Nghệ thuật có bắt buộc phải liên quan không?

8 2 / 2022
Đăng bởi: lovebird21c

Nghệ thuật có bắt buộc phải liên quan không?

nguồn: New York Times,

biên dịch: Takya Đỗ,

Does Art Have to Be Relevant? One Prominent Critic Says No.

 

Nghệ thuật có bắt buộc phải liên quan không? Một nhà phê bình nổi tiếng bảo rằng không.


 


 

Something is troubling Jed Perl, but he won’t say exactly what.

 

Có cái gì đó đang khiến Jed Perl bận lòng, nhưng ông sẽ không nói chính xác là cái gì.

 

 

 

His new book, “Authority and Freedom,” begins and ends with a cri de coeur on behalf of the arts, the independence of which he believes is gravely endangered by the current imperative of social utility.

 

Cuốn sách mới của ông, “Authority and Freedom” ("Quyền lực và Tự do"), mở đầu và kết thúc bằng một lời kêu than từ tâm khảm nhân danh nghệ thuật, mà ông tin rằng tính độc lập của nó đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi nhu cầu hiện tại về tính thực lợi xã hội.

 

 

 

His tone is urgent:  “I want us to release art from the stranglehold of relevance — from the insistence that works of art, whether classic or contemporary, are validated … by the extent to which they line up with (or fail to line up with) our current social and political concerns.”

 

Giọng ông khẩn thiết:  “Tôi muốn chúng ta giải phóng nghệ thuật khỏi sự bóp nghẹt của tính liên quan – khỏi sự khăng khăng rằng các tác phẩm nghệ thuật, dù là cổ điển hay đương đại, đều được công nhận… theo mức độ phù hợp của chúng với (hoặc không phù hợp với) các mối quan tâm xã hội và chính trị hiện tại của chúng ta”.

 

 

 

This is emphatic language, promising a passionate j’accuse of those who he believes are bent on repurposing art to serve those social and political goals, in other words, to change the world.

 

Đây là ngôn từ mạnh mẽ, hứa hẹn một sự “tôi tố cáo” [j’accuse] đầy nhiệt huyết  của những người mà ông tin rằng đang theo khuynh hướng chuyển dụng mỹ thuật để phục vụ các mục tiêu xã hội và chính trị, hay nói cách khác là thay đổi thế giới.

 

 

 

One expects that he’ll name names and cite specific examples of what he perceives as a dangerous drift that threatens the autonomy and integrity of the artist.

 

Người ta trông đợi rằng ông sẽ gọi tên và viện dẫn các ví dụ cụ thể về những gì mà ông nhận thấy là khuynh hướng tự nhiên nguy hiểm đe dọa tự do ý chí và tính chính trực của người nghệ sĩ.

 

 

 

But … spoiler alert … he never does.

 

Nhưng… mách nhỏ trước nhé… còn lâu ông mới làm thế.

 

 

 

Perl’s thesis, most succinctly framed in his concluding chapter, is that the arts, rather than being obliged to convey utilitarian messaging, must instead remain “the products of a process that stands apart from so much of our social, economic and political life.”

 

Luận điểm của Perl, được trình bày cô đọng nhất trong chương kết của ông, là các loại hình nghệ thuật, thay vì có nghĩa vụ truyền tải thông điệp thực dụng, vẫn phải là “sản phẩm của một quá trình rất tách biệt với đời sống xã hội, kinh tế và chính trị của chúng ta”.

 

 

 

And because they stand apart from it, “they move us and excite us unlike anything else in our lives.”

 

Và bởi vì nghệ thuật tách biệt với đời sống đó, "nó làm ta xúc động và phấn khích không giống bất kỳ thứ gì khác trong cuộc sống của ta".

 

 

 

By making the mistake, no matter how well intentioned, of chaining works of art to politics or demanding that they address issues of social justice, we have “failed to account for their free-standing value.”

 

Dù ý định có tốt đến mấy, khi ta lầm lẫn trói buộc các tác phẩm nghệ thuật với chính trị hay đòi hỏi chúng phải giải quyết các vấn đề về công bằng xã hội, ta đã “không đếm xỉa đến giá trị tự do của chúng”.

 

 

 

As Flannery O’Connor said of a popular novel of her time, the premise of which offended her own sense of artistic freedom, the book “is just propaganda and its being propaganda for the side of the angels only makes it worse.

 

Như Flannery O’Connor đã nói về một cuốn tiểu thuyết nổi tiếng vào thời của bà – mà tiền đề của nó đã xúc phạm ý thức tự do nghệ thuật của chính bà – cuốn sách đó “chỉ là tuyên truyền và việc nó làm công cụ tuyên truyền cho việc thiện lành chỉ khiến nó tồi tệ hơn.

 

 

 

The novel is an art form and when you use it for anything other than art, you pervert it.”

 

Tiểu thuyết là một loại hình nghệ thuật và khi ta sử dụng nó cho bất kỳ thứ gì khác ngoài nghệ thuật, là ta xuyên tạc nó”.

 

 

 

The Authority and Freedom of the book’s daunting title are the two poles of the artist’s way of being in the world.

 

Quyền lực và Tự do trong cái tựa đề đáng ngại của cuốn sách là hai thái cực của cái lề thói người nghệ sĩ tồn tại trên thế giới.

 

 

 

By embracing “authority” you absorb the lessons and models of the past, its knowledge of traditions and conventions.

 

Khi nắm lấy "quyền lực", ta tiếp thu những bài học và mô hình từ quá khứ, kiến thức về truyền thống và các quy ước của nó.

 

 

 

But by asserting “freedom” you engage in the act of breaking with those same traditions and conventions in order to “make it new.”

 

Song khi khẳng định “tự do”, ta tham gia vào hành động phá vỡ chính các truyền thống và quy ước đó để “biến nó thành mới mẻ”.

 

 

 

Perl’s use of the term “authority” owes much to Hannah Arendt, whose two essays “What Is Authority?” and “What Is Freedom?” very likely prompted him to apply her meditations on power and totalitarianism to the enigma of how the arts should function in a free society.

 

Thuật ngữ "quyền lực" mà Perl dùng phần lớn là nhờ vào Hannah Arendt, hai tiểu luận của bà “What Is Authority?” (“Quyền lực là gì?”) và “What Is Freedom?” ("Tự do là gì?") rất có thể đã gợi ý cho ông ứng dụng những suy ngẫm của bà về quyền lực và chủ nghĩa toàn trị để lý giải cái cách bí ẩn mà nghệ thuật vận hành trong một xã hội tự do.

 

 

 

By acknowledging authority we augment, literally “add to,” the foundations upon which we maintain our social order.

 

Bằng cách thừa nhận quyền lực, chúng ta làm tăng lên – nghĩa đen là “thêm vào” – những nền móng mà trên đó chúng ta duy trì trật tự xã hội.

 

 

 

It is, in Perl’s words, the “ancient tradition that the living embrace.”

 

Theo lời Perl, đó là “truyền thống cổ xưa mà con người vẫn đang noi theo”.

 

 

 

It follows that authority in the best sense of the word is conservative.

 

Theo đó, quyền lực với nghĩa tốt đẹp nhất của từ này là bảo thủ.

 

 

 

It is rule-based, conventional (again, in the positive sense).

 

Nó dựa trên quy tắc, theo tập tục (vẫn theo nghĩa tích cực).

 

 

 

For Perl it’s “a hierarchy of values about which a group of people agree.”

 

Với Perl, đó là “hệ thống phân cấp các nguyên lý mà một nhóm người nhất trí”.

 

 

 

It is the familiar, the canonical, the historical.

 

Nó là cái quen thuộc, cái kinh điển, cái lịch sử.

 

 

 

It implies collectively acknowledged values by which we judge something, a kind of experiential grid through which we, either consciously or unconsciously, encounter and evaluate our impressions, whether they be familiar or strange, comforting or disturbing.

 

Nó hàm ý những nguyên lý được toàn thể thừa nhận mà qua đó chúng ta đánh giá sự vật sự việc, một loại mạng lưới trải nghiệm mà qua đó chúng ta, dù là cố ý hay vô tình, bắt gặp và đánh giá những cảm tưởng của mình, cho dù chúng quen thuộc hay xa lạ, an ủi hay quấy rầy.

 

 

 

Thus one speaks of the “authority” of the rectangle that frames a painting, the “authority” of the sonnet that organizes the poet’s utterance, the “authority” of the sonata form that gives structure and meaning to the melodic and harmonic events of the musical discourse.

 

Như vậy, người ta nói về “quyền lực” của hình chữ nhật đóng khung một bức tranh, “quyền lực” của thơ sonnet kiến tạo ngôn ngữ của nhà thơ, “quyền lực” của thể thức sonata làm nên cấu trúc và ý nghĩa cho các sự kiện trình diễn âm nhạc du dương và hài hòa.

 

 

 

In Perl’s lexicon “freedom” is both the opposite of authority as well as its complement:

 

Trong ngữ vựng của Perl, “tự do” vừa nghịch nghĩa vừa bổ ngữ cho quyền hạn:

 

 

 

It is everything that is intuitive, inventive, rule-breaking, fanciful, risk-taking, genre-defying, revolutionary — in short, it comprises all those impulses that challenge convention and that, if rightly cultivated, keep the arts alive and in a state of constant evolution.

 

Nó là tất thảy những gì trực cảm, sáng tạo, phá vỡ quy tắc, ảo tưởng, phiêu lưu mạo hiểm, bất chấp thể loại, cách mạng – nói tóm lại, nó bao hàm tất cả những thứ bốc đồng thách thức quy ước đó và, nếu được trau dồi đúng cách, nó giữ cho nghệ thuật sinh tồn và ở trạng thái tiến hóa liên tục.

 

 

 

The popular archetype of the creative artist, the radical, uncompromising, groundbreaking “genius,” represents the more glamorous “freedom” side of Perl’s equation.

 

Nguyên mẫu phổ biến của người nghệ sĩ sáng tạo – bậc “thiên tài” cấp tiến, không nhân nhượng, tiên phong – đại diện cho vế “tự do” hấp dẫn hơn trong phương trình của Perl.

 

 

 

But whether it was Beethoven or van Gogh or Emily Dickinson or Jackson Pollock, each of them “uncompromising” and “radical” in the public’s imagination, all had a firm grounding in convention, and all had supreme command of the tools of their art.

 

Nhưng cho dù đó là Beethoven hay van Gogh hay Emily Dickinson hay Jackson Pollock, mỗi người trong số này đều “không nhân nhượng” và “cấp tiến” trong trí tưởng tượng của công chúng, tất cả đều có nền móng vững vàng trong quy ước và tất cả đều có quyền chỉ đạo tối cao đối với các công cụ nghệ thuật của họ.

 

 

 

“Artistic freedom,” Perl writes, “always involves engaging with some idea of order, which becomes an authority that the artist understands and acknowledges but to which the artist doesn’t necessarily entirely submit.”

 

“Tự do của người nghệ sĩ”, Perl viết, “luôn bao hàm việc ràng buộc với tư tưởng nào đó về trật tự, điều này trở thành một quyền lực mà người nghệ sĩ hiểu rõ và công nhận, nhưng là thứ quyền lực mà người nghệ sĩ không nhất thiết phải tuyệt đối phục tùng”.

 

 

 

Despite the anxious concerns about enforced relevance that inspired the book, “Authority and Freedom” more often than not reads like a free-range cornucopia of revelatory encounters Perl has had with books, poetry, music, painting, sculpture, architecture, film and dance.

 

Bất chấp những mối bận tâm lo lắng về tính liên quan cưỡng ép đã truyền cảm hứng cho cuốn sách, “Authority and Freedom” khi đọc thường nghe như một loạt những cuộc đụng độ mặc khải mà Perl đã có với sách, thi ca, âm nhạc, hội họa, điêu khắc, kiến trúc, phim ảnh và khiêu vũ.

 

 

 

He radiates sheer pleasure with his very personal responses to art of all kinds, writing with warmth and a sense of gratitude for the many peak experiences he’s had from a lifetime of engagement.

 

Ông tỏ lộ niềm vui sướng tuyệt đối cùng những phản ứng rất riêng của ông đối với tất cả các loại hình nghệ thuật, ông viết với sự sôi nổi và cảm giác biết ơn về nhiều trải nghiệm đỉnh cao mà ông có được từ cả cuộc đời gắn bó.

 

 

 

Although he’s best known for his critical essays on painting and sculpture — Perl was for years art columnist for The New Republic — he is an omnivore of all media.

 

Mặc dù người ta biết đến ông nhiều hơn cả vì những tiểu luận phê bình về hội họa và điêu khắc – Perl giữ chuyên mục nghệ thuật cho tờ The New Republic trong nhiều năm – ông là một người viết tả pí lù cho mọi phương tiện truyền thông.

 

 

 

At times his penchant for name-checking across centuries can become head-spinning:

 

Đôi khi, cái sở thích điểm danh qua nhiều thế kỷ của ông có thể trở nên quay cuồng đầu óc:

 

 

 

A single paragraph can bounce us from Homer to Michelangelo to Mallarmé, Duchamp, Gertrude Stein and John Cage.

 

Chỉ một đoạn văn có thể đưa chúng ta từ Homer đến Michelangelo đến Mallarmé, Duchamp, Gertrude Stein và John Cage.

 

 

 

He’ll see affinities everywhere — between Picasso and Aretha Franklin, Mozart and Jane Austen, or among Balthus, Borges and Balanchine.

 

Ông sẽ thấy sự giống nhau về tính cách ở khắp mọi nơi – giữa Picasso và Aretha Franklin, Mozart và Jane Austen, hoặc giữa Balthus, Borges và Balanchine.

 

 

 

“Authority” for Arendt is a positive value.

 

Với Arendt, "quyền lực" mang ý nghĩa tích cực.

 

 

 

But these points of reference are all at the service of his main leitmotif: that the art that endures, that transcends the time and place of its conception, is the product of an alchemical union of technical command, knowledge of precedent and a concomitant determination to break with that precedent.

 

Nhưng tất cả những điểm quy chiếu này đều phục vụ cho chủ đề chính của ông: rằng nghệ thuật trường tồn, vượt qua thời gian và địa điểm mà nó được hoài thai, là sản phẩm của sự kiết hợp ma thuật giữa sự tinh thông kỹ thuật, hiểu biết về tiền lệ đi đôi với quyết tâm phá vỡ tiền lệ đó.

 

 

 

“Only when artists have felt free enough to absorb the patterns and purposes of a particular art form can they begin to assert their own freedom,” he writes.

 

“Chỉ khi những nghệ sĩ cảm thấy đủ tự do để tiếp thu các mô hình và mục đích của một loại hình nghệ thuật cụ thể, họ mới có thể bắt đầu khẳng định tự do của chính mình”, ông viết.

 

 

 

She notes that the term derives from the Latin augere, “to augment.”

 

Bà lưu ý rằng thuật ngữ này bắt nguồn từ augere trong tiếng Latin, có nghĩa "làm tăng lên".

 

 

 

It’s another way of reiterating the old saw, “You need to know the rules in order to break them.”

 

Đó là một cách khác để lặp lại câu cách ngôn cũ: "Bạn cần phải biết các phép tắc lề luật để mà phá chúng."

 

 

 

So it is baffling why, after Perl’s repeated alarms about the threat of “relevance,” he gives no examples of what exactly he sees that troubles him so.

 

Vì vậy, thật không thể giải nghĩa được là tại sao, sau những cảnh báo lặp đi lặp lại của Perl về mối đe dọa của “tính liên quan”, ông không cho một ví dụ nào về đích xác những gì ông thấy khiến ông nhọc lòng đến vậy.

 

 

 

Who does he feel is exerting this pressure to be relevant?

 

Ông cảm thấy ai đang cố tạo ra áp lực này để có liên quan?

 

 

 

Is he addressing museums, dance and theater companies, symphony orchestras, all the cultural heavy hitters who, particularly in the wake of Black Lives Matter, are redirecting energy toward projects keyed to social justice?

 

Có phải ông đang đề cập đến các viện bảo tàng, vũ đoàn và nhà hát, dàn nhạc giao hưởng, tất cả giới quyền lực về văn hóa, những người mà, đặc biệt là theo sau phong trào Black Lives Matter (“Sinh mạng người da đen là quan trọng”), đang chuyển hướng năng lượng sang các dự án là giải pháp đối với công bằng xã hội?

 

 

 

Is it the foundations, many of which are now targeting their funding to social causes?

 

Đó có phải là các quỹ tài trợ mà nhiều trong số đó hiện đang nhắm đến việc tài trợ cho những mục đích xã hội?

 

 

 

Would he approve or disapprove of a recent grant of $300,000 by the Hewlett Foundation to the California Shakespeare Theater, which “redefines classical theater through the lenses of equity, diversity and inclusion”?

 

Ông sẽ tán thành hay không tán thành khoản tài trợ gần đây trị giá 300.000 đô-la của Quỹ Hewlett cho Nhà hát Shakespeare của California, nhằm “tái định nghĩa sân khấu cổ điển qua lăng kính công bằng, đa dạng và hội nhập”?

 

 

 

Is pressure coming from critics who choose which art to discuss?

 

Có phải áp lực đến từ các nhà phê bình lựa chọn nghệ thuật nào để bàn luận không?

 

 

 

Or is it the consumers of art themselves, audiences, gallery-goers, readers and listeners?

 

Hay chính là những người tiêu thụ nghệ thuật, khán giả, người đến xem phòng tranh, độc giả và thính giả?

 

 

 

We are left to connect the dots.

 

Chúng ta mặc tình giải đáp.

 

 

 

One wonders whether the real reason for his silence here is the by now familiar threat of being canceled.

 

Người ta băn khoăn tự hỏi liệu lý do đích thực cho sự im lặng của ông ở đây có phải là mối đe dọa bị hủy bỏ giờ đây đã thành quen thuộc hay không.

 

 

 

As a result, the book tends to remain on the “meta” plane much of the time — earnest and thoughtful, but absent the cranky brio, the piss and vinegar of his art columns, as when for example he once wrote about Sigmar Polke as “a cross between a slob-provocateur and a brutish aesthete” who mingles “gadabout hedonism and ostentatious disaffection.”

 

Kết quả là, phần lớn cuốn sách có xu hướng duy trì trên bình diện “meta” [nhận thức về sự liên quan đến bản thân hoặc hoạt động đang diễn ra] – nghiêm cẩn và thận trọng, nhưng thiếu vắng sự sôi nổi đồng bóng, cười cợt và chua cay trong các bài báo trên chuyên mục nghệ thuật của ông, chẳng hạn như khi ông có lần viết về Sigmar Polke như "sự giao thoa giữa một kẻ khiêu khích lười biếng và một nhà thẩm mỹ tàn bạo", người pha trộn giữa "không ngừng tìm kiếm khoái lạc và sự bất mãn phô trương".

 

 

 

It’s unlikely that “Authority and Freedom” will change many artists’ minds about how they view their work.

 

Chẳng lấy gì làm chắc rằng “Authority and Freedom” sẽ thay đổi chủ kiến trong cách tự nhìn nhận tác phẩm của nhiều nghệ sĩ.

 

 

 

They will do what they want, and many, if not most, today are ablaze with an intensity not seen since the 1930s to make their art speak truth to power, to heal what they deem the rent in our social fabric.

 

Họ sẽ làm những gì họ muốn, và nhiều nghệ sĩ, nếu không nói là hầu hết, ngày nay đang hừng hực với một khí thế chưa từng thấy kể từ những năm 1930 để khiến nghệ thuật của họ nói lên sự thật đối với quyền lực, để hàn gắn những chỗ họ cho là kẽ hở trong kết cấu xã hội của chúng ta.

 

 

 

If you ask them, they will tell you that art that doesn’t address this sense of urgency is not just out of touch with the times, it is irrelevant.

 

Nếu bạn hỏi họ, họ sẽ bảo bạn rằng thứ nghệ thuật mà không giải quyết được cảm giác cấp bách này thì không chỉ lạc hậu với thời đại mà còn không liên quan.


AUTHORITY AND FREEDOM
A Defense of the Arts
By Jed Perl
161 pp. Alfred A. Knopf. $20.

Chia sẻ: