Không phải tòa nhà chọc trời từ thời ông bà của bạn

4 6 / 2022
Đăng bởi: lovebird21c

Không phải tòa nhà chọc trời từ thời ông bà của bạn

nguồn: New York Times,

biên dịch: Takya Đỗ,

Not Your Grandfather’s Skyscraper

 

Không phải tòa nhà chọc trời từ thời ông bà của bạn

 

 


 

Stefan Al’s “Supertall” is a thoughtful inquiry into the new generation of skyscrapers, which are taller and more ubiquitous than their predecessors.

 

“Supertall” (“Siêu cao ốc”) của Stefan Al là một cuộc tìm tòi sâu rộng về những tòa nhà chọc trời thế hệ mới, giờ đây cao hơn và nhan nhản khắp nơi hơn so với tiền thân của chúng.

 

 

 

The unrelenting construction of bigger and bigger skyscrapers in New York City is “shutting out the light of the heavens and circumscribing the air of the streets,” robbing citizens of their rights to light and air, “which, ‘in the pursuit of health, happiness and prosperity,’ they should demand,” wrote an architect named David Knickerbocker Boyd, who called the newest crop of tall towers “a menace to public health and safety and an offense which must be stopped.”

 

Việc không ngừng xây dựng những tòa nhà chọc trời ngày càng đồ sộ ở Thành phố New York đang “che lấp ánh sáng từ trời cao và khiến không khí trên đường phố bị tù túng”, cướp mất quyền được hưởng ánh sáng và không khí của người dân, “cái quyền mà, ‘để mưu cầu sức khỏe, hạnh phúc và thịnh vượng’, người dân cần phải có”, kiến trúc sư David Knickerbocker Boyd đã viết như vậy, ông đã gọi thế hệ mới nhất của những tòa tháp cao là “mối đe dọa đối với sức khỏe và sự an toàn của mọi người và là một hành vi phạm tội cần phải ngăn chặn”.

 

 

 

Boyd’s view of the skyscraper as an urban plague makes him sound as if he were leading the charge against the forest of pencil-thin, ultra-tall towers that has sprung up lately on Billionaires’ Row in Midtown Manhattan.

 

Quan điểm của Boyd coi tòa nhà chọc trời như bệnh dịch ở đô thị khiến ông cứ như thể đang lãnh đạo cuộc tấn công chống lại những tòa tháp siêu cao, thanh mảnh tựa cây bút chì đã mọc lên như rừng thời gian gần đây tại Billionaires’ Row (Dãy nhà Tỷ phú) ở Midtown Manhattan.

 

 

 

He might have done just that, had he not died in 1944.

 

Có lẽ ông đã làm chính điều đó, nếu ông không qua đời năm 1944.

 

 

 

Boyd’s jeremiad was written 114 years ago, when anything with more than a dozen floors was considered a skyscraper, and the tallest building in the world was Ernest Flagg’s just-finished Singer Building at Broadway and Liberty Street, which rose to the then unheard-of height of 47 stories.

 

Những lời than vãn của Boyd được viết cách đây 114 năm, là khi mà bất kỳ tòa nhà nào cao hơn 12 tầng đã được coi là một tòa nhà chọc trời, và tòa nhà cao nhất thế giới là Singer Building vừa mới khánh thành do Ernest Flagg thiết kế tọa lạc tại góc Broadway cắt Phố Liberty, cái tòa nhà vươn lên đến độ cao 47 tầng mà thời đó chưa ai từng nghe nói tới.

 

 

 

It isn’t just today, when tall buildings have become commonplace and 57th Street has become a boulevard of glittery glass condominiums taller than the Empire State Building, that people complain about skyscrapers.

 

Chẳng phải đến tận hôm nay, khi những cao ốc đã trở nên tầm thường và Phố 57 đã trở thành một đại lộ toàn những tòa chung cư mặt kính lấp lánh cao hơn cả Tòa nhà Empire State, thì người ta mới kêu ca về những tòa nhà chọc trời.

 

 

 

There is a long history of tension between cities and the towers that often define their identities.

 

Có cả một lịch sử lâu đời về tình trạng căng thẳng giữa các thành phố và các tòa tháp thường là vật xác định danh tính cho chúng.

 

 

 

For much of his career Flagg was an ardent opponent of tall buildings, which he considered both unsafe and difficult to make aesthetically pleasing.

 

Hầu như trong suốt sự nghiệp của mình, Flagg là một người mãnh liệt chống đối những tòa cao ốc, thứ mà ông cho là vừa không an toàn vừa khó làm người ta hài lòng về mặt thẩm mỹ.

 

 

 

He had already designed a 10-story headquarters for the Singer Corporation, but when Singer decided to go taller, Flagg went along, greatly increasing the building’s height with the addition of a slender tower that he hoped would show that a building could be tall and not block out the sun and sky.

 

Trước đó ông đã thiết kế một tòa trụ sở 10 tầng cho Hãng Singer, nhưng khi Singer quyết định lên cao hơn, Flagg đã tiếp tục phát triển, tăng chiều cao tòa nhà lên tột bậc bằng cách chồng thêm một tòa tháp thanh mảnh mà ông hy vọng nó sẽ cho thấy rằng một tòa cao ốc có thể cao mà không che khuất mặt trời và bầu trời.

 

 

 

Not everyone cared, and there would be more bulky towers than Flagg-like needles.

 

Không phải ai cũng quan tâm đến điều đó, và sẽ có nhiều tòa tháp đồ sộ hơn là những tháp nhọn hình kim kiểu Flagg.

 

 

 

There was just too much money to be made in turning the skyline, which had once belonged to church steeples and, in New York, to the towers of the Brooklyn Bridge, into a celebration of capitalism.

 

Chỉ là có thể kiếm được quá nhiều tiền trong việc biến những hình dáng in lên nền trời, mà một thời từng thuộc về tháp chuông nhà thờ nói chung và các tòa tháp của Cầu Brooklyn ở New York nói riêng, thành sự ca tụng chủ nghĩa tư bản.

 

 

 

The skyscraper might seem a natural outgrowth of technological developments — the elevator and the steel frame that supports great height — and of the mounting economic might of corporations.

 

Tòa nhà chọc trời có vẻ là kết quả tự nhiên của sự phát triển công nghệ – thang máy và kết cấu khung thép chống đỡ chiều cao tột đỉnh – và sức mạnh kinh tế ngày càng tăng của các công ty.

 

 

 

But it also has a lot to do with culture, and with the willingness of certain places to let capitalism express itself with unrestrained force, not to mention exuberance.

 

Nhưng nó cũng liên quan rất nhiều đến văn hóa, và đến sự sốt sắng của một số địa phương nào đó muốn để cho chủ nghĩa tư bản tự thể hiện mình bằng sức mạnh không thể kiềm chế, chưa nói đến sự xa hoa.

 

 

 

It is no accident that the skyscraper came into being in the United States as this country was becoming a major presence on the world stage.

 

Đâu phải ngẫu nhiên mà tòa nhà chọc trời ra đời ở Mỹ trong khi đất nước này đang trở thành sự hiện diện quan trọng nhất trên vũ đài thế giới.

 

 

 

Putting up tall towers was a way of flexing American muscle, of showing the world that this country was capable not only of amazing engineering feats but of building entire cities around them.

 

Dựng lên những tòa tháp cao là một cách lên gân của người Mỹ, cái cách cho thế giới thấy rằng đất nước này không chỉ có khả năng làm nên những thành tựu kỹ thuật công trình đáng kinh ngạc mà còn có khả năng xây dựng toàn bộ những thành phố khắp đó đây.

 

 

 

The brilliant engineer Gustave Eiffel could create his tower as a symbol, but he did not reshape modern Paris.

 

Vị kỹ sư lỗi lạc Gustave Eiffel có thể sáng tạo tòa tháp của ông thành một biểu tượng, nhưng ông không tái định hình thành phố Paris hiện đại.

 

 

 

It would be on the relatively cleaner slates of New York and Chicago that the 20th century would assert itself in the making of a new kind of skyline.

 

Chính tại những vùng tương đối sạch đẹp hơn ở New York và Chicago mà thế kỷ 20 sẽ tự khẳng định mình trong quá trình tạo ra một kiểu mới của những hình dáng in lên nền trời.

 

 

 

And the skyscraper would become one of the most significant contributions America would make to international culture.

 

Và tòa nhà chọc trời sẽ trở thành một trong những đóng góp quan trọng nhất của nước Mỹ vào nền văn hóa quốc tế.

 

 

 

Much of the world was quick to embrace jazz, another U.S. export of roughly the same vintage.

 

Phần đông thế giới đã nhanh chóng đón nhận nhạc jazz, một mặt hàng xuất khẩu khác của Mỹ nhang nhác cùng kiểu cổ điển.

 

 

 

Skyscrapers would take a good bit longer to catch on.

 

Sẽ mất thời gian hơn nhiều để những tòa nhà chọc trời trở thành mốt mới.

 

 

 

They would remain mostly an American phenomenon until toward the end of the 20th century.

 

Chúng hầu như vẫn là một hiện tượng của Mỹ đến tận cuối thế kỷ 20.

 

 

 

And that is about where Stefan Al takes up the story in “Supertall: How the World’s Tallest Buildings Are Reshaping Our Cities and Our Lives,”

 

Và đó là nơi Stefan Al mở đầu câu chuyện trong cuốn “Supertall: How the World’s Tallest Buildings Are Reshaping Our Cities and Our Lives” (“Siêu cao ốc: Những tòa nhà cao nhất thế giới đang tái định hình các thành phố và cuộc sống của chúng ta ra sao”),

 

 

 

which is a thoughtful inquiry into the current generation of skyscrapers, buildings that are generally taller than their predecessors, more numerous and more widely spread around the world.

 

cuốn sách này là một cuộc tìm tòi sâu rộng về những tòa nhà chọc trời thế hệ hiện thời, những tòa nhà mà nhìn chung là cao hơn những tiền thân của chúng, nhiều hơn và lan tràn rộng hơn trên khắp thế giới.

 

 

 

Many of them are even more daring as works of engineering than their forerunners: staggeringly thin, thanks to advances in structural design, and reaching great heights.

 

 Là những tác phẩm kỹ thuật công trình, nhiều tòa cao ốc trong số đó thậm chí còn táo bạo hơn so với những tiền thân của chúng: mỏng đến kinh ngạc nhờ những tiến bộ trong thiết kế kết cấu, và đạt đến những tầm cao chất ngất.

 

 

 

Some of this new wave of skyscrapers inspire awe, but more of them surely inspire resentment.

 

Vài ba tòa trong làn sóng những tòa nhà chọc trời mới này gợi ra nỗi kính sợ, nhưng chắc chắn phần lớn chúng gây ra sự phẫn uất.

 

 

 

There is, after all, less and less novelty to the notion of a tower that rises to more than 1,000 feet; they seem now to be everywhere, and they have changed the scale of major cities around the world.

 

Xét cho cùng, tính mới lạ ngày càng ít đi đối với khái niệm về một tòa tháp cao hơn 1.000 bộ [khoảng 304m]; giờ đây chúng dường như hiện diện ở khắp nơi, và chúng đã làm thay đổi quy mô của các thành phố lớn trên thế giới.

 

 

 

That is the premise behind this book: This is not your grandfather’s skyscraper that you are seeing out your window; the new generation of skyscrapers is bigger and more ubiquitous than the one that came before.

 

Đó chính là tiền đề ẩn sau cuốn sách này: cái tòa nhà chọc trời mà bạn đang nhìn thấy ngoài cửa sổ kia không phải là tòa nhà chọc trời từ thời ông bà của bạn; các tòa nhà chọc trời thế hệ mới đồ sộ hơn và nhan nhản hơn nhiều so với những tòa nhà xuất hiện trước đó.

 

 

 

What has happened to the skyline in recent years has made the expectation that 9/11 would lead to the skyscraper’s demise seem like a quaint memory.

 

Những gì xảy ra với những hình dáng in lên nền trời trong những năm gần đây đã  khiến cái kỳ vọng rằng sự kiện 11/9 sẽ dẫn đến sự cáo chung của những tòa nhà chọc trời có vẻ như một ký ức lạ lùng.

 

 

 

We may not like all of what this age of supertall buildings has given us, and Al is not insisting that we should.

 

Chúng ta có thể không thích tất cả những gì mà thời đại của những tòa siêu cao ốc này đã đem lại cho chúng ta, và Al không khăng khăng rằng chúng ta phải thích.

 

 

 

Al, a Dutch architect based in New York who did a stint on the staff of Kohn Pedersen Fox, a prolific international designer of tall buildings, writes clearly.

 

Là một kiến trúc sư người Hà Lan sống và làm việc tại New York, và một thời từng là nhân viên của hãng thiết kế quốc tế Kohn Pedersen Fox chuyên thiết kế những tòa cao ốc, Al đã viết thật rõ ràng.

 

 

 

He understands that skyscrapers are a product of technology, finance, zoning, marketing, social preferences and aesthetics, and that to ignore any one of these categories is to misunderstand the subject.

 

Anh thấu hiểu rằng những tòa nhà chọc trời là sản phẩm của công nghệ, tài chính, quy hoạch, tiếp thị, các ưu tiên xã hội và thẩm mỹ, và rằng nếu bỏ qua bất kỳ một mục nào trong số này là hiểu sai vấn đề.

 

 

 

Al divides his book into two main sections, Technology and Society: the first a set of chapters about things like concrete, wind and elevators; the second a series of essays about cities — London, New York, Hong Kong and Singapore — each of which he presents as a case study of different political, social and economic attitudes toward the skyscraper.

 

Al chia cuốn sách của mình thành hai phần chính, Công nghệ và Xã hội: phần thứ nhất là một tập hợp các chương về những thứ như bê tông, hướng gió và thang máy; phần thứ hai là loạt tiểu luận về các thành phố – London, New York, Hong Kong và Singapore – mỗi bài được anh trình bày như một nghiên cứu điển hình về các quan điểm chính trị, xã hội và kinh tế khác nhau về những tòa nhà chọc trời.

 

 

 

There is a lot of rich history here, well and concisely told (and illustrated with superb line drawings, a refreshing change from the big, splashy photographs of coffee-table books).

 

Có nhiều lịch sử rất phong phú trong đó, được kể lại một cách thú vị và súc tích (và được minh họa bằng những bức phác họa tuyệt đẹp, là sự thay đổi mới lạ so với những bức ảnh lớn, lòe loẹt trong những cuốn sách ảnh lớn trưng trên bàn khách).

 

 

 

London is the example of an old and mostly low urban fabric now being infiltrated by skyscrapers, with questionable results; Hong Kong is seen as a vast machine, where towers cluster tightly together and an efficient mass transit system makes it all work as almost an integrated unit.

 

London là ví dụ về một công trình xây dựng đô thị cổ và hầu hết là thấp tầng giờ đây đang bị các tòa nhà chọc trời xâm nhập, với những hệ quả rất có vấn đề; Hong Kong được mường tượng như một cỗ máy rất lớn, nơi các tòa tháp mọc chật kín như rừng và một hệ thống giao thông công cộng hiệu quả khiến toàn bộ cỗ máy này hoạt động gần như một đơn vị tích hợp.

 

 

 

Singapore, a place in which landscape has been woven not only into the urban design, but also into the structures of the new towers themselves, may be Al’s ideal: a dense, high-rise garden city.

 

Singapore – một nơi mà cảnh quan được đan xen không chỉ vào thiết kế đô thị mà còn vào cấu trúc của chính những tòa tháp mới – có thể là mẫu hình lý tưởng của Al: một thành phố cao tầng đông đúc với nhiều công viên cây xanh.

 

 

 

New York is, well, New York, where the new supertall and superthin residential towers stand as a troubling symbol.

 

New York, ừ chính New York ấy, là nơi các tòa tháp để ở siêu cao và siêu mỏng sừng sững như một biểu tượng đáng ngại.

 

 

 

“As ingenious as these structures may be, they are also markers of increased inequity and societal risk,” Al writes.

 

“Dù sáng tạo đến đâu chăng nữa, chúng cũng vẫn là chỉ dấu của bất bình đẳng đang gia tăng và rủi ro xã hội”, Al viết vậy.

 

 

 

He calls them “a high-end world, a capitalist who’s who of the most expensive and luxurious real estate available.”

 

Anh gọi chúng là “một thế giới cao cấp, một danh sách tư bản tinh hoa của những bất động sản xa hoa và đắt tiền nhất hiện hữu”.

 

 

 

Still, Al is a mostly enthusiastic booster of the supertalls, sometimes to the point of excess or cliché, like when he calls them “the cathedrals of our time,” or writes that “truth is stranger than fiction: That’s the story of architecture today.”

 

Tuy vậy, nhìn chung Al là một người nhiệt tình ủng hộ những tòa siêu cao ốc, đôi lúc đến mức thái quá hoặc sáo rỗng, như khi anh gọi chúng là “những thánh đường của thời đại chúng ta”, hoặc viết rằng “sự thật còn lạ lùng hơn hư cấu: Đó là câu chuyện về kiến trúc ngày nay”.

 

 

 

But then the social challenges that supertall buildings present bring him back down to earth, as it were, and he recovers his clear and critical eye.

 

Nhưng mặt khác, những thách thức xã hội mà các siêu cao ốc gây ra đã đưa anh trở về thực tại, có thể nói như vậy, và anh lấy lại được cái nhìn sáng suốt và phê phán của mình.

 

 

 

He believes that in an age of explosive urban growth we will need to continue to build tall, but he argues that building tall by itself is not enough:

 

Anh cho rằng trong thời đại đô thị phát triển bùng nổ, chúng ta sẽ phải xây cho nhà cao cao mãi, nhưng anh lập luận rằng chỉ xây cao thôi là chưa đủ:

 

 

 

We need to find ways to do it that are greener, healthier and more sustainable without sacrificing beauty.

 

Chúng ta cần tìm cách xây dựng đô thị xanh hơn, lành mạnh hơn và bền vững hơn mà không phải hy sinh vẻ đẹp.

 

 

 

He doesn’t pretend to know exactly how, but he knows that we will have to make the skyscraper something more than just, as the architect Cass Gilbert called it long ago, “the machine that makes the land pay.”

 

Anh không giả bộ biết chính xác là bằng cách nào, nhưng anh biết rằng chúng ta sẽ phải biến những tòa nhà chọc trời thành thứ gì đó còn hơn thế nữa, không chỉ là “cỗ máy khiến đất đai sinh lời” như kiến trúc sư Cass Gilbert đã gọi chúng từ xưa.

 

SUPERTALL: How the World’s Tallest Buildings Are Reshaping Our Cities and Our Lives, by Stefan Al | W. W. Norton & Company | 296 pp. | Illustrated | $30

Chia sẻ: