Cuộc tranh tài 20 năm để phá khóa mật mã của Phiến đá Rosetta

2 1 / 2022
Đăng bởi: lovebird21c

Cuộc tranh tài 20 năm để phá khóa mật mã của Phiến đá Rosetta

nguồn: New York Times,

biên dịch: Takya Đỗ,

The 20-Year Contest to Crack the Code of the Rosetta Stone

 

Cuộc tranh tài 20 năm để phá khóa mật mã của Phiến đá Rosetta

 

 


 

On a steamy day in July 1799, a member of a French military work detail at a tumbledown fort in the Nile Delta made an unusual discovery.

 

Vào một ngày tháng 7 năm 1799 ẩm ướt, một viên lính Pháp tại một pháo đài sắp đổ ở Đồng bằng sông Nile đã có một phát hiện khác thường.

 

 

 

Amid a pile of rubble being used for a renovation project, he noticed a 4-foot-by-3-foot granite slab, covered on one side with intricate inscriptions.

 

Giữa đống gạch vụn đang được sử dụng cho một dự án cải tạo, anh ta nhận thấy một phiến đá granit có kích thước 121 cm x 91 cm, trên một mặt khắc đầy những câu chữ khó hiểu.

 

 

 

Lt. Pierre-François Bouchard, the officer in charge, sensed its significance and turned it over to scholars for analysis.

 

Trung úy Pierre-François Bouchard, sĩ quan phụ trách nhóm, cảm nhận được tính quan trọng của nó và chuyển nó cho các học giả để phân tích.

 

 

 

The nearly one-ton stela, experts determined, had come from a temple dedicated to the Greek-Egyptian King Ptolemy V in 196 B.C.

 

Tấm bia nặng gần một tấn, như các chuyên gia xác định, là từ một ngôi đền thờ vị vua Ai Cập-Hy Lạp Ptolemy V năm 196 TCN.

 

 

 

And the three bands of text — classical Greek, hieroglyphs and an Egyptian shorthand called Demotic — were intended to proclaim the monarch’s achievements in multiple tongues to the peoples of the empire.

 

Và ba đoạn văn bản –  chữ Hy Lạp cổ, chữ tượng hình và một loại chữ giản thể của Ai Cập được gọi là Demotic –  được dùng để bố cáo những thành tựu của vị vua này bằng nhiều thứ tiếng cho các tộc dân trong đế chế.

 

 

 

All three were dead languages, but the Greek alphabet was still in use.

 

Cả ba thứ tiếng đó đều là tử ngữ, nhưng bảng chữ cái Hy Lạp vẫn được sử dụng.

 

 

 

The discovery of the slab, called the Rosetta Stone after the town in which it was found, reignited the ultimate linguistic challenge: deciphering the symbols of the Pharaohs.

 

Việc phát hiện ra phiến đá đó, được gọi là Phiến đá Rosetta theo tên thị trấn nơi nó được tìm thấy, đã lại nhen nhóm lên sự thách thức tối hậu của ngôn ngữ: giải mã các ký hiệu biểu tượng của các Pharaoh.

 

 

 

Edward Dolnick’s “The Writing of the Gods: The Race to Decode the Rosetta Stone” is an engrossing account of the 20-year competition that followed.

 

Cuốn sách “The Writing of the Gods: The Race to Decode the Rosetta Stone” (“Chữ viết của các đấng thần linh: Cuộc đua giải mã Phiến đá Rosetta”) của Edward Dolnick là một câu chuyện mê hoặc về cuộc tranh tài kéo dài 20 năm sau sự kiện đó.

 

 

 

A former science writer for The Boston Globe and the author of books about Isaac Newton and a Dutch art forger who duped the Nazis, Dolnick here conjures up another intricate intellectual caper.

 

Nguyên là nhà văn viết về khoa học của báo The Boston Globe và là tác giả của những cuốn sách về Isaac Newton và một thợ rèn nghệ thuật người Hà Lan đã lừa được bọn Đức Quốc xã, Dolnick ở cuốn sách này đã gợi ra một hành vi trí tuệ khó hiểu khác.

 

 

 

With its thrilling dissection of the decoding process, it calls to mind Margalit Fox’s “The Riddle of the Labyrinth: The Quest to Crack an Ancient Code” (2013), about three scholars who deciphered Linear B, the 3,400-year-old script excavated from the ruins of Crete’s Minoan civilization.

 

Với sự mổ xẻ ly kỳ về quá trình giải mã, nó khiến ta nhớ đến cuốn “The Riddle of the Labyrinth: The Quest to Crack an Ancient Code” (“Bí ẩn của mê cung: Tìm cách bẻ khóa mật mã cổ”) (2013) của Margalit Fox về ba học giả đã giải mã Linear B, văn tự 3.400 năm tuổi được khai quật từ tàn tích của nền văn minh Minoan ở Crete.

 

 

 

Like Fox, Dolnick exuberantly captures the frustrations and triumphs of scholars as they puzzle out the meaning of long-dead runes, “seduced by tantalizing clues and then careening into dead ends and losing hope, but then spotting new markers and dashing off jubilantly once more.”

 

Giống như Fox, Dolnick đã miêu tả một cách khoáng hoạt những thất bại và chiến thắng của các học giả trong quá trình họ tìm lời giải đáp cho ý nghĩa của những chữ rune đã thành tử ngữ từ lâu, “bị dụ hoặc bởi những manh mối như trêu ngươi và rồi loạng choạng đâm vào ngõ cụt và mất hy vọng, nhưng sau đó phát hiện ra những dấu hiệu mới và hân hoan lao tới một lần nữa”.

 

 

 

From the time of the Roman Empire, linguists had tried, with no success, to figure out what hieroglyphs had to say.

 

Từ thời Đế chế La Mã, các nhà ngôn ngữ học đã cố gắng tìm hiểu xem những chữ tượng hình nói lên điều gì song không thành công.

 

 

 

The spread of Christianity hastened the disappearance of anything to do with ancient Egypt:

 

Sự lan rộng của Cơ đốc giáo đã đẩy nhanh sự biến mất của bất kỳ thứ gì liên quan đến Ai Cập cổ đại:

 

 

 

In A.D. 391, Theodosius the Great ordered Egyptian temples to be smashed, and the last hieroglyph was carved into a temple on an island in the Nile in 394.

 

Năm 391 sau công nguyên, Theodosius Đại đế ra lệnh đập tan những ngôi đền Ai Cập thành từng mảnh, và văn tự tượng hình cuối cùng được khắc vào một ngôi đền trên một hòn đảo ở sông Nile năm 394.

 

 

 

The language quickly fell into oblivion.

 

Thứ ngôn ngữ này nhanh chóng rơi vào quên lãng.

 

 

 

Horapallo, a fifth-century Egyptian priest, believed that each pictograph had a deep hidden meaning, and he engaged in wild stabs in the dark to figure out what that was.

 

Horapallo, một thầy tế Ai Cập ở thế kỷ 5, tin rằng mỗi chữ tượng hình đều có một ý nghĩa ẩn sâu, và ông đã dấn thân vào một nỗ lực có rất ít cơ hội thành công để tìm hiểu xem đó là gì.

 

 

 

A hawk must symbolize a god, he posited, because birds fly on a slant and “only the hawk flies straight upward.”

 

Một con diều hâu phải tượng trưng cho một vị thần, ông ấn định thế, bởi vì những con chim thường bay nghiêng và “chỉ có con diều hâu bay thẳng lên không”.

 

 

 

A hare connotes “open” because it seemed never to shut its eyes.

 

Một con thỏ rừng hàm nghĩa "mở" bởi vì dường như nó chẳng khi nào nhắm mắt.

 

 

 

Others ventured up similarly blind alleys, stumped by symbols that offered no clues about whether they were to be read phonetically, or stood for ideas.

 

Những người khác cũng mạo hiểm đi vào những ngõ cụt tương tự, bí rị bởi những ký hiệu không cho một manh mối nào về việc chúng có thể được đọc lên theo ngữ âm, hay thể hiện các ý tưởng.

 

 

 

“Suppose the last English speaker had died 20 centuries ago,” Dolnick writes. “How would anyone ever learn that the sounds c-a-t pronounced in quick succession meant ‘furry animal with whiskers’?”

 

“Giả sử người nói tiếng Anh cuối cùng đã chết cách đây 20 thế kỷ,” Dolnick viết, “làm sao mà có người lại biết rằng các âm c-a-t được phát âm nối liền nhau thật nhanh có nghĩa là ‘con vật lông lá có râu’?”

 

 

 

 All that changed with the Rosetta Stone.

 

Mọi thứ ấy đã thay đổi với Phiến đá Rosetta.

 

 

 

British forces captured the slab from Napoleon’s army in Egypt in 1802 and shipped it to the British Museum, initiating a quest by two geniuses to unlock the code.

 

Năm 1802 Quân đội Anh đã đoạt được phiến đá đó từ quân đội của Napoleon ở Ai Cập và chuyển nó về Bảo tàng Anh quốc, khởi ra cuộc truy tìm cách mở khóa mật mã của hai thiên tài.

 

 

 

Thomas Young was a British polymath who excelled in both physics and linguistics; Jean-François Champollion, who grew up in a provincial French backwater during the revolution, was fixated on all things Egyptian.

 

Thomas Young là một người Anh đa tài, xuất sắc về cả vật lý và ngôn ngữ học; Jean-François Champollion, người lớn lên ở một tỉnh lẻ lạc hậu của Pháp trong thời kỳ cách mạng, đã gắn bó đến mức ám ảnh với tất cả những gì thuộc về Ai Cập.

 

 

 

The last half of Dolnick’s tale focuses on the race between the two, marked by surface cordiality and behind-the-scenes back-stabbing.

 

Nửa cuối câu chuyện của Dolnick tập trung vào cuộc chạy đua giữa hai người đó, được đánh dấu bằng sự thân thiện bề ngoài và những màn đâm lén sau lưng nhau ở hậu trường.

 

 

 

Young deduced that a sequence of pictographs contained inside an oval frame, or cartouche, spelled “Ptolemy.”

 

Young suy luận rằng một chuỗi chữ tượng hình nằm bên trong một khung bầu dục, hoặc một hình cartouche [hình bầu dục có vạch ngang tiếp tuyến ở một đầu], được đánh vần là "Ptolemy."

 

 

 

Yet he couldn’t make the next leap, recognizing that the writing system was mostly a phonetic alphabet.

 

Tuy nhiên, ông không thể thực hiện bước nhảy vọt tiếp theo, trong khi nhận ra rằng hệ thống văn tự chủ yếu là bảng chữ cái phiên âm.

 

 

 

Champollion drew on his fluency in Coptic — descended from ancient Egyptian — to tease out letters, syllables and larger meanings.

 

Champollion đã nhờ vào khả năng thông thạo tiếng Coptic của mình – có nguồn gốc từ tiếng Ai Cập cổ đại – để tách chiết dần ra các chữ cái, âm tiết và những ngữ nghĩa rộng hơn.

 

 

 

“This was ‘Wheel of Fortune’ without Vanna White,” Dolnick writes with typical breeziness, “but with a prize of eternal fame.”

 

“Đây là chương trình “Vòng quay may mắn” (“Wheel of Fortune”) không có Vanna White,” Dolnick viết với vẻ hồ hởi đặc trưng của mình, “song lại có một giải thưởng là danh tiếng vĩnh cửu.”

 

 

 

From that point, the millenniums-long battle was largely won.

 

Nhìn từ góc độ đó, trận chiến kéo dài cả thiên niên kỷ về căn bản đã thắng lợi.

 

 

 

But Dolnick’s stirring account makes it clear that both decoders deserve scholarly immortality.

 

Nhưng câu chuyện khích động cảm xúc của Dolnick cho thấy rõ ràng rằng cả hai nhà giải mã đều xứng đáng với sự bất tử về học thuật.


THE WRITING OF THE GODS
The Race to Decode the Rosetta Stone
By Edward Dolnick
Illustrated. 311 pp. Scribner. $28.

Chia sẻ: