What Unites Buddhism and Psychotherapy?
|
|
Điều gì hợp nhất Phật giáo
với liệu pháp tâm lý?
|
|
|
|
One Therapist Has the Answer.
|
|
Một nhà trị liệu đã có câu
trả lời.
|
|
|
|
Despite often being lumped together these days in what gratingly gets
called the “wellness sector,” psychotherapy and Buddhist meditation might be
seen as almost opposite approaches to the search for peace of mind.
|
|
Liệu pháp tâm lý và phép
thiền của Phật giáo – cho dù ngày nay thường bị đánh đồng với nhau thành cùng
một thứ được gọi một cách chướng tai là “lĩnh vực chăm sóc sức khỏe” – có thể
được coi là những phương pháp tiếp cận gần như đối nghịch nhau để tìm cách
làm cho tâm được an yên.
|
|
|
|
Show up on the couch of a traditional American shrink, and you’ll be
encouraged to delve deep into your personal history and emotional life — to
ask how your parents’ anxieties imprinted themselves on your childhood, say,
or why the way your spouse loads the dishwasher makes you so
disproportionately angry.
|
|
Cứ đến ngồi trên chiếc trường
kỷ của một nhà trị liệu tâm lý truyền thống ở Mỹ là ta sẽ được khích lệ đào
sâu tìm kiếm quá khứ và đời sống tình cảm của bản thân – để [họ] hỏi xem những
mối âu lo của cha mẹ ta đã hằn sâu dấu ấn trong thời thơ ấu của ta như thế
nào, chẳng hạn thế, hoặc vì sao cái cách mà vợ hoặc chồng ta cho bát đĩa vào
cái máy rửa bát lại khiến ta tức giận một cách vô lý đến thế.
|
|
|
|
Show up at a meditation center, by contrast, and you’ll be encouraged
to see all those thoughts and emotions as mere passing emotional weather, and
the self to which they’re happening as an illusion.
|
|
Trái lại, cứ đến một trung
tâm thiền là ta sẽ được khích lệ coi tất cả những suy nghĩ và cảm xúc đó chỉ
như một thứ tâm cảnh thoáng qua và coi cái bản thể nơi đang diễn ra những suy
nghĩ cảm xúc đó chỉ là một ảo ảnh.
|
|
|
|
These differences also help explain the characteristic ways in which
each approach goes wrong — as in the case of the lifelong therapy patient
who’s fascinated by his own problems, yet still as neurotic as ever; or the
moony meditator engaged in what’s been termed “spiritual bypassing,”
attempting to transcend all earthly concerns so that she needn’t look too
closely at her own pain.
|
|
Những khác biệt này cũng
giúp ta giải thích những lối đặc trưng mà trong đó mỗi phương pháp tiếp cận đều
sai – như trong trường hợp một bệnh nhân bị mê mụ bởi các vấn đề của chính
mình, phải trị liệu chung thân nhưng vẫn bị rối loạn thần kinh chức năng như
thường; hoặc một người hành thiền mơ màng chìm đắm vào cái được gọi là “né
tránh bằng tâm linh”, cố gắng vượt lên trên mọi âu lo thế tục để không phải
nhìn cận cảnh nỗi đau của chính mình.
|
|
|
|
Attempts to bridge the two philosophies are liable to devolve into
mere intellectual exercises, or else to peter out in the banal advice that
therapy sessions ought to begin with a period of concentrating on the breath.
|
|
Những nỗ lực bắc cầu giữa
hai triết lý trên có thể chuyển thành các bài tập thuần túy trí tuệ, hoặc nếu
không thì sẽ cạn kiệt dần đi trong cái lời khuyên vớ vẩn rằng những buổi trị
liệu phải khởi đầu bằng giai đoạn tập trung vào hơi thở.
|
|
|
|
(For anyone who’s ever paid out of pocket for a therapeutic “hour,”
the idea of using valuable minutes that way may evoke strong feelings.)
|
|
(Đối với những ai đã từng
bỏ tiền túi ra cho một “giờ” trị liệu, ý tưởng sử dụng những phút quý giá
theo cách đó có thể gợi lên những cảm xúc mạnh.)
|
|
|
|
But in “The Zen of Therapy,” a warm, profound and cleareyed memoir of
a year in his consulting room prior to the pandemic, the psychiatrist and
author — and practicing Buddhist — Mark Epstein aims at something meatier.
|
|
Nhưng trong cuốn “The Zen
of Therapy” (“Thiền trong Trị liệu pháp”), một hồi ký sống động, thâm thúy và
nhận thức sắc bén về một năm trong phòng tư vấn của ông trước đại dịch,
chuyên gia tâm thần học kiêm tác giả Mark Epstein – và là người đang thực
hành đạo Phật – nhắm đến điều gì đó có ý nghĩa hơn nhiều.
|
|
|
|
He seeks to uncover the fundamental wisdom both worldviews share, and
to show, as a practical matter, how it might help us wriggle free from the
places we get stuck on the road to fulfillment.
|
|
Ông tìm cách phát lộ sự
thông thái căn bản mà cả hai thế giới quan đều chia sẻ, và cho thấy trên thực
tế nó có thể giúp ta luồn lách qua những chỗ ta bị kẹt trên con đường dẫn đến
hoàn thiện như thế nào.
|
|
|
|
Epstein, whose earlier books on related themes include “Advice Not
Given” and “Thoughts Without a Thinker,” is adamant that psychotherapy is
right to emphasize the importance of our personal stories — the history and
texture of what it feels like to be, uniquely, ourselves — as against the
meditator’s tendency to disdain the realm of emotions, seeing them “as
indulgent at best and as an impediment at worst.”
|
|
Epstein – người đã viết những
cuốn sách trước đó về những chủ đề liên quan bao gồm “Advice Not Given” (“Lời
khuyên không nói ra”) và “Thoughts Without a Thinker” (“Những tư tưởng không
cần nhà tư tưởng”) – chắc như đinh đóng cột rằng liệu pháp tâm lý đã đúng khi
làm nổi bật tầm quan trọng của những quá khứ riêng tư của chúng ta – lịch sử
và tính chất của những gì mà nó cảm thấy giống như chính bản thân chúng ta, độc
nhất vô nhị – và đối lập lại cái khuynh hướng của người hành thiền thường coi
khinh lĩnh vực cảm xúc, cho rằng cảm xúc “về mặt tích cực nhất là thứ nuông
chiều bản thân mà về mặt tiêu cực nhất thì là thứ gây trở ngại”.
|
|
|
|
It’s clear from early in the book that Epstein won’t be romanticizing
the ascetic life when he describes a pivotal moment in the story of the
historical Buddha, in which he walked out on his wife and child to seek
spiritual enlightenment, not as an act of courage, but as a rather obvious
case of emotional avoidance.
|
|
Ta thấy rõ ngay từ đầu cuốn
sách rằng Epstein sẽ không lãng mạn hóa cuộc sống khổ hạnh khi ông miêu tả một
khoảnh khắc then chốt trong câu chuyện về Đức Phật trong lịch sử, khi ngài rời
bỏ vợ con để tìm kiếm sự giác ngộ tâm linh, không phải là một hành động can đảm,
mà là một sự né tránh tình cảm khá hiển nhiên.
|
|
|
|
Buddhism’s critical insight, though, is that those personal stories
are just stories, as opposed to nonnegotiable, objective reality; that the
selves to which they occur are much less substantial than we tend to assume —
and that freedom lies ultimately not in understanding what happened to us,
but in loosening our grip on it all, so that “things that feel fixed, set,
permanent and unchanging” can start to shift.
|
|
Thế nhưng tuệ giác căn bản
của Phật giáo lại cho rằng những quá khứ riêng tư đó chỉ là những câu chuyện,
tương phản với thực tế khách quan, không thể thay đổi; rằng cái bản thể nơi
những câu chuyện đó xảy ra hầu như không phải là cái có thực mà phần lớn là
do chúng ta có khuynh hướng giả định – và rằng tự do rốt cuộc không nằm ở chỗ
hiểu được những gì đã xảy ra với chúng ta, mà ở chỗ chúng ta phải buông bỏ tất
cả, để “những thứ ta thấy là cố định, bất biến, thường hằng và không thay đổi”
có thể khởi cuộc chuyển vần.
|
|
|
|
The goal, in a refreshing counterpoint to the excesses of a certain
way of thinking about therapy, isn’t to reach the state of feeling glowingly
positive about yourself and your life.
|
|
Mục tiêu ấy, trong quan điểm
thú vị đối lập với cách tư duy thái quá nào đó về liệu pháp, không phải là để
đạt được cảm giác tích cực mạnh mẽ về bản thân ta và cuộc sống của ta.
|
|
|
|
It’s to become less entangled with that whole question, so that you
get to spend your time on more meaningful things instead.
|
|
Mục tiêu ấy là để ta bớt
vướng bận với toàn bộ vấn đề đó, để thay vì đó ta có thể dành thời gian cho
những việc có ý nghĩa hơn.
|
|
|
|
Much of the appeal of therapists’ memoirs lies, naturally enough, in
the opportunity for readers to satisfy their prurient interest in other
people’s problems — and in the relief of learning that they’re at least as
screwed up as we are.
|
|
Cố nhiên, đa phần sự hấp dẫn
của các cuốn hồi ký của các nhà trị liệu nằm ở chỗ nó cho người đọc cơ hội thỏa
mãn tính tò mò tọc mạch của họ đối với những vấn đề của người khác – và ở chỗ
khiến ta cảm thấy nhẹ nhõm khi biết rằng chí ít thì họ cũng đang gặp trục trặc
y như ta.
|
|
|
|
So it’s fitting that Epstein devotes only a relatively short
introductory section to setting the stage, chronicling his growing
frustration with Western scientists’ attempts to isolate the “active
ingredient” in meditation, rather than embracing its spiritual depths.
|
|
Vì vậy, cũng là đúng thôi
khi Epstein chỉ dành một phần giới thiệu tương đối ngắn để khai lộ, ghi chép
lại sự thất vọng ngày càng tăng của ông đối với những nỗ lực của các nhà khoa
học phương Tây nhằm cô lập cái “thành phần hiệu nghiệm” trong thiền định,
thay vì bao quát những năng lực tinh thần của nó.
|
|
|
|
(Recalling his role as an assistant on a narrowly conceived research
trip to northern India, he laments:
|
|
(Khi hồi tưởng vai trò trợ
lý của mình trong một chuyến nghiên cứu được hình dung tỉ mỉ từng chi tiết đến
miền bắc Ấn Độ, ông than rằng:
|
|
|
|
“I had an unparalleled opportunity to probe these monks’ minds, not
just their rectal temperatures.”)
|
|
“Tôi đã có một cơ hội
không gì sánh được để thăm dò tâm trí của những nhà sư này, chứ không chỉ là
đo nhiệt độ theo đường hậu môn của họ”.)
|
|
|
|
Most of the book is spent, instead, in the company of his
(pseudonymous) patients, such as Debby, the humanitarian volunteer who finds
it easy to appreciate the shining souls of the dispossessed people among whom
she works, but has a harder time when it comes to her grouchy and withdrawing
husband; and Jack, the son of Holocaust survivors, who “remembers the
unbearable and unreachable sadness of his parents.
|
|
Thay vì thế, phần lớn cuốn
sách được dành cho các bệnh nhân (không dùng tên thật) của ông, chẳng hạn như
Debby, một tình nguyện viên nhân đạo thấy dễ dàng thông cảm với tâm hồn tươi
sáng của những người vô gia cư nghèo khó mà cô làm việc với, song lại thấy
khó khăn hơn khi đề cập đến người chồng bẳn tính và xa lánh của mình; và
Jack, con trai của cặp vợ chồng sống sót sau thảm họa Holocaust, thường “nhớ
lại nỗi buồn không thể nguôi ngoai của cha mẹ mình.
|
|
|
|
‘Was I a good boy today?’ he would ask them repeatedly, as if his
behavior were the cause of the suffering he intuited but could never reach.”
|
|
‘Hôm nay con có phải cậu
bé ngoan không ạ?’ Anh luôn miệng hỏi họ, cứ như thể cách hành xử của anh là
nguyên nhân gây ra nỗi đau mà anh cảm thấy bằng trực giác nhưng không bao giờ
có thể chạm tới được”.
|
|
|
|
There’s more benefit, for the patients and for the reader, in simply
allowing such stories to be told than in attempting to derive generic life
lessons from them, and Epstein by and large leaves space for that to happen.
|
|
Đối với bệnh nhân và độc
giả, chỉ cần để những câu chuyện như vậy được kể ra sẽ có lợi hơn nhiều so với
cố gắng rút ra những bài học sống chung chung từ chúng, và Epstein hầu như suốt
cuốn sách đã dành chỗ cho điều đó diễn ra.
|
|
|
|
The mantra of the Buddhism-inclined therapist, he writes, is to “find
the clinging” — to detect where a patient is holding tightly to certain
stories or feelings on which they’ve come to believe their happiness depends
(or, alternatively, those they seek at all costs to keep at bay — since
aversion, for a Buddhist, is just an inverted kind of clinging).
|
|
Câu thần chú của nhà trị
liệu theo khuynh hướng Phật giáo, như ông viết, là “tìm kiếm chấp trước [sự
bám víu]” – để phát hiện tại nơi nào bệnh nhân đang bám chặt vào những câu
chuyện hoặc cảm xúc nhất định mà họ tin rằng hạnh phúc của mình phụ thuộc vào
đó (hoặc trái lại, những câu chuyện và cảm xúc mà họ bằng mọi giá tìm cách để
giữ chúng tránh xa mình – vì sự ghét [ố] đối với một Phật tử, chỉ là một kiểu
chấp trước nghịch đảo).
|
|
|
|
The point isn’t to stop feeling or thinking them, but to change one’s
relationship to them.
|
|
Vấn đề không phải là ngừng
cảm nhận hoặc suy nghĩ về chúng, mà là thay đổi mối quan hệ của ta với chúng.
|
|
|
|
The “ultimate Buddhist therapeutic maneuver,” he explains, is “not to
ignore the emotion but to leave it alone, allowing it to appear in its own
way, appreciating it for what it seems to be without getting taken in by it.”
|
|
“Phương pháp trị liệu tối
thượng của Phật giáo”, ông giải thích, là “không phớt lờ cảm xúc mà để cho nó
được yên, cho phép nó xuất hiện theo cách riêng của nó, cảm nhận nó vì những
gì nó tỏ ra bên ngoài mà không bị nó cuốn vào”.
|
|
|
|
Talking with one patient, a stepmother bitter about her
stepchildren’s lack of appreciation, he makes the fine distinction that her
expectations are “valid” but “not realistic.”
|
|
Nói chuyện với một bệnh
nhân, một người mẹ kế cay đắng vì các con riêng của chồng mình vô ơn, ông chỉ
ra chỗ khác biệt tế nhị rằng kỳ vọng của bà là “hợp lý” nhưng “phi thực tế”.
|
|
|
|
It’s perfectly OK to have expectations; just don’t make your
happiness dependent on their ever being fulfilled.
|
|
Tuyệt đối không có vấn đề
gì khi đeo mang những kỳ vọng; chỉ có điều đừng khiến hạnh phúc của ta phụ
thuộc vào việc luôn đạt được những kỳ vọng đó.”
|
|
|
|
The unifying stance Epstein identifies in Buddhism and in therapy at
its best — such as in the work of the British child analyst D. W. Winnicott,
champion of the “good-enough mother” — is the willingness to pay attention,
while letting people and feelings be as they are.
|
|
Quan điểm hợp nhất mà
Epstein xác định trong Phật giáo và trong trị liệu pháp hay nhất – chẳng hạn
như trong tác phẩm của nhà phân tích tâm lý trẻ em người Anh DW Winnicott,
người bảo vệ “người mẹ đủ-tốt” – là ở sự sẵn sàng quan tâm đến, đồng thời để
mặc cho mọi người và mọi cảm xúc thuận theo tự nhiên.
|
|
|
|
He finds it, too, in the creative approach of another of his heroes,
the composer John Cage, who sought to “let the sounds be themselves.”
|
|
Ông cũng tìm thấy quan điểm
ấy, trong cách tiếp cận sáng tạo của một trong những thần tượng của mình, nhà
soạn nhạc John Cage, người đã tìm cách “để mặc các thanh âm được là chính
chúng”.
|
|
|
|
“Kindness is the thread that runs through the work of Winnicott, Cage
and the Buddha,” Epstein writes, “each of whom discovered that noninterfering
attentiveness — in a mother, an artist, a meditator or a therapist — is, by
its very nature, transformative.”
|
|
“Từ tâm là sợi dây xuyên
suốt tác phẩm của Winnicott, Cage và Đức Phật,” Epstein viết, “mỗi người
trong số họ đều khám phá ra rằng sự chú tâm mà không can thiệp – ở một người
mẹ, một nghệ sĩ, một người hành thiền hay một nhà trị liệu – tự bản chất của
nó là biến đổi”.
|
|
|
|
This is where a certain kind of Buddhism-inspired advice book
typically comes adrift, vaguely exhorting the reader to cultivate an
all-purpose compassionate attitude that’s as impossible to practice (for me,
at least) as it is irritating to read about.
|
|
Đây là điểm mà loại sách
tư vấn lấy cảm hứng từ Phật giáo thường lơi lỏng, mơ hồ khuyến khích độc giả
nuôi dưỡng một thái độ từ bi vạn-năng mà vừa bất khả thực hành (ít nhất là đối
với tôi) vừa khó chịu khi đọc về nó.
|
|
|
|
Mercifully, what Epstein means by kindness includes a large component
of humor.
|
|
May thay, cái mà Epstein
ngụ ý là từ tâm bao gồm một phần lớn là sự hài hước.
|
|
|
|
Developing the capacity to laugh at ourselves — especially at the
self-important, righteously indignant facades we construct as a matter of
emotional self-defense — is a sublime expression of non-clinging, an act of
inner-directed kindness that soon spreads outward too.
|
|
Phát triển khả năng tự
trào – đặc biệt là tự trào tính tự phụ, sự phẫn nộ chính đáng mà chúng ta dựng
lên như một thứ để tự vệ về mặt cảm xúc – là một biểu hiện cao cả của sự
không chấp trước, một hành động từ tâm hướng nội và cũng sẽ sớm lan ra bên
ngoài.
|
|
|
|
One of his patients, a financial executive, starts off full of
wounded pride, but his growing capacity to laugh at that trait is
heartwarming:
|
|
Một trong những bệnh nhân
của ông, một giám đốc tài chính, khởi cuộc với lòng kiêu hãnh bị tổn thương,
nhưng khả năng ngày càng tinh tiến của anh ta để cười nhạo cái đặc điểm đó thật
chân tình:
|
|
|
|
“The only change he wanted me to make in my account,” Epstein writes,
“was to describe him as bearing a striking resemblance to the young Antonio
Banderas.”
|
|
“Sửa đổi duy nhất mà anh ấy
muốn tôi thực hiện trong câu chuyện của tôi,” Epstein viết, “là miêu tả anh ấy
mang một nét tương đồng đầy ấn tượng như Antonio Banderas thời trẻ".
|
|
|
|
The effort to straddle Buddhism and therapy leads Epstein sometimes
to lapse into the technical jargon of both, with discussions of the
“object-mother,” “mind objects,” the “punitive superego” and the like; while
references to his own spiritual journey have the I-guess-you-had-to-be-there
quality that often afflicts such accounts.
|
|
Nỗ lực đi cả hai bên lề Phật
giáo và liệu pháp khiến Epstein đôi khi sa vào biệt ngữ chuyên môn của cả
hai, với những cuộc thảo luận về “người mẹ-khách thể”, “đối tượng tâm trí”,
“siêu ngã trừng phạt” và những thứ tương tự; trong khi đó những đoạn đề cập đến
cuộc hành trình tâm linh của chính ông lại mang tính chất tôi-đoán-là-bạn-hẳn-phải-đến-đó-rồi
thường là gây ảnh hưởng không tốt đến những câu chuyện như vậy.
|
|
|
|
But this wise and sympathetic book’s lingering effect is as a
reminder that a deeper and more companionable way of life lurks behind our
self-serious stories.
|
|
Song ấn tượng đọng lại của
cuốn sách thông thái và đồng cảm này như một lời nhắc nhở rằng một lối sống
sâu sắc hơn và thân thiện hơn thấp thoáng sau những câu chuyện nghiêm-túc-tự-thân
của chúng ta.
|
|
|
|
“What is your method, anyway?” one patient asks Epstein, in an
affectionate dig.
|
|
“Vậy thì, phương pháp của
ông là gì nào?” một bệnh nhân hỏi Epstein, với sự thúc giục trìu mến.
|
|
|
|
“It’s like ‘friendly conversation’ with occasional moments of
illumination, is that it?”
|
|
“Nó giống như ‘cuộc trò
chuyện thân thiện’ với những khoảnh khắc khai sáng bất chợt, phải không?”
|
|
|
|
He’s obliged to concede that she’s right.
|
|
Ông buộc phải thừa nhận rằng
chị ta nói đúng.
|
|
|
|
It doesn’t sound like much.
|
|
Nó không hẳn là giống thế.
|
|
|
|
But then again, since neither therapy nor meditation is going to
solve the human predicament — none of us are getting out of this alive —
perhaps nothing could possibly be worth more.
|
|
Song trái lại, vì cả trị
liệu pháp và thiền đều sẽ không giải quyết được trạng huống khó khăn của con
người ta – chẳng ai trong chúng ta thoát khỏi trạng huống này mà còn sống được
– nên có lẽ cũng chẳng có gì đáng giá hơn thế.
|