dục trong trường học.

 

 

 

And the introduction to her book suggests she’s had some second thoughts.

 

Ngay từ phần giới thiệu sách Brodsky đã nêu quan điểm của mình.

 

 

 

Some Title IX advocates, she writes in the first pages, “abandoned complexity, dismissing concerns about due process out of hand, or rejected reasonable reforms because they came from ‘the other side.’

 

Cô viết: một số người ủng hộ Tiêu đề IX đã “chối bỏ tính phức tạp, những lo ngại về thủ tục tố tụng khó kiểm soát, hoặc từ chối những cải cách hợp lý vì chúng đến từ ‘phía bên kia’.

 

 

 

Some used low rates of false reporting to excuse mistreatment of the accused, or were cavalier about the stakes for a student facing suspension.”

 

Một số khác lấy tỷ lệ báo cáo sai thấp để bào chữa cho hành vi ngược đãi bị cáo, hoặc không quan tâm đến hậu quả bị đình chỉ học mà sinh viên phải đối mặt.”

 

 

 

She described spending a year in law school reviewing lawsuits from students who claimed they were wrongly suspended or expelled for sexual assault.

 

Trong một năm nghiên cứu tại trường luật, Brodsky đã xem xét lại các đơn khiếu nại từ những sinh viên cho rằng mình bị đình chỉ/đuổi học vô lý vì hành vi tấn công tình dục.

 

 

 

She struggled to balance her empathy for them with her wariness of what the philosopher Kate Manne has called “himpathy,” outsize concern for male perpetrators at the expense of victims.

 

Cô phải đấu tranh để dung hòa sự đồng cảm của mình dành cho họ với cảm giác “thông cảm cho anh ta” theo định nghĩa của nhà triết học Kate Manne – là cảm giác đặc biệt quan tâm, thông cảm cho thủ phạm vì họ là nam giới, gây tổn thương tới nạn nhân.

 

 

 

I was eager to read more about this struggle, but most of “Sexual Justice” isn’t a book about gray areas or ambivalence.

 

Tôi nóng lòng muốn đọc thêm về quá trình đấu tranh này nhưng “Sexual Justice” không phải cuốn sách kể về những góc khuất hay mâu thuẫn.

 

 

 

It’s something less interesting but potentially more useful: a treatise from a committed activist laying down broad guidelines for fair adjudication processes.

 

Tuy không hấp dẫn nhưng quan trọng hơn hết là: một cuốn sách chuyên môn được viết bởi một nhà hoạt động tận tâm, đưa ra các nguyên tắc chung để xây dựng quy trình xét xử công bằng.

 

 

 

“My focus is the steps by which people can vet an accusation of sexual harassment, rather than the matter of what constitutes sexual harassment,” she writes.

 

Cô viết: “Tôi tập trung vào các bước bác bỏ cáo buộc quấy rối tình dục thay vì các yếu tố cấu thành hành vi quấy rối tình dục.”

 

 

 

Because of horror stories about Kafkaesque tribunals, school-based sexual assault and harassment investigations have come under attack from left-leaning civil libertarians as well as from conservatives.

 

Những câu chuyện rùng rợn về tòa án Kafkaesque khiến các cuộc điều tra quấy rối và tấn công tình dục tại trường học vấp phải chỉ trích từ những người theo chủ nghĩa tự do dân sự cánh tả và phái bảo thủ.

 

 

 

While acknowledging instances of overreach, Brodsky wants to defend and improve institutional processes for dealing with sexual assault outside the criminal justice system.

 

Ngoài việc nhận biết các trường hợp sai phạm, Brodsky muốn ủng hộ và cải thiện quy trình có tổ chức trong ứng phó các trường hợp tấn công tình dục không thuộc hệ thống tư pháp hình sự.

 

 

 

Her book is a practical, lawyerly work that will, I suspect, be valuable to other activists as well as to school administrators and human resources officers.

 

Theo tôi, cuốn sách của cô không chỉ phản ánh thực tế, thiên về luật pháp, mà còn mang đến giá trị cho các nhà hoạt động khác cũng như ban giám hiệu nhà trường hay cán bộ nhân sự.

 

 

 

Perhaps this is faint praise.

 

Thực ra tôi chỉ khen cho có lệ.

 

 

 

I think I share Brodsky’s politics — I’m broadly sympathetic to the movement she helped catalyze, but also take its civil libertarian critics seriously — and was frustrated by how, despite her respect for nuance, she elides some difficult issues.

 

Khi tôi chia sẻ quan điểm chính trị của Brodsky, tôi hoàn toàn đồng cảm với phong trào mà cô đã đóng vai trò làm chất xúc tác, đồng thời rất coi trọng những người lên án chủ nghĩa tự do dân sự. Nhưng dù Brodsky tôn trọng tính tinh tế, tôi vẫn rất thất vọng khi cô phớt lờ một số vấn đề quan trọng.

 

 

 

Part of the problem is her decision to mostly gloss over the expanded conceptions of sexual assault that are key to many campus controversies.

 

Một phần vấn đề xuất phát từ quyết định phớt lờ các khái niệm bao quát về hành vi tấn công tình dục vốn là điểm mấu chốt của nhiều cuộc tranh cãi ở trường học.

 

 

 

(She does say, in her conclusion, “Definitions of sexual harassment should be neither under- nor over-inclusive.”)

 

(Cô từng đề cập trong phần kết: “Các định nghĩa về quấy rối tình dục không được bao hàm quá rộng hay quá hạn hẹp.”)

 

 

 

Usually, it is unfair to criticize a book for what’s not in it, but it’s hard to evaluate whether institutional discipline is just without understanding what people are being disciplined for.

 

Thật không công bằng khi chỉ trích một cuốn sách vì những vấn đề sách không đề cập tới, nhưng nếu không hiểu được lý do vì sao bị kỷ luật thì không thể đánh giá được tính kỷ luật có tổ chức.

 

 

 

In one section, Brodsky discusses a graduate student who felt wronged after a fellow student accused him of sexual assault.

 

Trong một phân đoạn Brodsky nhắc tới một sinh viên mới tốt nghiệp cảm thấy mình là nạn nhân sau khi một sinh viên khác tố cáo anh ta tấn công tình dục.

 

 

 

“The alleged victim had reported two forms of unwanted sexual contact,” she writes.

 

Cô kể: “Nhân vật được cho là nạn nhân đã báo cáo về hai hành vi quấy rối tình dục không mong muốn.

 

 

 

“The man admitted to the less severe of the two, and according to the university’s report he was found responsible only for that one.

 

Anh chàng kia thừa nhận cả hai trường hợp nhưng mức độ không nghiêm trọng đến vậy. Và theo báo cáo của trường, anh ta vẫn phải chịu trách nhiệm trong trường hợp đó.

 

 

 

In our conversation, he told me he thought this contact was not bad enough to merit sanctions.

 

Khi trò chuyện với tôi, anh ta cho rằng mức độ động chạm này không đáng bị phạt.

 

 

 

If he is right about that, he has reason to be angry.”

 

Nếu anh ta nói đúng, anh ta có lý do để tức giận”.

 

 

 

This seems, at least to me, to imply a critique of the school’s standards for sexual misconduct.

 

Câu chuyện này như đang gián tiếp chỉ trích các tiêu chuẩn của trường đối với hành vi quấy rối tình dục, chí ít thì tôi thấy như vậy.

 

 

 

But without some idea of the underlying facts, it’s impossible to interpret.

 

Nhưng nếu không nắm bắt được các thông tin cơ bản thì không thể giải thích được.

 

 

 

The frequent narrative vagueness in “Sexual Politics” appears to be a deliberate political choice.

 

Tính phỏng đoán xuất hiện liên tục trong câu chuyện của “Chính trị tình dục” có vẻ là sự sắp đặt có chủ ý liên quan đến chính trị.

 

 

 

Early on, Brodsky writes:

 

Ngay từ đầu Brodsky đã viết:

 

 

 

“I’ve made a very purposeful effort not to dwell on the gory details of wrongdoing.

 

“Tôi đã rất cố gắng để không xoáy sâu vào những chi tiết đầy máu me trong từng hành vi sai trái.

 

 

 

I don’t want to treat trauma like pornography.”

 

Tôi không muốn coi những tổn thương như khiêu dâm.”

 

 

 

This is admirable to a point; I can see how readers might feel bludgeoned by repeated fine-grained descriptions of abuse.

 

Đây là điểm đáng ngưỡng mộ; Tôi cảm nhận được độc giả có thể thấy bối rối ra sao khi bị nhồi nhét liên tục các chi tiết liên quan đến hành vi quấy rối.

 

 

 

But beyond making the book feel bloodless, the lack of specifics sometimes seems like a way to avoid engaging with the substance of allegations.

 

Ngoài mục đích tránh tạo cảm giác máu me, việc sách không đưa chi tiết cụ thể đôi khi là muốn cố tình tránh dính líu đến bản chất các cáo buộc.

 

 

 

In a very brief section about “moving” stories of perpetrators who experienced personal growth after institutional justice, Brodsky writes, “Another man who was accused of harassment as a young student found the process deeply painful, but also told me it spurred him to rethink how he treated others.”

 

Ở phần tổng hợp những câu chuyện “cảm động” về trải nghiệm thay đổi cá nhân của thủ phạm sau quá trình thực hiện công lý có tổ chức, Brodsky viết: “Lại có thêm một người (từng bị buộc tội quấy rối khi còn là sinh viên trẻ tuổi) cảm thấy trải nghiệm này vô cùng đau đớn nhưng nó cũng đã thúc đẩy anh ta kiểm điểm lại cách anh ta đối xử với người khác.”

 

 

 

Lacking details, this anecdote tells us little.

 

Câu chuyện này thiếu chi tiết, không thể hiện được gì.

 

 

 

Where “Sexual Justice” is clarifying and instructive is as an intervention into debates about who should handle sexual assault allegations, what standards of evidence should be used and what protections students should be afforded.

 

 “Sexual Justice” đang làm sáng tỏ và dẫn dắt, cũng như can thiệp vào các cuộc tranh luận về việc ai sẽ xử lý các cáo buộc tấn công tình dục, nên áp dụng những tiêu chí gì đối với bằng chứng được đưa ra và cần thực hiện những biện pháp như thế nào để bảo vệ sinh viên.

 

 

 

Brodsky offers a convincing rejoinder to those who question why schools are investigating sexual abuse in the first place, rather than simply calling the police.

 

Brodsky đưa ra lập luận thuyết phục cho những ai thắc mắc vì sao các cơ sở giáo dục lại nhanh chóng tiến hành điều tra hành vi xâm hại tình dục thay vì báo cảnh sát.

 

 

 

She emphasizes that many institutions have internal disciplinary processes that work differently than criminal courts.

 

Cô nhấn mạnh, nhiều cơ sở có quy trình xử lý kỷ luật nội bộ khác hoàn toàn tòa án hình sự.

 

 

 

Students who commit vandalism or get in fights are regularly sanctioned by their schools, and no one considers it an outrage against due process.

 

Những sinh viên có hành vi phá hoại hoặc gây gổ thường xuyên bị nhà trường xử phạt, và không ai coi đó là hành vi vi phạm thủ tục tố tụng theo pháp luật.

 

 

 

Brodsky understands, however, that nonjudicial processes for handling sexual assault claims will be discredited if they seem like kangaroo courts.

 

Tuy nhiên, Brodsky hiểu rằng các quy trình phi pháp lý để xử lý các khiếu nại tấn công tình dục sẽ mất uy tín nếu chúng diễn ra như phiên tòa chuột túi.

 

 

 

Accused people, she writes, should be clearly informed of the charges against them.

 

Với cô, những người bị buộc tội cần được thông báo rõ ràng về các cáo buộc chống lại họ.

 

 

 

Both parties to a conflict should, ideally, have people assigned to them to help them navigate the system, and each should be given the chance to tell his or her story, present evidence and rebut the other side’s account.

 

Khi cả hai bên xảy ra xung đột, tốt nhất là nên có người được chỉ định giúp họ điều hướng quy trình và mỗi bên nên có cơ hội được kể câu chuyện của mình, đưa ra bằng chứng và có thể bác bỏ thông tin của bên còn lại.

 

 

 

Brodsky’s book’s “mantra,” she writes, is that sexual abuse allegations should be subject to “the same procedures used for all other misconduct that implicates similar interests and similar stakes.”

 

Cuốn sách của Brodsky đi kèm “câu thần chú”:  các cáo buộc xâm hại tình dục phải tuân theo “các thủ tục tương tự được áp dụng cho mọi hành vi sai trái khác liên quan đến quyền và lợi ích tương đương”.

 

 

 

This argument for better bureaucracy is not particularly scintillating.

 

Lập luận này không quá cao siêu để có thể cải thiện bộ máy quan liêu.

 

 

 

It still deserves to be read by everyone responsible for building the systems that regulate how people behave toward one another.

 

Đối với những ai có trách nhiệm xây dựng hệ thống điều chỉnh hành vi ứng xử giữa người với người, cuốn sách này rất đáng đọc.


SEXUAL JUSTICE
Supporting Victims, Ensuring Due Process, and Resisting the Conservative Backlash
By Alexandra Brodsky
322 pp. Metropolitan Books. $29.99.

Chia sẻ: