Liên minh phiền phức giữa Frederick Douglass và những người da trắng theo Phong trào bãi nô

11 5 / 2022
Đăng bởi: lovebird21c

Liên minh phiền phức giữa Frederick Douglass và những người da trắng theo Phong trào bãi nô

nguồn: New York Times,

biên dịch: Quỳnh Anh,

The Uneasy Alliance Between Frederick Douglass and White Abolitionists

 

Liên minh phiền phức giữa Frederick Douglass và những người da trắng theo Phong trào bãi nô

 

 


 

On Aug. 6, 1845, Frederick Douglass set sail on a speaking tour of England and Ireland to promote the cause of antislavery.

 

Ngày 6 tháng 8 năm 1845, Frederick Douglass lên đường diễn thuyết ở Anh và Ireland để thúc đẩy phong trào chống chế độ nô lệ.

 

 

 

He had just published “The Narrative of the Life of Frederick Douglass,” an instant best seller that, along with his powerful oratory, had made him a celebrity in the growing abolition movement.

 

Ông vừa xuất bản cuốn “The Narrative of the Life of Frederick Douglass” (Chuyện kể về cuộc đời Federick Douglass), cuốn sách ngay lập tức bán rất chạy cùng với tài hùng biện xuất sắc đã khiến ông trở thành người nổi tiếng trong phong trào bãi nô đang dâng cao.

 

 

 

No sooner had he arrived in Britain, however, than Douglass began to realize that white abolitionists in Boston had been working to undermine him:

 

Tuy nhiên, ngay khi vừa mới đặt chân tới Anh thì Douglass bắt đầu nhận ra những người da trắng theo chủ nghĩa bãi nô ở Boston đã và đang ngấm ngầm chống lại ông:

 

 

 

Before he’d even left American shores, they had privately written his British hosts and impugned his motives and character.

 

Trước cả khi ông rời khỏi đất Mỹ, họ đã viết thư riêng cho chủ nhà người Anh của ông để bôi nhọ về động cơ cũng như nhân cách của Douglass.

 

 

 

The author of these “sneaky,” condescending missives, Douglass soon discovered, was Maria Weston Chapman, a wealthy, well-connected and dedicated activist whose scornful nickname, “the Contessa,” stemmed from her imperious behind-the-scenes work with the leading abolitionist William Lloyd Garrison.

 

Douglass sớm phát hiện ra tác giả của những bức thư “lén lút” khinh thường này là Maria Weston Chapman, một nhà hoạt động giàu có, tận tụy và quen biết rộng, bà ta có biệt danh khinh mạn là “Contessa” (vợ bá tước) xuất phát từ mối quan hệ thượng lưu bí mật của bà với người dẫn đầu phong trào bãi nô có tên William Lloyd Garrison.

 

 

 

In Linda Hirshman’s fresh, provocative and engrossing account of the abolition movement, Chapman was “the prime mover” in driving Douglass away from the avowedly nonpolitical Garrisonians and toward the overtly political wing of abolitionism led by Gerrit Smith, a wealthy white businessman in upstate New York.

 

Qua lời kể mới mẻ, đầy hấp dẫn, và lý thú của tác giả Linda Hirshman về phong trào bãi nô, Chapman là “động lực chính” trong việc đẩy Douglass rời xa những người theo phái Garrison vốn tuyên bố phi chính trị sang phía phe cánh chính trị công khai của phong trào bãi nô lãnh đạo bởi Gerrit Smith, một doanh nhân da trắng giàu có ở vùng ngoại ô New York.

 

 

 

With brisk, elegant prose Hirshman lays bare “the casual racism of the privileged class” within Garrison’s abolitionist circle.

 

Bằng lời văn tươi sáng và tao nhã, tác giả Hirshman thẳng thắng nêu lên “sự phân biệt chủng tộc thường ngày của tầng lớp đặc quyền” trong nhóm những người theo phong trào bãi nô của Garrison.

 

 

 

Setting out on her research, Hirshman initially considered Chapman a feminist hero whose significant role in the movement had long been overlooked.

 

Khi tiến hành nghiên cứu, tác giả Hirshman ban đầu coi Chapman là một vị anh hùng nữ quyền mà vai trò quan trọng của bà trong phong trào lâu nay vẫn bị bỏ qua.

 

 

 

After all, Chapman raised enormous funds for abolition societies, edited Garrison’s newspaper, The Liberator, for years in his long absences, and carried on a massive petition campaign to end slavery.

 

Suy cho cùng, Chapman đã gây quỹ khổng lồ cho các cộng đồng của phong trào bãi nô, biên tập tờ báo Người giải phóng (The Liberator) của Garrison trong nhiều năm khi ông vắng mặt, và thực hiện một chiến dịch kiến nghị lớn để chấm dứt chế độ nô lệ.

 

 

 

But when she read Chapman’s voluminous correspondence, Hirshman encountered the ugly personal rivalries and private politics at the center of a shaky alliance between the uncompromising Garrison and the ambitious and self-possessed Douglass.

 

Nhưng khi đọc được rất nhiều thư từ của Chapman, tác giả Hirshman bắt gặp những ganh đua cá nhân xấu xí và tính chính trị trong mối quan hệ riêng tư ở trung tâm của một liên minh lung lay giữa một Garrison không khoan nhượng và Douglass đầy tham vọng tự phụ.

 

 

 

Behind Douglass’s back, Chapman depicted him as untrustworthy, arrogant, selfish and in need of white supervision.

 

Sau lưng Douglass, Chapman nói ông là kẻ không đáng tin cậy, kiêu ngạo, ích kỷ và cần có người da trắng giám sát.

 

 

 

Ostensibly to protect the ideological purity of Garrison’s brand of abolitionism, she warned her British friends that Douglass had “the wisdom of a serpent” and would be “tempted” by the London faction allied with Smith’s New Yorkers.

 

Bề ngoài như có vẻ muốn bảo vệ sự thuần khiết về mặt tư tưởng cho phong trào bãi nô theo phái Garrison, bà ta cảnh báo những người bạn Anh quốc của mình rằng Douglass có "đầu óc của một con rắn" và sẽ bị "cám dỗ" bởi phe London đang liên minh với những người New York của Smith.

 

 

 

Chapman’s correspondents in England wrote her back in similarly disparaging terms, describing Douglass as “injudicious and jealous.”

 

Thư từ hồi đáp Chapman ở Anh trả lời bà bằng những từ ngữ miệt thị tương tự, gọi Douglass là "kẻ xấu xa và hay ghen ghét."

 

 

 

Douglass’s unflinching responses to these insults reveal his immense forbearance.

 

Những câu trả lời điềm đạm của Douglass đối với những lời xúc phạm này cho thấy ông vô cùng nhẫn nhịn.

 

 

 

After learning of Chapman’s duplicity, he confronted her directly, writing that her comments were “very embarrassing” and did him a “great injustice.”

 

Sau khi biết được trò hai mặt của Chapman, ông trực tiếp đối mặt với bà, viết rằng những lời nhận xét của bà ta “rất đáng xấu hổ” và là “sự bất công lớn” đối với ông.

 

 

 

The self-righteous Chapman proceeded to quickly inform her many friends that Douglass was oversensitive, “selfish” and quick to take offense.

 

Chapman tự cho mình là đúng và nhanh chóng báo cho nhiều bạn bè của mình rằng Douglass là người quá nhạy cảm, “ích kỷ” và dễ tự ái.

 

 

 

Racial prejudice, Hirshman writes, permeated abolitionism.

 

Tác giả Hirshman viết, định kiến về chủng tộc thấm đẫm cả phong trào bãi nô.

 

 

 

So much so that when Douglass returned from his immensely successful British tour and wanted to raise the fees for his columns, Edmund Quincy, editor of The National Anti-Slavery Standard, privately referred to Douglass by the most offensive racist slur.

 

Đến nỗi mà khi Douglass trở về sau chuyến diễn thuyết vô cùng thành công ở Anh và muốn tăng nhuận bút cho chuyên mục báo của ông, thì tay biên tập của tờ The National Anti-Slavery Standard (Tiêu chuẩn Chống nô lệ Quốc gia) là Edmund Quincy đã gọi Douglass sau lưng bằng những từ ngữ tục tĩu nhất phân biệt chủng tộc.

 

 

 

In fact, he did so more than once.

 

Trên thực tế, ông ta hành xử như vậy không chỉ một lần.

 

 

 

The alliance between the Garrisonians and Douglass foundered on shoals both private and public, personal and political.

 

Liên minh giữa nhóm Garrison và Douglass được thành lập dựa trên các cơ sở cả riêng và công, cả cá nhân lẫn chính trị.

 

 

 

Chapman and her allies greeted Douglass’s every suggestion with distrust.

 

Chapman và các đồng minh của bà tiếp nhận mọi đề nghị của Douglass với thái độ ngờ vực.

 

 

 

Eager to manipulate him into becoming an unquestioning spokesman for nonpolitical abolitionism, they repeatedly reprimanded Douglass.

 

Chỉ tha thiết muốn lôi kéo ông trở thành một phát ngôn viên mù quáng của phong trào bãi nô phi chính trị, họ liên tục chê trách Douglass.

 

 

 

Unmoved, and unwilling to limit the scope of his activities, Douglass responded, “I may do anything toward exposing the bloody system of slavery.”

 

Không bị lay chuyển, và không muốn giới hạn phạm vi hoạt động của mình, Douglass trả lời, "Tôi có thể làm bất kỳ điều gì để vạch trần hệ thống nô lệ đẫm máu ấy."

 

 

 

What Douglass ultimately did, of course, was desert the Garrisonians, join the Gerrit Smith faction of abolitionism, and adopt its antislavery reading of the Constitution.

 

Lẽ dĩ nhiên, cuối cùng Douglass rời bỏ nhóm những người theo Garrison, gia nhập phe Gerrit Smith của phong trào bãi nô, và chấp nhận cách hiểu của phe này rằng Hiến pháp là văn kiện chống chế độ nô lệ.

 

 

 

He was influenced not just by the Garrisonians’ private treatment, but also because the 1850 Fugitive Slave Act had changed the terms of resistance.

 

Ông không chỉ bị ảnh hưởng bởi cách nhóm người Garrison đối xử với ông, mà còn vì Đạo luật Nô lệ Chạy trốn năm 1850 đã thay đổi các điều kiện kháng cự.

 

 

 

As slaveholders were given permission to hunt fugitives across the North and bring them before federal courts for rendition, the law stripped Black defendants of all rights, including habeas corpus.

 

Khi các chủ nô được cho phép săn lùng những người đào tẩu trên khắp miền Bắc và đưa họ ra trước tòa án liên bang để xét xử, đạo luật đã tước bỏ mọi quyền của các bị cáo Da đen, bao gồm cả quyền bảo hộ nhân thân.

 

 

 

By federal authority the act also forced Northerners to participate in the capture of fugitive slaves.

 

Theo chính quyền liên bang, đạo luật này cũng buộc người miền Bắc tham gia vào việc bắt giữ những nô lệ chạy trốn.

 

 

 

Was it constitutional?

 

Nó có hợp hiến không?

 

 

 

If so, then, was slavery itself sanctioned by the Constitution?

 

Nếu vậy, thì bản thân chế độ nô lệ có được Hiến pháp công nhận hay không?

 

 

 

Garrison had long maintained that it was, and therefore that abolition would never be achieved through law or politics.

 

Garrison từ lâu đã khẳng định rằng Hiến pháp ủng hộ chế độ nô lệ, và do đó việc bãi nô sẽ không bao giờ đạt được thông qua luật pháp hay chính trị.

 

 

 

Douglass refused to cede the Constitution to the slaveholders.

 

Douglass từ chối nhường Hiến pháp vào tay các chủ nô.

 

 

 

As he wrote Gerrit Smith, he was “sick and tired of arguing on the slaveholders’ side of the question.”

 

Như lời ông viết gửi Gerrit Smith, ông thấy “phát ốm và mệt mỏi khi cứ phải tranh luận ở phía chủ nô.”

 

 

 

Instead, Douglass, Smith and a small circle of abolitionist lawyers insisted that the Constitution did not sanction slavery, that natural law and the Constitution itself assured liberty, and that political action through the Constitution would be necessary to destroy slavery and secure freedom.

 

Thay vào đó, Douglass, Smith và một nhóm nhỏ các luật sư theo chủ nghĩa bãi nô nhấn mạnh rằng Hiến pháp không công nhận chế độ nô lệ, rằng luật tự nhiên của tạo hóa và bản thân Hiến pháp đảm bảo quyền tự do, và hành động chính trị thông qua Hiến pháp là cần thiết để tiêu diệt chế độ nô lệ và bảo đảm quyền tự do.

 

 

 

Hirshman’s incisive analysis clarifies how the long confrontation over federal law fortified abolitionists’ resolve.

 

Phân tích sắc bén của tác giả Hirshman làm rõ cuộc đối đầu kéo dài về vấn đề luật liên bang đã củng cố quyết tâm của những người theo phong trào bãi nô như thế nào.

 

 

 

Since the Revolution, Black people had sued for freedom, sought the rights of citizenship and challenged slavery in court.

 

Kể từ sau Cách mạng, người da đen đã khởi kiện đòi tự do, đòi quyền công dân và thách thức chế độ nô lệ trước tòa án.

 

 

 

But Prigg v. Pennsylvania (1842), a decision that struck down free state laws designed to prevent the return of fugitive slaves, sent abolitionist lawyers probing for “weaknesses in the court’s constitutional barricade around slavery.”

 

Nhưng vụ kiện giữa Prigg và Pennsylvania (1842), một quyết định hủy bỏ các điều luật của tiểu bang tự do được tạo ra để ngăn chặn sự trở lại của những nô lệ chạy trốn, đã khiến các luật sư của phong trào bãi nô tìm kiếm “điểm yếu trong rào cản hiến pháp của tòa án xung quanh chế độ nô lệ.”

 

 

 

Garrison and his allies pilloried Douglass as an “enemy” to the cause of abolition even as they applauded their white opponent Gerrit Smith for taking the same position.

 

Garrison và các đồng minh của ông ta coi Douglass là “kẻ thù” của  phong trào bãi nô trong khi họ hoan nghênh người đối lập da trắng Gerrit Smith dù cho ông ta có cùng quan điểm với Douglass.

 

 

 

They published scurrilous rumors about Douglass’s marriage and implied that he had fallen under the spell of a “Jezebel,” the British abolitionist Julia Griffiths.

 

Họ tung ra những tin đồn thất thiệt về cuộc hôn nhân của Douglass và ngụ ý rằng ông bị một “Jezebel” (người đàn bà phóng đãng) bỏ bùa, đó là một người theo phong trào bãi nô người Anh có tên Julia Griffiths.

 

 

 

As Hirshman deftly reveals, the personal was political.

 

Như tác giả Hirshman khéo léo tiết lộ, chuyện cá nhân là chuyện chính trị.

 

 

 

The alliance between Garrison and Douglass lasted long enough to power the fractious movement through its first decade, but broke because the Garrisonians had “actually never accepted the full humanity of Frederick Douglass.”

 

Liên minh giữa Garrison và Douglass tồn tại đủ lâu để tạo sức mạnh cho phong trào bền bỉ trong suốt thập kỷ đầu tiên của phong trào, nhưng đã tan vỡ vì nhóm người theo Garrison “thực sự chưa bao giờ chấp nhận toàn vẹn con người của Frederick Douglass.”


THE COLOR OF ABOLITION
How a Printer, a Prophet, and a Contessa Moved a Nation
By Linda Hirshman

Chia sẻ: