Hollywood đã đến Trung Hoa; Một sự kiện hùng tráng

8 2 / 2022
Đăng bởi: lovebird21c

Hollywood đã đến Trung Hoa; Một sự kiện hùng tráng

nguồn: New York Times,

biên dịch: Takya Đỗ,

Hollywood Came to China; It Was Epic.

 

Hollywood đã đến Trung Hoa; Một sự kiện hùng tráng

 

 


 

When Jiang Zemin saw “Titanic,” he was extremely impressed.

 

Khi Giang Trạch Dân xem phim "Titanic", ông ta đã cực kỳ ấn tượng.

 

 

 

Was it the film’s politics?

 

Có phải là vì chính kiến của bộ phim?

 

 

 

The scuffling between the disadvantaged proletariat below decks and preening nobs above?

 

Cuộc tranh đấu giữa giai cấp vô sản thiệt thòi bên dưới boong tàu và những kẻ quyền quý bảnh chọe bên trên?

 

 

 

Sure, James Cameron’s blockbuster displayed a rudimentary class consciousness, of the sort that a Communist leader might be expected to note and grimly endorse.

 

Chắc thế rồi, bộ phim bom tấn của đạo diễn James Cameron đã thể hiện một ý thức giai cấp sơ đẳng, thuộc loại mà một nhà lãnh đạo Cộng sản rất dễ nhận ra và dứt khoát tán thành.

 

 

 

But that wasn’t what earned the particular admiration of the president of the People’s Republic of China.

 

Nhưng đó không phải là cái đã giành được sự thán phục đặc biệt của Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

 

 

 

No — Jiang, reports Erich Schwartzel in “Red Carpet,” was blown away by the movie’s “emotional appeal”:

 

Không – Giang, như Erich Schwartzel thuật lại trong “Red Carpet” (“Thảm đỏ”), bị choáng ngợp bởi “sức hấp dẫn tình cảm” của bộ phim:

 

 

 

Leo and Kate, the gale-like voice of Celine Dion, the artistic engineering of the feelings.

 

Leo và Kate, giọng hát như gió nổi của Celine Dion, kỹ xảo nghệ thuật của các pha cảm xúc.

 

 

 

“I invite my comrades of the Politburo to see the movie,” he said at the next National People’s Congress.

 

“Tôi mời các đồng chí của tôi ở Bộ Chính trị xem bộ phim này” ông phát biểu tại kỳ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc tiếp theo.

 

 

 

“We should never think that we are the only ones who know how to persuade people.”

 

“Chúng ta đừng bao giờ nghĩ rằng chúng ta là những người duy nhất biết cách thuyết phục nhân dân.”

 

 

 

Persuade people to do what, is the question.

 

Thuyết phục nhân dân làm gì, đó mới là câu hỏi.

 

 

 

To buy movie tickets and associated merch?

 

Mua vé xem phim và hàng hóa vật phẩm đi kèm ư?

 

 

 

To conform in a totalitarian state?

 

Tuân thủ trong một nhà nước độc tài ư?

 

 

 

Both?

 

Cả hai chăng?

 

 

 

“There is, in fact, no such thing as art for art’s sake,” Mao Zedong said in a lecture delivered in Yan’an in 1942.

 

“Trên thực tế không hề tồn tại thứ gì là nghệ thuật vị nghệ thuật”, Mao Trạch Đông tuyên bố trong một bài nói chuyện tại Diên An năm 1942.

 

 

 

On this point, he and capitalism were in complete agreement:

 

Về điểm này, ông ta và chủ nghĩa tư bản hoàn toàn nhất trí với nhau:

 

 

 

You’re always selling something, be it a revolution or a pair of sneakers.

 

Bạn luôn bán một món gì đó, dù là một cuộc cách mạng hay một đôi giày thể thao.

 

 

 

“Red Carpet” is the story of the nexus that formed when Hollywood realized it needed China’s cash, and China realized it could first manipulate — and then appropriate — Hollywood’s special gifts for enchantment, coercion, lifestyle control, and inducing audiences to tear up by means of orchestral swells and Tom Hanks talking earnestly to small children.

 

“Red Carpet” là câu chuyện về mối quan hệ được hình thành khi Hollywood nhận ra rằng họ cần tiền mặt của Trung Quốc và Trung Quốc nhận ra rằng trước hết họ có thể thao túng – và rồi sau đó lợi dụng cho mục đích riêng – những tài năng đặc biệt của Hollywood để mê hoặc, áp bức, kiểm soát lối sống và lấy nước mắt của khán giả bằng những dàn nhạc lên bổng xuống trầm và những chàng Tom Hank sốt sắng nói chuyện với trẻ em.

 

 

 

Or, for that matter, an 18th-century Mel Gibson all bulging with love of freedom:

 

Hoặc, ngoại trừ, một Mel Gibson của thế kỷ 18 tràn đầy tình yêu tự do:

 

 

 

When Sony executives sent a print of “The Patriot” to the censors in Beijing, hoping for a release, they were told that such approval had been denied — but could Chinese officials hold onto the print?

 

Khi các nhà quản trị hãng Sony gửi một bản sao bộ phim "The Patriot" (“Nhà ái quốc”) cho cơ quan kiểm duyệt ở Bắc Kinh, với hy vọng được phát hành, họ đã được thông báo rằng bộ phim bị từ chối chấp thuận – song các quan chức Trung Quốc có thể giữ lại bản sao đó được không?

 

 

 

“We want others in the bureau to watch it so they can understand how to make a good propaganda film.”

 

“Chúng tôi muốn những người khác trong cơ quan xem nó để họ có thể biết rõ cái cách làm một bộ phim tuyên truyền thật hay.”

 

 

 

The two stories, the humbling of Hollywood and the swelling of Chinese soft power, twist and combine across Schwartzel’s masterfully organized book.

 

Hai câu chuyện đó, Hollywood tự hạ mình và Trung Quốc bành trướng bằng quyền lực mềm, xoắn bện và kết hợp trong suốt cuốn sách được cấu trúc một cách nhuần nhuyễn của Schwartzel.

 

 

 

Hollywood is felled by, among other things, prestige television and the collapse of the DVD market.

 

Hollywood bị hạ gục bởi – trong số những thứ khác – truyền hình nâng cao và sự sụp đổ của thị trường DVD.

 

 

 

(In 2003, on the day of its release, Disney sold eight million copies of the “Finding Nemo” DVD; by 2008, Disney’s DVD sales had fallen by 33 percent, more than halving the studio’s operating income.)

 

(Năm 2003, vào ngày phát hành bộ phim “Finding Nemo” (“Đi tìm Nemo”), Disney đã bán được tám triệu bản đĩa DVD phim này; đến năm 2008, doanh số bán DVD của Disney đã giảm 33%, tức là hơn một nửa doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh của hãng phim này.)

 

 

 

As domestic and global box offices slump, China — slowly and suspiciously opening itself up to Western influences — becomes the new frontier: a great lake of virgin moviegoing imagination, a vast untapped resource.

 

Khi các phòng bán vé trong nước và trên toàn cầu ế ẩm, thì Trung Quốc – đang từ từ và ngờ vực mở cửa cho những ảnh hưởng của phương Tây – trở thành một lĩnh vực mới: một cái hồ vĩ đại chứa trí tưởng tượng phim ảnh chưa ai khai phá, một nguồn tài nguyên bao la chưa ai khai thác.

 

 

 

But China is not a democracy, and its economic leverage over Hollywood allows its leaders to subject American movies to an unprecedented process of ideological filtration.

 

Song Trung Quốc không phải là một nền dân chủ, và đòn bẩy kinh tế của nó đối với Hollywood cho phép các nhà lãnh đạo của nó đưa những bộ phim Mỹ vào một quá trình thanh lọc ý thức hệ chưa từng có tiền lệ.

 

 

 

In the movies approved by China’s censors you will find no mention of an afterlife, no time travel and no masturbation.

 

Trong các bộ phim đã được cơ quan kiểm duyệt Trung Quốc chấp thuận, ta sẽ không thấy chỗ nào đề cập đến thế giới bên kia, không du hành thời gian và không thủ dâm.

 

 

 

(There’s a great joke in there somewhere.)

 

(Có một chuyện cười cực thú vị đâu đó trong phim.)

 

 

 

“Underdog narratives” — little guy takes on the system — are a problem.

 

“Những câu chuyện về kẻ lép vế” – anh chàng bé nhỏ chống lại cả hệ thống – là cả một vấn đề.

 

 

 

Hollywood stars on promotional visits have to follow the rules (don’t mention Tibet or Taiwan) and negative images of China are to be expunged.

 

Những ngôi sao Hollywood trong những chuyến đến thăm quảng cáo phim ở xứ này phải tuân theo lề luật (không nhắc đến Tây Tạng hoặc Đài Loan) và các hình ảnh tiêu cực về Trung Quốc phải bị xóa bỏ.

 

 

 

“Red Carpet” itemizes the removal of clotheslines in a Shanghai street scene from “Mission: Impossible III” (drying underwear too retrograde); the rewriting of “World War Z” to clarify that the apocalyptic zombie virus did not actually originate, as previously thought, in China; the cutting of a scene in “Skyfall” in which James Bond Bondishly offs a Chinese security guard (makes Chinese people look weak); and — most spectacularly — in a remake of “Red Dawn,” the postproduction pixel-by-pixel transformation of an entire invading Chinese army into an army from North Korea.

 

“Red Carpet” liệt kê việc tháo bỏ các dây phơi quần áo ở một cảnh đường phố Thượng Hải trong phim “Mission: Impossible III” (“Nhiệm vụ bất khả thi III”) (phơi đồ lót quá phản cảm); việc viết lại "World War Z" (“Thế chiến Z”) để làm sáng tỏ rằng virus xác sống ngày tận thế thực ra không bắt nguồn từ Trung Quốc như trước đó người ta vẫn tưởng; việc cắt bỏ một cảnh trong phim "Tử địa Skyfall", trong đó James Bond trừ khử một nhân viên an ninh Trung Quốc với phong cách rất Bond (khiến người Trung Quốc trông yếu ớt); và – ngoạn mục nhất – trong bản làm lại của phim “Red Dawn” (“Bình minh đỏ”), sự biến đổi từng pixel sau sản xuất của toàn bộ đội quân Trung Quốc xâm lược thành đội quân từ Bắc Triều Tiên.

 

 

 

(“The flags are one nightmare unto themselves,” a weary special-effects wizard tells Schwartzel, “and then there are all these subnightmares.”)

 

(“Những lá cờ là một cơn ác mộng bởi chính bản thân chúng,” một thiên tài hiệu-ứng-đặc-biệt mệt mỏi nói với Schwartzel, “và rồi lại còn tất cả những cơn ác mộng phụ này nữa.”)

 

 

 

In addition to those things being taken out of American movies at the behest of China, there are also things being put in, generally by eager-to-please American producers.

 

Thêm vào những sự vật sự việc bị loại bỏ ra khỏi phim Mỹ theo chỉ thị của Trung Quốc, còn có những thứ được đưa thêm vào, nhìn chung là bởi các nhà sản xuất phim Mỹ háo hức lấy lòng.

 

 

 

“A Chinese city, actress or energy drink,” Schwartzel writes, “which producers referred to as ‘Chinese elements,’ became selling points for a film.”

 

“Một thành phố của Trung Quốc, một nữ diễn viên hoặc một thứ đồ uống tăng lực”, Schwartzel viết, “mà các nhà sản xuất gọi là ‘yếu tố Trung Quốc’, đã trở thành lợi điểm bán hàng cho một bộ phim”.

 

 

 

Sometimes the Chinese film bureau will make a suggestion:

 

Đôi khi Cục Điện ảnh Trung Quốc sẽ đưa ra một gợi ý:

 

 

 

Instead of heroic American jets roaring in to save Hong Kong from marauding giant robots in the climactic scenes of “Transformers: Age of Extinction,” how about — oh, I don’t know — heroic Chinese jets?

 

Thay vì các máy bay phản lực Mỹ hùng dũng phi vào để cứu Hồng Kông khỏi những robot khổng lồ trong các cảnh cao trào của phim “Transformers: Age of Extinction” (“Robot biến hình: Thời đại diệt vong”), nếu là – ồ, biết đâu đấy – máy bay phản lực Trung Quốc hùng dũng thì sao nhỉ?

 

 

 

Sure! says the studio, for whom Chinese cooperation is “an economic no-brainer.”

 

Chắc chắn rồi! Hãng phim liền đáp, đối với hãng thì sự hợp tác với Trung Quốc là “vấn đề kinh tế không bàn cãi”.

 

 

 

At the same time, in Chinese films, Americans are getting worse.

 

Đồng thời, trong phim Trung Quốc, người Mỹ ngày càng tồi tệ hơn.

 

 

 

“While Hollywood studios were stripping their movies of Chinese villains,” writes Schwartzel, “Chinese filmmakers were not extending the same courtesy.”

 

“Trong khi các hãng phim Hollywood loại bỏ những nhân vật phản diện Trung Quốc ra khỏi các bộ phim của họ”, Schwartzel viết, “thì các nhà làm phim Trung Quốc đã không dành cho họ cùng một phép lịch sự xã giao như thế”.

 

 

 

He instances the 2017 mega-smash “Wolf Warrior 2,” in which the Chinese hero Leng rescues African villagers from a disgusting, stomping, supremacist American mercenary called Big Daddy, handsomely played by Frank Grillo.

 

Anh ví dụ trường hợp bộ phim đình đám “Wolf Warrior 2” (“Chiến binh Sói 2”) năm 2017: trong phim, Leng – vị anh hùng Trung Quốc – giải cứu dân làng châu Phi khỏi một lính đánh thuê người Mỹ kinh tởm, hùng hổ, coi da trắng là ưu việt, tên là Big Daddy, do Frank Grillo thủ vai rất điển trai.

 

 

 

“People like you will always be inferior to people like me,” grunts Big Daddy, locked in bloody struggle with Leng and pushing a blade toward his throat.

 

“Những kẻ như mày luôn thấp kém hơn những người như tao”, Big Daddy gầm gừ, bị khóa chặt trong cuộc vật lộn đẫm máu với Leng và đang đẩy lưỡi dao về phía cổ họng anh ta.

 

 

 

“That’s history,” says Leng, the second before he twists away and stabs Big Daddy in the neck.

 

“Đó là quá khứ”, Leng nói, một giây trước khi xoay người né tránh và đâm vào cổ Big Daddy.

 

 

 

“In the movie’s closing credits,” Schwartzel writes, “played as some sold-out auditoriums sang or burst into applause — a pronouncement appeared:

 

“Trong đoạn giới thiệu danh sách những người tham gia làm phim ở cuối bộ phim,” Schwartzel viết, “được trình chiếu khi một số phòng chiếu chật kín hò reo hoặc vỗ tay rầm rập – một thông cáo hiện lên:

 

 

 

‘Citizens of the People’s Republic of China, when you encounter danger in a foreign land, do not give up!

 

“Hỡi những công dân nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, khi gặp nguy hiểm ở một đất nước xa lạ, đừng tuyệt vọng!

 

 

 

Please remember, at your back stands a strong motherland!’”

 

Xin hãy nhớ rằng, sau lưng bạn luôn có đất mẹ hùng mạnh!"

 

 

 

This is a fascinating book.

 

Đây là một cuốn sách rất lôi cuốn.

 

 

 

It will educate you.

 

Nó sẽ cho bạn nhiều thông tin.

 

 

 

Schwartzel has done some extraordinary reporting, and a lot of legwork.

 

Schwartzel đã thực hiện việc đưa tin khá đặc biệt, và rất nhiều công việc thu thập thông tin và nghiên cứu phải đi lại nhiều.

 

 

 

He talks to Disney executives and compulsorily rehoused Chinese farmers; he talks to Michael Gralapp, an American actor who made a career out of playing Winston Churchill in Chinese movies, until he suddenly found himself playing Warren Buffett.

 

Anh trò chuyện với các nhà quản trị của hãng Disney và những người nông dân Trung Quốc bị bắt buộc phải chuyển sang nơi ở khác; anh trò chuyện với Michael Gralapp, một diễn viên Mỹ đã thành công nhờ vai Winston Churchill trong các bộ phim Trung Quốc, cho đến khi anh đột nhiên thấy mình vào vai Warren Buffett.

 

 

 

He ends up in the Masai village of Suswa, Kenya, at the end of one spoke of China’s world-historical Belt and Road initiative, a “collection of Chinese loans and infrastructure deals aimed at redrawing global trade maps.”

 

Anh đã đến tận làng Masai ở Suswa, Kenya, ở cuối một nấc thang của sáng kiến Vành đai và Con đường có tính chất lịch sử thế giới của Trung Quốc, một “tập hợp các khoản vay và các thỏa thuận cơ sở hạ tầng của Trung Quốc nhằm mục đích vẽ lại bản đồ thương mại toàn cầu”.

 

 

 

China is building a train station in Suswa, as part of a grand project to connect the city of Mombasa, on the coast, with the Kenyan interior.

 

Trung Quốc đang xây dựng một ga tàu hỏa ở Suswa, là một phần của dự án lớn để kết nối thành phố Mombasa nằm trên bờ biển với nội địa Kenya.

 

 

 

It has also delivered StarTimes satellite dishes to some of the villagers, and is piping in, among other entertainments, Chinese game shows and 24-hour kung fu.

 

Trung Quốc cũng đã mang những chảo ăng-ten vệ tinh StarTimes đến cho một số người dân trong làng, và đang tuồn vào đó các chương trình game và kung fu 24 giờ của Trung Quốc, cùng những trò giải trí khác.

 

 

 

All part of the same “campaign for African opinion” that brought you “Wolf Warrior 2.”

 

Tất cả đều là hợp phần của cùng một “chiến dịch vì công luận châu Phi”, cái chiến dịch đã mang đến cho ta bộ phim “Wolf Warrior 2”.

 

 

 

During the ’80s, in what Schwartzel calls the “rah-rah era” of American cinema — “The Right Stuff,” “Back to the Future,” “Dirty Dancing,” “Top Gun” — the inward-looking Chinese were mainly consuming their own rather stodgy propaganda.

 

Trong thập kỷ 80, cái thập kỷ mà Schwartzel gọi là “kỷ nguyên rah-rah” [cực kỳ hào hứng] với điện ảnh Mỹ – “The Right Stuff”, “Back to the Future”, “Dirty Dancing”, “Top Gun” – những người Trung Quốc hướng nội chủ yếu tiêu thụ loại phim tuyên truyền khá tẻ nhạt của riêng họ.

 

 

 

“Superman,” starring Christopher Reeve, was briefly released eight years after its American debut, but condemned on the grounds that Superman himself was “a narcotic which the capitalist class gives itself to cast off its serious crises.”

 

"Superman" (“Siêu nhân”), với Christopher Reeve đóng vai chính, được trình chiếu một thời gian ngắn ngủi sau 8 năm kể từ ngày ra mắt tại Mỹ, nhưng bị chỉ trích với lý do bản thân Siêu nhân là "chất ma tuý mà giai cấp tư bản tự nạp cho mình để loại bỏ những cuộc khủng hoảng nghiêm trọng của nó".

 

 

 

The possibility of a state-administered political narcotic, it seems, had not yet, or not quite, occurred to Chinese leadership.

 

Dường như khả năng xuất hiện một loại ma tuý chính trị do nhà nước phân phối chưa xảy ra hoặc chưa hoàn toàn nảy ra trong đầu giới lãnh đạo Trung Quốc.

 

 

 

“Red Carpet” is about what happened next.

 

“Red Carpet” là về những gì xảy ra tiếp theo đó.


RED CARPET
Hollywood, China, and the Global Battle for Cultural Supremacy
By Erich Schwartzel
Illustrated. 400 pp. Penguin Press. $28.

Chia sẻ: