Thành phố New York tự kéo mình lên khỏi vực thẳm như thế nào?

27 4 / 2022
Đăng bởi: lovebird21c

Thành phố New York tự kéo mình lên khỏi vực thẳm như thế nào?

nguồn: New York Times,

biên dịch: Quỳnh Anh,

How New York City Pulled Itself Out of the Lower Depths

 

Thành phố New York tự kéo mình lên khỏi vực thẳm như thế nào?

 

 


 

You will have a hard time getting through Thomas Dyja’s “New York, New York, New York,” mostly because there is an idea on every page, if not in every paragraph — and usually attached to a perfect line from the host of sources he has collected for this history of New York City over its last four rollicking decades.

 

Bạn sẽ thấy cuốn “New York, New York, New York” của Thomas Dyja khó đọc, chủ yếu bởi trong mỗi trang sách, thậm chí trong mỗi đoạn văn đều chứa một quan điểm — và thường gắn với một câu hoàn chỉnh trích từ hàng loạt nguồn tham khảo tác giả thu thập để viết về lịch sử Thành phố New York trong bốn thập kỷ ồn ào vừa qua.

 

 

 

Here is the journalist Michael Tomasky fretting that “there’s only so much wholesomeness New York can take,” the graphic designer Tibor Kalman advising us that Times Square “should be a zoo, like the rest of New York, but a well-maintained zoo instead of a depressed, unemployed and crack-smoking kind of zoo,” and the philanthropist Andrew Heiskell promising a crime-free Bryant Park:

 

Nhà báo Michael Tomasky bực dọc nói “New York chỉ tử tế đến thế mà thôi,” nhà thiết kế đồ họa Tibor Kalman nói với chúng ta rằng Quảng trường Thời đại “lẽ ra nên là cái sở thú, cả New York cũng thế, nhưng nên là vườn thú được chăm sóc tốt chứ không phải cái sở thú trì trệ, thất nghiệp và nghiện ngập,” còn nhà từ thiện Andrew Heiskell cam đoan Công viên Bryant sẽ không có tội phạm:

 

 

 

“All the hiding places have been eliminated.”

 

"Chỗ nào trốn được đều bị xóa bỏ rồi."

 

 

 

Here is Spy magazine headlining Rudy Giuliani as “The Toughest Weenie in America,” Jules Feiffer calling Elaine’s “a men’s club for the literary lonely,” the writer Lewis Lapham diagnosing money as “the sickness of the town” and the architecture critic Ada Louise Huxtable calling Harry Helmsley’s Palace Hotel tower “a curtain wall of unforgivable, consummate mediocrity.”

 

Tạp chí Spy đặt tiêu đề về Rudy Giuliani là “Kẻ hèn nhát cứng rắn nhất nước Mỹ,” Jules Feiffer gọi Elaine là “câu lạc bộ đàn ông dành cho những người cô đơn có học thức,” nhà văn Lewis Lapham chẩn đoán tiền là “căn bệnh của thành phố” và nhà phê bình kiến trúc Ada Louise Huxtable gọi tòa Khách sạn Palace của Harry Helmsley là “tấm bình phong che đậy sự tầm thường quá đỗi không thể tha thứ được.”

 

 

 

And from Dyja himself:

 

Và lời của chính tác giả Dyja:

 

 

 

“In the Meatpacking District, both sides of beef and gay men hung from hooks”; hedge funds “meant leaving the rich to their own devices; historically, a dangerous idea,” and “while the smart money had been going to real estate, so had the stupid money.”

 

“Ở Quận Meatpacking, cả hai mặt của miếng thịt bò và những người đồng tính nam đều treo trên móc;” các quỹ đầu tư thì “có ý định mặc người giàu làm gì thì làm; về mặt lịch sử, đó là quan điểm nguy hiểm,” và “trong khi tiền thông minh chuyển sang bất động sản, thì tiền ngu cũng vậy.”

 

 

 

“Bruce Ratner believed he made money doing good — the story many in New York had been telling about themselves for a decade”; Richard Ravitch “had the burly sense of purpose found in fighting mammals of the Upper Midwest”; Jeff Van Gundy “led the Knicks to the N.B.A. finals with all the ugly luck of finding a winning scratch-off on a bodega floor”; Al Sharpton “on the face of it … had a deathbed conversion, but really he’d just rebranded.”

 

“Bruce Ratner tin rằng anh ta kiếm được tiền nhờ làm việc tốt — câu chuyện nhiều người ở New York tự nói về bản thân trong suốt một thập kỷ”; Richard Ravitch “tìm được mục đích lớn lao khi chiến đấu với đám thú vật ở vùng Upper Midwest”; Jeff Van Gundy thì “dẫn dắt đội Knicks đến trận chung kết NBA với may mắn không hay ho lắm chẳng khác nào tìm được tờ vé số cào trúng thưởng trên sàn quán rượu;” Al Sharpton “ngoài mặt thì…có sự chuyển đổi sống còn, nhưng thực sự chỉ là bình mới rượu cũ.”

 

 

 

And “of all the things Abe Beame can be blamed for, Donald J. Trump is by far the worst.”

 

Và "trong tất cả những chuyện người ta có thể đổ lỗi cho Abe Beame, Donald J. Trump cho đến giờ là điều tệ hại nhất."

 

 

 

“New York x 3” begins on Feb. 14, 1978, designated “I Love New York Day” for the ubiquitous jingle introduced that afternoon, part of a last-ditch publicity campaign to revive a city that even those who loved it feared was dying.

 

Cuốn “New York x 3” mở đầu bằng ngày 14 tháng 2 năm 1978, kể lại điệp khúc xuất hiện khắp nơi “Tôi yêu Ngày New York” bắt đầu từ chiều hôm ấy, đó cũng là một phần nỗ lực cuối cùng của chiến dịch truyền thông nhằm hồi sinh một thành phố ngay cả những người yêu mến nơi đó cũng lo sợ thành phố đang sắp lụi tàn.

 

 

 

But New York wasn’t dying, and why it wasn’t — the women and men, policies and plans, trends and revolutions in everything from music to technology to public spaces to private desires that transformed it — is Dyja’s story.

 

Nhưng New York không lụi tàn, và lý do vì sao — phụ nữ và đàn ông, chính sách và kế hoạch, xu hướng và cách mạng trong mọi thứ, từ âm nhạc đến công nghệ đến nơi công cộng đến những mong muốn cá nhân làm thành phố biến đổi — chính là câu chuyện của tác giả Dyja.

 

 

 

What he has produced is a tour de force, a work of astonishing breadth and depth that encompasses seminal changes in New York’s government and economy, along with deep dives into hip-hop, the AIDS crisis, the visual arts, housing, architecture and finance.

 

Những gì tác giả viết nên quả thực là thành tựu lớn, một tác phẩm sâu rộng đáng kinh ngạc bao trùm cả những thay đổi căn bản trong chính quyền và nền kinh tế New York, đồng thời đi sâu vào hip-hop, cuộc khủng hoảng bệnh AIDS, nghệ thuật thị giác, nhà ở, kiến trúc và tài chính.

 

 

 

It’s quite a high-wire act, and one that Dyja, who has previously written a cultural history of Chicago, pulls off without ever losing the rush of his narrative.

 

Đây là tác phẩm khá mạo hiểm, và là cuốn sách tác giả Dyja, trước đây từng viết về lịch sử văn hóa của Chicago, thành công hoàn thiện mà không đánh mất tính dồn dập trong mạch kể chuyện.

 

 

 

He slips in telling statistics with the skill of a banderillero, using them always to secure a point and move his story forward.

 

Tác giả đan vào các số liệu thống kê với kỹ năng của nghệ sĩ đấu bò tót, luôn dùng để bảo vệ luận điểm và đẩy câu chuyện đi tiếp.

 

 

 

Thus we learn that 60 percent of the African-American population in Harlem left between 1950 and 1980.

 

Nhờ đó chúng ta biết được 60% người Mỹ gốc Phi ở Harlem đã rời đi trong khoảng những năm 1950 đến 1980.

 

 

 

That there were about 86 publishing houses in New York at the start of the 1980s and that “between 1979 and 1989, 2,500 new magazines came out.”

 

Rằng có khoảng 86 nhà xuất bản ở New York vào đầu những năm 1980 và “từ năm 1979 đến năm 1989, 2.500 tạp chí mới ra đời.”

 

 

 

From the start of Ronald Reagan’s term to 2000, “the top 1 percent had gotten 86 percent of the stock gains”; and New York City lost over 100,000 single-room-occupancy units at roughly the same time New York State’s psychiatric units dumped 50,000 inmates back on the streets.

 

Từ đầu nhiệm kỳ của Ronald Reagan đến năm 2000, “1% người giàu nhất kiếm được 86% lợi nhuận từ cổ phiếu”; và Thành phố New York mất hơn 100.000 phòng đơn dành cho người thu nhập thấp đồng thời cùng lúc các bệnh viên tâm thần của Tiểu bang New York cho 50.000 bệnh nhân ra viện.

 

 

 

At the nadir of the crack epidemic, “some 150,000 New Yorkers were plying the drug trade,” and in 1990 “2.28 million Black men were jailed in the U.S. while 23,000 earned a college degree.”

 

Vào thời kỳ đen tối nhất của nạn dịch ma túy, “khoảng 150.000 người New York tham gia buôn bán ma túy,” và vào năm 1990 “2,28 triệu người da đen bị bỏ tù ở Mỹ trong khi 23.000 người có bằng đại học.”

 

 

 

And that “by the end of 1983, New York’s entire contribution to AIDS services and education totaled $24,500.”

 

Và rằng “cuối năm 1983, toàn bộ đóng góp của thành phố New York cho các dịch vụ phòng chống AIDS và giáo dục tổng cộng là 24.500 đô la.”

 

 

 

Dyja’s narrative starts with the decline of what he calls, with only faint irony, “The Workers’ Paradise,” the legendary working-class/middle-class city that emerged after World War II with a million manufacturing jobs and what was — for America — an unrivaled social welfare state.

 

Câu chuyện của tác giả Dyja bắt đầu bằng thời suy tàn của cái tác giả có phần mỉa mai gọi là “Thiên đường của người công nhân,” thành phố huyền thoại của tầng lớp lao động/trung lưu nổi lên sau Thế chiến II với hàng triệu công việc sản xuất và từng là — đối với nước Mỹ — một bang có phúc lợi xã hội không đâu sánh bằng.

 

 

 

But even this fabled New York, as he notes, “existed during a period of exclusion” for most citizens who did not happen to be white, and crumbled under the batterings of deindustrialization, corruption, mismanagement and the usual neglect from Washington and Albany.

 

Tác giả chỉ ra ngay cả New York huyền thoại này cũng "tồn tại trong thời kỳ loại trừ" đối với hầu hết những công dân không phải người da trắng, và suy sụp dưới sự tàn phá của phi công nghiệp hóa, tham nhũng, quản lý yếu kém và thái độ bỏ bê thường thấy từ Washington và Albany.

 

 

 

Its aura lingered on, though, complicating things for those trying to forge a new city.

 

Tuy nhiên, hơi hướng của thời kỳ ấy vẫn còn vương lại, làm phức tạp mọi thứ đối với những người đang cố gắng xây dựng một thành phố mới.

 

 

 

(When a woman urged Ed Koch to “make the city what it once was,” the mayor told her with characteristic bluntness, “Lady, it was never that good.”)

 

(Khi một phụ nữ kêu gọi Ed Koch “hãy biến thành phố trở lại như xưa,” thị trưởng đáp lại với thái độ thẳng thừng rất đặc trưng, “Thưa bà, thành phố chưa bao giờ tốt đến vậy đâu.”)

 

 

 

What to do?

 

Phải làm gì đây?

 

 

 

Dyja frames the struggle as a fundamental shift in how New York operated, “from mass society to networks,” with “the collective world of unions, borough machines, the archdiocese and even the Mob” giving way “to one of individuals who define themselves primarily by the networks they belong to.”

 

Tác giả Dyja cho rằng cuộc đấu tranh là thay đổi cơ bản trong cách vận hành của New York, “từ xã hội đại chúng sang các mạng lưới,” với “thế giới hợp tác của các công đoàn, bộ máy khu vực, tổng giáo phận và thậm chí cả các băng đảng” nhường chỗ cho “một trong những cá nhân tự xác định mình dựa vào các nhóm mạng lưới họ tham gia."

 

 

 

As he neatly puts it: “Information took over from Industry.”

 

Tác giả tóm lại như sau: "Thông Tin lên ngôi thay cho Công Nghiệp."

 

 

 

I’m not sure this is as much of a change as Dyja believes it to be — but then, this is a good book to argue with.

 

Tôi không chắc đây có phải thay đổi lớn như tác giả Dyja nghĩ hay không — nhưng dù sao đây cũng có thể coi là cuốn sách hay.

 

 

 

I, for one, don’t think that Christo and Jeanne-Claude’s “The Gates” did a thing for Central Park.

 

Tôi chưa bao giờ cho rằng cuốn “The Gates” (Những cách cổng) của Christo và Jeanne-Claude thực sự miêu tả chính xác về Central Park (Công viên Trung tâm).

 

 

 

I believe Dyja exaggerates wildly when he describes New Yorkers as so shellshocked by 1990 that they “turned their self-imprisonment into a trend; they became couch potatoes.”

 

Tôi tin là tác giả Dyja phóng đại hơi quá khi miêu tả người dân New York là những người bị sốc nặng với năm 1990 đến nỗi họ “biến việc tự giam mình thành xu hướng; trở thành người lười biếng, ngồi suốt ngày trước TV."

 

 

 

And as someone who has lived his entire adult life in New York, beginning almost two years before “I Love New York Day,” I vehemently deny the claim, forwarded from the Koch parks commissioner Gordon Davis, that Urban Park Rangers had to “help New Yorkers relearn how to behave in the city at large.”

 

Và với tư cách là người sống cả cuộc đời khi đã trưởng thành ở New York, bắt đầu gần hai năm trước thời điểm “Tôi yêu Ngày New York,” tôi kịch liệt phủ nhận lời tuyên bố, bắt đầu từ ủy viên công viên Koch là Gordon Davis, cho rằng Kiểm lâm Viên Đô thị “nhìn chung đã phải giúp người dân New York học lại cách cư xử trong thành phố."

 

 

 

The acting out that Dyja and Davis refer to was largely the doing of the young and the crazy, and if the rest of us did not always interfere it was mostly because of a sentimental attachment to things like our teeth.

 

Phản ứng được tác giả Dyja và Davis đề cập tới phần lớn là hành động của những thanh niên trẻ tuổi và điên rồ, và nếu những người còn lại như chúng tôi không phải lúc nào cũng can thiệp thì phần lớn là bởi chúng tôi lo cho hàm răng của mình.

 

 

 

But go have your own argument with Dyja; you will enjoy it.

 

Nhưng hãy tự tìm lý lẽ của bạn với tác giả Dyja; bạn sẽ thích cho xem.

 

 

 

In our current atmosphere of political fanaticism and fantasy, his reasoning is a joy, as are his sense of nuance and his willingness to question his own assumptions.

 

Trong bầu không khí chính trị cuồng tín và ảo tưởng hiện nay của chúng ta, cách lập luận của tác giả mang lại niềm vui, và những sắc thái tinh tế và thái độ sẵn sàng tự vấn về những định kiến của bản thân tác giả cũng vậy.

 

 

 

He elides what he calls the “morality play” that has warped most arguments about New York for the last 40 years, giving each mayor his due — and his skewering — with astonishing objectivity, and each genuine reformer the benefit of the doubt.

 

Tác giả lướt qua cái ông gọi là "vở kịch đạo đức" từng làm méo mó hầu hết các cuộc tranh luận về New York trong suốt 40 năm qua, thừa nhận điểm tốt của từng vị thị trưởng — và cả những chỉ trích — với thái độ khách quan đáng kinh ngạc, và tạm tin vào các nhà cải cách thực thụ.

 

 

 

He looks at the city from all points of view, from that of the poorest outsiders to the Masters of the Universe, and best of all he brings to life the volunteers, everyday New Yorkers, who stepped forward to save their city when it needed them most.

 

Tác giả nhìn thành phố từ mọi góc độ, từ góc nhìn của những người ngoài cuộc nghèo nhất cho đến những người siêu giàu và quyền lực, và trên hết tác giả miêu tả sống động những tình nguyện viên, những người dân New York phổ thông, những người đứng lên cứu lấy thành phố khi thành phố cần họ nhất.

 

 

 

What they accomplished was remarkable, as Dyja recognizes, a New York that was and is — at least pre-Covid — wealthier, healthier, safer, greener, longer-lived and more modern than it has ever been.

 

Những gì họ đạt được thật đáng kinh ngạc, như tác giả Dyja nhận định, một New York đã và đang — ít nhất trước thời kỳ Covid — giàu có hơn, lành mạnh hơn, an toàn hơn, xanh hơn, sống thọ hơn và hiện đại hơn bao giờ hết.

 

 

 

The city has absorbed an entire Philadelphia’s worth of immigrants, from all over the world, more than 1.5 million new Americans since 1978, two-thirds of whom live in Brooklyn and Queens and have transformed those boroughs into the dynamic places they are today.

 

Thành phố thu nhận lượng người nhập cư ngang với dân số Philadelphia, từ khắp nơi trên thế giới, hơn 1,5 triệu người Mỹ mới kể từ năm 1978, 2/3 trong số họ sống ở Brooklyn và Queens và rồi biến những nơi đó thành khu vực năng động như ngày nay.

 

 

 

They are “half of the city’s accountants and nurses, 40 percent of its doctors, real estate brokers and property managers.”

 

Họ chiếm “một nửa số kế toán viên và y tá của thành phố, 40% số bác sĩ, nhân viên môi giới bất động sản và quản lý tài sản ở đây.”

 

 

 

Dyja celebrates how the city has indeed managed to monetize its culture in a postindustrial world, between tourist sites, high art and hip-hop, “New York’s most globally influential cultural invention.”

 

Tác giả Dyja ca ngợi phương thức thành phố thực sự thành công kiếm tiền từ nền văn hóa của mình trong thế giới hậu công nghiệp, giữa các địa điểm du lịch, nghệ thuật và hip-hop, “phát minh văn hóa có ảnh hưởng toàn cầu nhất của New York.”

 

 

 

And yet, for Dyja, New York has become in too many ways a victim of its own success, or “oversuccess,” as Jane Jacobs called it.

 

Tuy nhiên, đối với tác giả Dyja, New York theo nhiều cách đã trở thành nạn nhân bởi chính thành công của mình, hay “quá thành công,” như cách gọi của Jane Jacobs.

 

 

 

In the end, “too many good ideas, practical strategies and necessary temporary measures became permanent, inflexible policies applied to a place in constant flux.”

 

Rốt cuộc, “quá nhiều ý tưởng hay, chiến lược thực tế và các biện pháp cần thiết tạm thời đã trở thành những chính sách vĩnh viễn, không linh hoạt được áp dụng vào một nơi luôn thay đổi liên tục.”

 

 

 

A “proactive” police department that he credits with helping crush crime has devolved in many cases into what he calls racist “security guards and mercenaries” abusing their power.

 

Một sở cảnh sát “năng động” được tác giả ghi nhận là góp phần tiêu diệt tội phạm trong nhiều trường hợp đã trở thành cái tác giả gọi là “nhân viên bảo vệ và lính đánh thuê” phân biệt chủng tộc lạm dụng quyền lực.

 

 

 

Runaway real estate speculation created a “Luxury City,” with more and more of it privatized by parks “conservancies” and business improvement districts, housing more and more unaffordable, small businesses steamrollered by chains and mega-developments, and the Upper East Side reduced to “a kind of jewelry store now,” with “a third of the apartments between 49th and 70th between Fifth and Park … vacant 10 months a year, owned by shell companies and L.L.C.s.”

 

Đầu cơ bất động sản dễ dàng đã tạo ra một “Thành phố xa hoa,” với ngày càng nhiều khu vực được tư nhân hóa bằng các công viên “khu bảo tồn” và các khu phát triển kinh doanh, nhà ở ngày càng trở nên đắt đỏ, các doanh nghiệp nhỏ bị nghiền nát bởi các cửa hàng chuỗi và đại công xưởng, và khu Upper East Side “hiện giờ chỉ còn là cửa hàng trang sức,” với “một phần ba số căn hộ từ số 49 đến 70 giữa đại lộ Fifth và Park… bị bỏ trống suốt 10 tháng một năm, thuộc sở hữu của các công ty ma và công ty trách nhiệm hữu hạn.”

 

 

 

The original sin was tying so much of New York’s fate to Wall Street, a dependence that has grown exponentially over the years, and that has set the city’s economy on its seemingly endless roller coaster ride.

 

Sai lầm căn bản là do gắn quá nhiều số phận của New York vào Phố Wall, tình trạng phụ thuộc này tăng lên theo cấp số nhân trong những năm qua và điều đó đặt nền kinh tế của thành phố vào tình trạng thay đổi thất thường dường như kéo dài vô tận.

 

 

 

A trillion dollars “evaporated” after the 1987 stock market crash, nearly $4 trillion after the 2000 slump.

 

Một nghìn tỷ USD "bốc hơi" sau khi thị trường chứng khoán sụp đổ năm 1987, gần 4 nghìn tỷ USD sau đợt suy thoái năm 2000.

 

 

 

And at the same time, like a bad dream, the city’s poverty levels have remained intractable, today “around 20 percent, with another 20 percent highly vulnerable” — or 3.4 million people in all — and “almost 50,000 people sleeping on the streets any given night.”

 

Và đồng thời, giống như cơn ác mộng, mức độ đói nghèo của thành phố vẫn không thuyên giảm, ngày nay “là khoảng 20%, với 20% khác thuộc nhóm dễ tổn thương” — tổng cộng là 3,4 triệu người — và “gần 50.000 người ngủ ngoài đường mỗi đêm.”

 

 

 

“The result” — well before the pandemic — “was a city flush with cash and full of poor people, diverse but deeply segregated, hopeful yet worryingly hollow underneath the shiny surface,” Dyja declares.

 

“Kết quả” — trước đại dịch — “là một thành phố ngập tràn tiền mặt và đầy rẫy những người nghèo, đa dạng nhưng chia rẽ sâu sắc, tràn trề hy vọng nhưng lại rỗng tuếch đáng lo ngại bên dưới bề mặt hào nhoáng,” tác giả Dyja tuyên bố.

 

 

 

What is to be done?

 

Cần làm những gì?

 

 

 

Dyja sees the need for another reinvention of New York, though he offers no easy answers — probably because there are none.

 

Tác giả Dyja nhận thấy cần thiết phải tái tạo một New York khác, mặc dù tác giả không đưa ra đáp án đơn giản nào — có lẽ bởi không có đáp án.

 

 

 

He can counsel only that which has worked best, when it has been tried, which is selflessness, moderation, involvement, empathy, creativity; “a New York built on a bedrock of justice, not just noblesse oblige.”

 

Tác giả chỉ có thể khuyến nghị điều gì từng có hiệu quả tốt nhất, khi nào từng được thực hiện, đó chính là vị tha, chừng mực, dấn thân, đồng cảm, sáng tạo; "một New York được xây dựng trên nền tảng của công lý, chứ không chỉ là nghĩa vụ nhân nghĩa cao thượng."

 

 

 

But he has already, in this outstanding work, done all that a historian can do to light the way forward, by so vividly illuminating the past.

 

Nhưng trong tác phẩm xuất sắc này, tác giả đã làm tất cả những gì một sử gia có thể làm để soi sáng con đường phía trước, đó là làm sáng tỏ quá khứ.


NEW YORK, NEW YORK, NEW YORK
Four Decades of Success, Excess, and Transformation
By Thomas Dyja
Illustrated. 544 pp. Simon & Schuster. $30.

Chia sẻ: