Cơ sở Khoa học đằng sau Ham muốn ăn thêm một miếng Khoai tây chiên nữa của bạn

27 4 / 2022
Đăng bởi: lovebird21c

Cơ sở Khoa học đằng sau Ham muốn ăn thêm một miếng Khoai tây chiên nữa của bạn

nguồn: New York Times,

biên dịch: Quỳnh Anh,

The Science Behind Your Need for One More Potato Chip

 

Cơ sở Khoa học đằng sau Ham muốn ăn thêm một miếng Khoai tây chiên nữa của bạn

 

 


 

Michael Moss describes how flavor sensations derived from a combination of sugar and fat, as well as other smells and tastes, hit your brain, interact with memories and release a flood of neurotransmitters that stimulate and perpetuate fundamental cravings.

 

Tác giả Michael Moss chỉ ra cách thức cảm giác về hương vị bắt nguồn từ sự kết hợp giữa đường và chất béo, cũng như các mùi và vị khác, tác động vào não bạn, kết nối với ký ức và giải phóng lượng lớn chất dẫn truyền thần kinh kích thích và duy trì cảm giác thèm ăn cơ bản.

 

 

 

As an entree to Michael Moss’s excellent new book, “Hooked: Food, Free Will, and How the Food Giants Exploit Our Addictions,” try this experiment.

 

Để làm món khai vị cho cuốn sách mới rất xuất sắc của tác giả Michael Moss, “Hooked: Food, Free Will, and How the Food Giants Exploit Our Addictions,” ("Bị lệ thuộc: Thực phẩm, Tự do ý chí, và các Tập đoàn Thực phẩm Khổng lồ Khai thác Cơn nghiện ăn của chúng ta như thế nào") hãy thử thí nghiệm này.

 

 

 

Imagine or — even better — place two bowls in front of you: one with potato chips; the other with whole walnuts.

 

Hãy tưởng tượng hoặc — càng tốt hơn nếu — đặt hai chiếc bát trước mặt bạn: một bát đựng khoai tây chiên lát mỏng; bát còn lại đựng quả óc chó nguyên quả.

 

 

 

Make sure they are both good quality brands and fresh from a never-opened bag.

 

Cần đảm bảo cả hai đều là sản phẩm của nhãn hiệu chất lượng tốt và vừa lấy ra từ gói sản phẩm mới chưa bị mở.

 

 

 

Sample a walnut first.

 

Nếm thử quả óc chó trước.

 

 

 

Enjoy how its initial slightly bitter crunch transforms into something soft, buttery, faintly woodsy.

 

Tận hưởng vị giòn hơi đắng ban đầu biến đổi thành cảm giác mềm, béo mượt, thoang thoảng hương gỗ.

 

 

 

Next munch a potato chip.

 

Sau đó hãy cắn một miếng khoai tây chiên.

 

 

 

Its flavor is less complex than the walnut’s, but every chip instantly delivers an intense combination of salt, sugar and fat.

 

Hương vị không phức tạp như quả óc chó, nhưng mỗi miếng khoai ngay lập tức mang đến sự kết hợp mạnh mẽ giữa muối, đường và chất béo.

 

 

 

They are so crispy you can hear them snap between your teeth, and then they miraculously dissolve into nothingness on your tongue, making you want another.

 

Những miếng khoai giòn rụm đến độ bạn có thể nghe thấy tiếng rôm rốp giữa hai hàm răng, rồi sau đó miếng khoai thần kỳ tan biến vào hư vô trên lưỡi bạn, khiến bạn muốn ăn tiếp miếng nữa.

 

 

 

And another.

 

Rồi miếng nữa.

 

 

 

And another.

 

Rồi miếng nữa.

 

 

 

Now ask yourself which is more likely to make you fat.

 

Giờ tự hỏi bản thân xem món nào nhiều khả năng khiến bạn phát phì hơn.

 

 

 

From a purely nutritional perspective the answer is easy: the walnuts.

 

Từ góc độ dinh dưỡng thuần túy, câu trả lời rất dễ dàng: quả óc chó.

 

 

 

According to the nutrition labels helpfully provided on both packages, an ounce of walnuts contains 186 calories, 25 percent more than the 150 calories delivered by an ounce of potato chips.

 

Theo nhãn dinh dưỡng rất hữu ích dán trên cả hai gói, một ounce quả óc chó chứa 186 calo, nhiều hơn 25% so với 150 calo chứa trong một ounce khoai tây chiên.

 

 

 

To be sure, walnuts pack more protein and fiber and less salt, but if weight gain is your worry, you should eat the potato chips.

 

Sự thật là quả óc chó chứa nhiều protein và chất xơ hơn và ít muối hơn, nhưng nếu bạn lo lắng chuyện tăng cân, thì bạn nên ăn khoai tây chiên.

 

 

 

Obviously, it is preposterous to consider potato chips less fattening than walnuts — because potato chips are among the most addictive foods on the planet, along with French fries, pizza, cheeseburgers and Oreos.

 

Rõ ràng thật phi lý nếu xem khoai tây chiên là món ít béo hơn quả óc chó — bởi vì khoai tây chiên lát mỏng là một trong những thực phẩm gây nghiện nhất trên hành tinh, cũng như khoai tây chiên kiểu Pháp, pizza, bánh kẹp pho mát và bánh quy Oreo.

 

 

 

Too many of us can’t help eating too much of this stuff.

 

Quá nhiều người trong chúng ta không thể ngừng ăn thật nhiều những thứ này.

 

 

 

And that’s the chief motivation for “Hooked,” which is in many ways a sequel to the Pulitzer Prize-winning journalist’s 2013 tour de force, “Salt Sugar Fat: How the Food Giants Hooked Us.”

 

Và đó là động lực chính cho cuốn “Hooked,” ở mức độ nhất định, đây là phần tiếp theo của tác phẩm rất thành công năm 2013 của tác giả, nhà báo đạt giải Pulitzer, “Salt Sugar Fat: How the Food Giants Hooked Us” (Muối Đường Chất béo: Các tập đoàn Thực phẩm khổng lồ khiến chúng ta bị Nghiện như thế nào.”

 

 

 

That book exposed how multinational food companies churn out processed foods that are both cheap and alluring.

 

Cuốn sách đó vạch trần cách thức các công ty thực phẩm đa quốc gia sản xuất ra các loại thực phẩm chế biến vừa rẻ vừa hấp dẫn.

 

 

 

“Hooked” asks how food manufacturers manipulate these foods to addict us, helping along a national crisis in which 40 percent of Americans are obese.

 

“Hooked” đặt ra vấn đề các nhà sản xuất thực phẩm thao túng các loại thực phẩm này để khiến chúng ta nghiện như thế nào, góp phần vào cuộc khủng hoảng quốc gia, trong đó 40% người Mỹ bị béo phì.

 

 

 

No one questions that the nutritional quality of foods has health consequences, but “Hooked” redirects our attention to the arguably more important question of quantity.

 

Không ai nghi ngờ chuyện chất lượng dinh dưỡng của thực phẩm có ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng cuốn "Hooked" chuyển hướng chúng ta chú ý đến vấn đề có phần quan trọng hơn đó là số lượng.

 

 

 

To do so, Moss first focuses necessarily on the brain, the true fountainhead of addiction, which he defines (using the words of a Philip Morris C.E.O.) as “a repetitive behavior that some people find difficult to quit.”

 

Để làm được vậy, trước tiên tác giả Moss tập trung chủ yếu vào bộ não, nguồn gốc thực sự của chứng nghiện, và tác giả định nghĩa (theo cách nói của CEO Philip Morris) đó là “hành vi lặp đi lặp lại khiến một số người thấy khó bỏ.”

 

 

 

If you are not a neuroscientist, you’ll be relieved by Moss’s jargon-free approach to this complex biology.

 

Nếu bạn không phải nhà khoa học thần kinh, bạn sẽ thấy dễ chịu với cách tiếp cận không sử dụng biệt ngữ của tác giả Moss trong vấn đề sinh học phức tạp này.

 

 

 

Without going into much detail, he describes how foods can be engineered to trigger the brain’s “on switch” (mostly the neurotransmitter, dopamine) and inhibit its “off switch” (a region called the prefrontal cortex).

 

Không đi quá sâu vào chi tiết, tác giả miêu tả cách thức người ta có thể tạo ra thực phẩm để kích hoạt “công tắc bật” bộ não (chủ yếu là chất dẫn truyền thần kinh dopamine) và ức chế “công tắc tắt” của não (vùng có tên gọi thùy trán).

 

 

 

These switches and the instincts that turn them on and off have deep evolutionary origins that likely helped our ancestors survive and thrive when food was scarce.

 

Những công tắc này và bản năng bật và tắt của não có nguồn gốc tiến hóa sâu xa, có khả năng từng giúp tổ tiên loài người tồn tại và phát triển khi thức ăn khan hiếm.

 

 

 

And, wow, are the hard-wired instincts to eat these foods powerful — more so than those that push us toward addictive drugs like heroin and nicotine.

 

Và, trời ạ, bản năng thích ăn những thực phẩm này quá mạnh — còn hơn cả những điều thúc đẩy chúng ta đến với các chất gây nghiện như heroin và nicotine.

 

 

 

Even seeing the pictures of certain foods can cause us to salivate.

 

Thậm chí chỉ nhìn thấy hình ảnh một số loại thực phẩm cũng có thể khiến chúng ta chảy nước miếng.

 

 

 

In unforgettable language, Moss describes how less than a second after you bite into a luscious chocolate or a glazed doughnut, flavor sensations derived from a combination of sugar and fat, as well as other smells and tastes, hit your brain, interact with memories and release a flood of neurotransmitters that stimulate and perpetuate fundamental cravings.

 

Tác giả Moss dùng ngôn từ ấn tượng để miêu tả hiện tượng chưa đầy một giây sau khi bạn cắn vào miếng sô cô la thơm ngon hoặc chiếc bánh rán phủ đường, cảm giác hương vị bắt nguồn từ sự kết hợp giữa đường và chất béo, cũng như các mùi và vị khác, tác động vào não bạn, tương tác với ký ức và giải phóng một lượng lớn chất dẫn truyền thần kinh giúp kích thích và duy trì cảm giác thèm ăn cơ bản.

 

 

 

We find out how Big Food innovates to manipulate and intensify these addiction-inducing sensations.

 

Chúng ta biết được cách thức Ông lớn ngành Thực phẩm cải tiến sản phẩm để điều khiển và tăng cường những cảm giác gây nghiện này.

 

 

 

We also learn how multinational food companies, in gastro-Orwellian fashion, hook us by expertly tapping into our memories, introducing endless new varieties, and combining sensations and ingredients rarely seen together in nature like sugar and fat, brittle and soft, sweet and salty.

 

Chúng ta cũng được tìm hiểu cách thức các công ty thực phẩm đa quốc gia, chẳng khác gì thế giới kiểu Orwell trong lĩnh vực ẩm thực, lôi cuốn khiến chúng ta phụ thuộc nhờ thành thạo khai thác ký ức của con người, không ngừng đưa ra sản phẩm mới, và kết hợp các cảm giác và thành phần hiếm thấy trong tự nhiên như đường và chất béo, giòn và mềm, ngọt và mặn.

 

 

 

None of us are immune.

 

Không ai trong chúng ta kháng cự được.

 

 

 

According to Moss, Big Food is relentlessly and cynically striving to maximize their “share of stomach,” industry parlance for how much of the food we eat they can supply.

 

Theo tác giả Moss, các Ông lớn ngành Thực phẩm đang nỗ lực không ngừng và hết sức nham hiểm muốn tối đa hóa “thị phần bao tử,” đó là cách nói của ngành này về lượng thực phẩm chúng ta tiêu thụ họ có thể cung cấp.

 

 

 

Beyond hunting for genes that predispose us to particular cravings or quantifying exactly how much sugar our brains prefer, these corporate peddlers perniciously play with serving sizes on nutrition labels to deceive us into thinking we are making healthy choices.

 

Ngoài việc săn lùng các gien khiến chúng ta thèm ăn loại thực phẩm cụ thể hoặc định lượng chính xác lượng đường bộ não chúng ta thích, những tên ma cô của các công ty này còn khéo léo chơi mẹo ở thông tin khẩu phần trên nhãn dinh dưỡng để đánh lừa khiến ta nghĩ mình đang đưa ra lựa chọn tiêu dùng lành mạnh.

 

 

 

To trick us to eat more they also lure us in with low prices, dazzling packaging, convenience and trumped-up variety.

 

Để lừa chúng ta ăn nhiều hơn, họ còn dụ dỗ chúng ta bằng giá thành rẻ, bao bì đẹp mắt, tiện lợi và tính đa dạng vượt trội về chủng loại.

 

 

 

One example among many:

 

Đây là một trong rất nhiều ví dụ:

 

 

 

Differently colored M&M’s taste the same but dupe our brains to consume more than if they were all just brown.

 

Các viên kẹo M&M màu sắc khác nhau có vị giống hệt nhau nhưng đánh lừa não chúng ta ăn nhiều hơn so với trường hợp tất cả viên kẹo đều màu nâu.

 

 

 

Perhaps most cunningly, Big Food has also acquired many major brands of processed diet foods like Weight Watchers and Lean Cuisine.

 

Có lẽ điều xảo trá nhất là các Ông lớn ngành Thực phẩm cũng mua lại nhiều thương hiệu lớn về thực phẩm ăn kiêng chế biến sẵn như Weight Watchers và Lean Cuisine.

 

 

 

One has to admit it’s clever to make money helping us get fat and then profit from our efforts (usually futile) to lose weight.

 

Người ta phải thừa nhận rằng thật quá tài tình khi vừa kiếm tiền nhờ việc khiến chúng ta phát phì lên rồi lại thu lợi từ những nỗ lực giảm cân (thường là vô ích) của chúng ta.

 

 

 

All in all, “Hooked” blends investigative reporting, science and foodie writing to argue that the processed food industry is no different from tobacco companies like Philip Morris that for decades lied about the harmful and addictive nature of cigarettes.

 

Nhìn chung, cuốn “Hooked” pha trộn giữa báo cáo điều tra, lối viết khoa học và phân tích ẩm thực nhằm cho ta thấy ngành công nghiệp thực phẩm chế biến không khác gì các công ty thuốc lá như Philip Morris, trong nhiều thập kỷ luôn nói dối về tính chất độc hại và gây nghiện của thuốc lá.

 

 

 

In Philip Morris’s case they were the same company (until recently, Philip Morris owned Kraft and General Foods).

 

Trong trường hợp Philip Morris, họ là cùng một công ty (cho đến gần đây, Philip Morris đã sở hữu cả Kraft và General Foods).

 

 

 

Which leads to a question: Who is at fault?

 

Điều này dẫn đến câu hỏi: Ai là kẻ có lỗi?

 

 

 

No one is forced to eat at McDonald’s or drink Dr Pepper, and few Americans are unaware that a salad for lunch is healthier than a cheeseburger with fries.

 

Không ai bị ép phải ăn McDonald hoặc uống Dr Pepper, và rất ít người Mỹ không biết rằng ăn rau trộn cho bữa trưa thì lành mạnh hơn so với món bánh burger phô mai ăn kèm khoai tây chiên.

 

 

 

But Moss’s argument is that free will is an illusion, at least for certain foods.

 

Nhưng lý lẽ của tác giả Moss cho thấy rằng ý chí tự do là một ảo tưởng, ít nhất khi đối diện với một số loại thực phẩm nhất định.

 

 

 

He’s right.

 

Tác giả nói đúng.

 

 

 

It is sometimes said that for some of us sugar is as addictive as cocaine, but from an evolutionary biological perspective, cocaine is actually as addictive as sugar, because it takes advantage of ancient mechanisms we inherited from our distant ancestors that helped them acquire rare but needed calories.

 

Người ta thường nói đối với một số người trong chúng ta, đường gây nghiện giống như cocaine, nhưng từ góc độ sinh học tiến hóa, cocaine thực ra gây nghiện giống như đường, bởi vì nó tận dụng những cơ chế cổ xưa chúng ta thừa hưởng từ tổ tiên xa xưa, từng giúp họ có được lượng calo hiếm có nhưng rất cần thiết.

 

 

 

To stay healthy in our current, modern food system, consumers have to overcome instincts and make choices over which we have little control.

 

Để duy trì sức khỏe trong hệ thống thực phẩm hiện đại ngày nay, người tiêu dùng phải vượt qua bản năng và đưa ra những lựa chọn mà chúng ta hầu như không kiểm soát được.

 

 

 

Moss’s attention to food addiction should open eyes and convert some free market advocates.

 

Cảnh báo của tác giả Moss về chứng nghiện thực phẩm có thể mở mang tầm mắt và khiến một số người ủng hộ thị trường tự do thay đổi quan điểm.

 

 

 

On legal grounds, Big Food may be safe in court for now, but their actions raise ethical questions.

 

Trên cơ sở pháp lý, các Ông lớn ngành Thực phẩm hiện giờ có thể an toàn trước tòa, nhưng hành động của họ đặt ra câu hỏi về đạo đức.

 

 

 

Should we judge companies solely by their profits or by how they affect the world?

 

Chúng ta có nên đánh giá các công ty chỉ bằng lợi nhuận hay bằng cách họ ảnh hưởng đến thế giới?

 

 

 

Regardless of debates about the law and free will, is it acceptable to market to children breakfast cereals like Cotton Candy Cap’n Crunch, which is nearly half sugar?

 

Không kể đến các cuộc tranh luận về luật pháp và ý chí tự do, liệu có thể chấp nhận việc tiếp thị cho trẻ em loại ngũ cốc ăn sáng như Cotton Candy Cap'n Crunch, với gần một nửa thành phần là đường hay không?

 

 

 

These and many other harmful habit-forming foods have fattened corporate bank accounts at the cost of fattening hundreds of millions of Americans, contributing to countless premature deaths and debilitating illnesses as well as costing trillions of dollars.

 

Những thực phẩm này và nhiều loại thực phẩm hình thành thói quen có hại khác làm béo tài khoản ngân hàng của các công ty với cái giá phải trả là khiến hàng trăm triệu người Mỹ phát phì, góp phần gây ra vô số ca tử vong sớm và bệnh tật suy nhược cũng như tiêu tốn hàng nghìn tỷ USD.

 

 

 

Even if you don’t consume these foods, you are paying big time for their consequences.

 

Ngay cả khi bạn không tiêu thụ những thực phẩm này, bạn đang phải trả giá đắt cho hậu quả của chúng.

 

 

 

“Hooked” can also help us pay more attention to the relationship between food quantity and quality.

 

Cuốn sách “Hooked” còn có thể giúp chúng ta chú ý hơn đến mối quan hệ giữa số lượng và chất lượng thực phẩm.

 

 

 

Over the last few decades modern, westernized attitudes toward food have increasingly focused on nutrition labels that inform us how many grams of saturated fat, fiber and other stuff are in the foods we buy.

 

Trong vài thập kỷ qua, thái độ hiện đại của phương Tây đối với thực phẩm ngày càng tập trung vào nhãn dinh dưỡng thông báo cho chúng ta biết có bao nhiêu gam chất béo bão hòa, chất xơ và những thứ khác trong thực phẩm chúng ta mua.

 

 

 

These labels can make many highly processed foods seem deceptively harmless compared with more calorie-dense natural foods like avocados, salmon and walnuts.

 

Những nhãn thông tin này có thể làm cho nhiều loại thực phẩm chế biến mức độ cao dường như có vẻ vô hại so với các loại thực phẩm tự nhiên giàu calo hơn như quả bơ, cá hồi và quả óc chó.

 

 

 

Yet how many people overeat unprocessed wholesome foods?

 

Nhưng có bao nhiêu người ăn quá mức thực phẩm lành mạnh chưa qua chế biến?

 

 

 

Nutritionist perspectives on food combined with the challenges of losing weight also generate confusion over the relative merits of alternative diets, sometimes promoting new kinds of disordered eating as we Google the glycemic index of muffins or bananas, and worry about whether chocolate, eggs or peanuts are “good” or “bad.”

 

Quan điểm của các nhà dinh dưỡng học về thực phẩm kết hợp với những thách thức trong việc giảm cân cũng tạo ra nhầm lẫn về giá trị tương đối của các chế độ ăn thay thế, đôi khi thúc đẩy các kiểu ăn uống rối loạn mới khi chúng ta Google chỉ số đường của bánh nướng xốp hoặc chuối và băn khoăn liệu sô cô la, trứng hoặc đậu phộng "tốt” hay là “xấu."

 

 

 

I’ve done my share of Googling and fretting, but I’m done with this.

 

Tôi từng Google và băn khoăn, nhưng giờ tôi không làm thế nữa.

 

 

 

One doesn’t need a degree in nutrition science to recognize that just about every traditional, nonprocessed diet from every culture on the planet that isn’t loaded with junk food is probably generally healthy.

 

Người ta không cần bằng cấp về khoa học dinh dưỡng để nhận ra hầu như mọi chế độ ăn uống truyền thống, không chế biến từ mọi nền văn hóa trên hành tinh không chứa nhiều đồ ăn vặt nhìn chung đều tốt cho sức khỏe.

 

 

 

What’s more, like those walnuts, those diets are tastier too.

 

Hơn nữa, giống như những quả óc chó kia, những chế độ ăn ấy cũng ngon hơn nhiều.

 

HOOKED
Food, Free Will, and How the Food Giants Exploit Our Addictions
By Michael Moss
304 pp. Random House. $28.

Chia sẻ: