Suýt thì xảy ra thảm sát hạt nhân

27 4 / 2022
Đăng bởi: lovebird21c

Suýt thì xảy ra thảm sát hạt nhân

nguồn: New York Times,

biên dịch: Quỳnh Anh,

Coming Close to Nuclear Holocaust

 

Suýt thì xảy ra thảm sát hạt nhân

 

 


 

On Aug. 6, 1945, after Hiroshima was destroyed, President Truman declared the atomic bomb “the greatest thing in history.”

 

Ngày 6 tháng 8 năm 1945, sau khi Hiroshima bị hủy diệt, Tổng thống Truman tuyên bố bom nguyên tử là “điều vĩ đại nhất trong lịch sử.”

 

 

 

On Oct. 21, 1962, during the Cuban missile crisis, President Kennedy confided to a friend, “The world really is impossible to manage so long as we have nuclear weapons.”

 

Ngày 21 tháng 10 năm 1962, trong cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba, Tổng thống Kennedy tâm sự với một người bạn: “Thế giới thực sự không thể kiểm soát được chừng nào chúng ta còn có vũ khí hạt nhân.”

 

 

 

The two statements sum up the changes in thinking between those two dates.

 

Hai tuyên bố trên tóm gọn những chuyển biến trong tư tưởng giữa hai thời điểm ấy.

 

 

 

Benefiting from more than a half century of hindsight, the Pulitzer-winning historian Martin J. Sherwin delivers a well-researched and reasoned analysis of nuclear weapons’ impact from 1945 to 1962 in “Gambling With Armageddon.”

 

Nhờ lợi thế có thể nhìn nhận sự kiện xảy ra sau hơn nửa thế kỷ, nhà sử học từng đoạt giải Pulitzer Martin J. Sherwin đưa ra phân tích hợp lý được nghiên cứu kỹ lưỡng về tác động của vũ khí hạt nhân từ năm 1945 đến năm 1962 trong cuốn sách "Gambling With Armageddon" (Đánh cược với Tận thế).

 

 

 

The book should become the definitive account of its subject.

 

Cuốn sách nên trở thành tài liệu tiêu biểu về đề tài này.

 

 

 

Sherwin has three themes.

 

Tác giả Sherwin nêu lên ba chủ điểm.

 

 

 

First, history proves that the disadvantages of nuclear weapons outweigh their advantages.

 

Thứ nhất, lịch sử chứng minh nhược điểm của vũ khí hạt nhân nhiều hơn lợi ích.

 

 

 

Yes, the A-bomb brought a quick end to World War II, but Dwight Eisenhower and Robert Oppenheimer both believed Japan’s defeat was imminent without the bomb.

 

Thật vậy, bom nguyên tử mang đến kết thúc nhanh chóng cho Thế chiến II, nhưng Dwight Eisenhower và Robert Oppenheimer đều cho rằng thất bại của Nhật Bản là điều hiển nhiên dù không có bom nguyên tử.

 

 

 

And while it tipped the balance of power until the Soviets developed their own nuclear weapon in 1949, this brief American advantage produced no geopolitical gains.

 

Và dù nó khiến cán cân quyền lực bị lệch cho đến khi Liên Xô phát triển vũ khí hạt nhân năm 1949, lợi thế ngắn ngủi này của Mỹ không mang lại lợi ích địa chính trị nào.

 

 

 

Sherwin, the author of a book on the legacy of Hiroshima, argues that President Eisenhower’s threat to use “massive retaliation” in the 1950s also moved no needles, though it did ramp up the arms race.

 

Sherwin, tác giả của một cuốn sách về di chứng Hiroshima, chỉ ra rằng lời đe dọa sử dụng "đòn trả đũa khủng khiếp" của Tổng thống Eisenhower những năm 1950 cũng không có tác dụng gì, nhưng phát biểu này làm tăng cường cuộc chạy đua vũ trang.

 

 

 

Then when Kennedy began his term with the disastrous Bay of Pigs invasion, it emboldened Nikita Khrushchev to introduce nuclear missiles into Cuba to protect the lone Communist outpost in the West.

 

Rồi khi Kennedy bắt đầu nhiệm kỳ với cuộc xâm lược thảm khốc Vịnh Con Lợn, động thái ấy khuyến khích Nikita Khrushchev đưa tên lửa hạt nhân vào Cuba để bảo vệ tiền đồn Cộng sản duy nhất ở phương Tây.

 

 

 

Kennedy’s effort to get them removed led to what Sherwin calls “the most devastating event in world history … that somehow didn’t happen.”

 

Nỗ lực loại bỏ tên lửa hạt nhân của Kennedy dẫn đến điều Sherwin gọi là “sự kiện tàn khốc nhất trong lịch sử thế giới… bằng cách nào đó đã không xảy ra.”

 

 

 

He concludes that “the real lesson of the Cuban missile crisis … is that nuclear armaments create the perils they are deployed to prevent, but are of little use in resolving them.”

 

Tác giả kết luận “bài học thực sự của cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba… là vũ khí hạt nhân tạo ra những hiểm họa mà mục đích triển khai ban đầu vốn là để ngăn chặn, nhưng lại chẳng có tác dụng gì trong việc giải quyết những hiểm họa ấy.”

 

 

 

Sherwin’s second theme is setting the record straight on the heroes and villains of the missile crisis.

 

Chủ điểm thứ hai của Sherwin là làm rõ đâu mới là anh hùng thực sự và đâu là kẻ tội đồ trong cuộc khủng hoảng tên lửa.

 

 

 

Once Kennedy and Khrushchev made their deal, some of the president’s advisers conveyed flattering misinformation about themselves for a Saturday Evening Post article.

 

Sau khi Kennedy và Khrushchev thực hiện thỏa thuận, một vài cố vấn tổng thống truyền đạt thông tin sai lệch tâng bốc về bản thân họ cho một bài báo của tờ Saturday Evening Post.

 

 

 

And after John’s death, Bobby Kennedy wrote “Thirteen Days,” his memoir of the crisis, which falsely portrayed himself as the peacekeeping hero.

 

Và sau cái chết của John, Bobby Kennedy viết cuốn “Mười ba ngày,” hồi ký về cuộc khủng hoảng này, trong đó miêu tả không đúng việc bản thân ông ta là người anh hùng gìn giữ hòa bình.

 

 

 

“Thirteen Days” was generally accepted as accurate until disproved by recordings of the president’s meetings with his brain trust during the crisis, which weren’t declassified till the mid-1990s.

 

“Mười ba ngày” vốn được coi là chính xác cho đến khi bị bác bỏ nhờ các bản ghi âm cuộc họp của tổng thống với các chuyên gia cố vấn trong cuộc khủng hoảng, vốn vẫn chưa được tiết lộ cho đến giữa những năm 1990.

 

 

 

Sherwin relies on the tapes and other credible evidence to establish that the real hero of the crisis was indeed John Kennedy.

 

Tác giả Sherwin dựa vào các đoạn băng và bằng chứng đáng tin cậy khác để khẳng định người hùng thực sự trong cuộc khủng hoảng phải là John Kennedy.

 

 

 

Others deserving credit for avoiding World War III are Adlai Stevenson (Kennedy’s wisest adviser), Khrushchev (who did not want to trigger a nuclear war) and the United Nations  mediator U Thant.

 

Nhiều người khác xứng đáng được ghi nhận công lao ngăn chặn Thế chiến III là Adlai Stevenson (cố vấn khôn ngoan nhất của Kennedy), Khrushchev (người không muốn nổ ra chiến tranh hạt nhân) và nhà hòa giải của Liên hợp quốc U Thant.

 

 

 

As for villains, Sherwin makes it clear that if the Joint Chiefs of Staff had had their way, the Cuban confrontation would have escalated into infinity.

 

Còn phần về kẻ tội đồ, tác giả Sherwin cho thấy rõ nếu Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân làm theo ý họ, cuộc đối đầu với Cuba sẽ leo thang đến vô tận.

 

 

 

And fortunately, Kennedy also rejected the hawkish advice of his brother and Robert McNamara.

 

Và may mắn thay, Kennedy cũng từ chối lời tư vấn hiếu chiến của anh trai mình và Robert McNamara.

 

 

 

The book’s final lesson is the unsettling one that regardless of how many wise decisions get made by prudent leaders, good luck is crucial.

 

Chủ điểm cuối cùng của cuốn sách là bài học đáng lo ngại, rằng bất kể có bao nhiêu quyết định khôn ngoan được các nhà lãnh đạo thận trọng đưa ra, thì sự may mắn vẫn là yếu tố tiên quyết.

 

 

 

Sherwin reveals that on Day 12 of the crisis, a Soviet captain overruled a flawed order to unleash a nuclear missile on American ships blockading Cuba.

 

Tác giả Sherwin tiết lộ vào Ngày 12 của cuộc khủng hoảng, một hạm trưởng của Liên Xô bác bỏ một mệnh lệnh trái luật muốn phóng tên lửa hạt nhân vào các tàu Mỹ đang bao vây Cuba.

 

 

 

Similarly, an American Air Force captain refused to fire a nuke into China until he double-checked the accuracy of what proved to be a mistaken communication.

 

Tương tự, một sĩ quan Không quân Mỹ từ chối thả bom hạt nhân vào Trung Quốc cho đến khi ông kiểm tra lại độ chính xác của thông tin và phát hiện đó là do liên lạc nhầm lẫn.

 

 

 

The little-known captains Vasily Arkhipov and William Bassett thereby become elevated onto the pedestal with Kennedy and Khrushchev for helping prevent the world’s destruction.

 

Bởi vậy, các sĩ quan ít được biết đến là Vasily Arkhipov và William Bassett được nâng lên vị thế ngang hàng với Kennedy và Khrushchev nhờ góp phần ngăn chặn hủy diệt thế giới.

 

 

 

Since the October 1962 near miss of a holocaust, most global leaders have prioritized arms control to reduce the likelihood of nuclear war.

 

Kể từ sau khi suýt xảy ra thảm họa diệt chủng hồi tháng 10 năm 1962, hầu hết toàn bộ các nhà lãnh đạo toàn cầu đều ưu tiên kiểm soát vũ khí để giảm khả năng xảy ra chiến tranh hạt nhân.

 

 

 

“Gambling With Armageddon” is a useful reminder to their successors to continue the effort.

 

“Gambling With Armageddon” là một lời nhắc nhở hữu ích cho những người kế nhiệm họ tiếp tục nỗ lực này.


GAMBLING WITH ARMAGEDDON
Nuclear Roulette From Hiroshima to the Cuban Missile Crisis, 1945-1962
By Martin J. Sherwin
Illustrated. 604 pp. Alfred A. Knopf. $35.

Chia sẻ: